Biến đổi trong chăn nuôi

Một phần của tài liệu Sinh kế của người Chil ở Khu dự trữ sinh quyển Lang Biang, tỉnh Lâm Đồng Truyền thống và biến đổi. (Trang 91 - 97)

7. Kết cấu của luận án

3.2.2. Biến đổi trong chăn nuôi

Do dân số tăng lên, diện tích rừng giảm dần, đồng cỏ ngày càng khan hiếm nên chăn nuôi gia súc lớn theo lối truyền thống trước đây mất dần điều kiện tồn tại. Kỹ thuật chăn nuôi đang trong quá trình chuyển đổi từ thả rông sang thả rông nữa chăm sóc và nhốt chuồng có chăm sóc, từ giống cũ địa phương sang giống mới ngoại nhập. Tuy nhiên, cũng như trong truyền thống, chăn nuôi vẫn được tiếp tục duy trì và phát triển. Chăn nuôi cung cấp nguồn thực phẩm, phục vụ các dịp lễ tết, tụ họp bạn bè,... Thỉnh thoảng, nếu cần họ vẫn có thể mang ra chợ bán để lấy tiền trang trải cuộc sống, mua s m các vật dụng cần thiết. Nhưng hiện nay, quy mô chăn nuôi của người Chil vẫn mang tính nhỏ lẻ, manh múm trong phạm vi gia đình. Khảo sát 669 hộ gia đình người Chil về hoạt động chăn nuôi cho kết quả như sau:

Bảng 3.7: Hoạt đ ng chăn nuôi của h gia đình

Trả lời Số người (N) Phần trăm (%)

Có 402 60.1

Không 267 39.9

Tổng 669 100.0

Nguồn: Đề tài NCKTVHXH.

Ở bảng trên cho thấy, có 402 hộ trả lời có chăn nuôi, chiếm 60,1%. Theo đó, những hộ sống ở vùng lõi có tỷ lệ chăn nuôi là 46,5%, vùng đệm là 64,3% và vùng chuyển tiếp là 84,7%.

Bảng 3.8: Hoạt đ ng chăn nuôi của h gia đình theo vị trí nhà

Vị trí nhà ở trong khu dự trữ sinh quyển

Tổng

Vùng lõi Vùng đệm vùng chuyển tiếp

Có N 133 175 94 402 % 46.5% 64.3% 84.7% 60.1% Không N 153 97 17 267 % 53.5% 35.7% 15.3% 39.9% Tổng N 286 272 111 669 % 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% Nguồn: Đề tài NCKTVHXH.

Qua đây cho thấy, có sự khác nhau về tỷ lệ chăn nuôi theo vị trí nhà ở của các hộ người Chil. Theo chúng tôi có sự chênh này là vì những gia đình người Chil sống ở vùng l i và vùng đệm đa số là làm nương rẫy và đi rừng nên không có thời gian chăm sóc, trông coi vật nuôi, hơn nữa họ chăn nuôi mục đích chủ yếu là phục vụ nhu cầu trong gia đình. Điều này được minh chừng khi đa số những phụ nữ người Chil mà chúng tôi phỏng vấn đều cho rằng, chăn nuôi chỉ nhằm mục đích lấy thịt. Ngoài ra theo họ, đây cũng là hình thức tận dụng thời gian nhàn rỗi, thức ăn thừa đồng thời tạo phân bón nhằm cải tạo đất. Những hộ người Chil sống ở vùng chuyển tiếp, làm các nghề phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ tương đối lớn nên có thời gian chăn nuôi. Hơn nữa, sự giao thương ở vùng chuyển tiếp cũng dễ dàng hơn nên những hộ gia đình người Chil ở đây thường chăn nuôi để bán lấy tiền mua nhu yếu phẩm và những vật dụng cần thiết. Đặc biệt, trong thời gian gần đây, giá trâu bò tăng cao nên người Chil chăn nuôi ngày càng nhiều.

Về vật nuôi: Cũng như trong truyền thống, những con vật thường được người Chil nuôi gồm có trâu, bò, lợn, gà, vịt. Hầu hết các giống vật nuôi của người Chil là giống địa phương dù kinh tế không cao nhưng những loại này có sức đề kháng tốt, không phải chăm sóc nhiều.

Lợn người Chil nuôi là giống lợn đen, mang nhiều đặc điểm và tập tính của lợn rừng như nhiều nạc, chân dài, da dày, chạy nhanh, khả năng thích nghi cao nhưng chậm lớn, trọng lượng tối đa của loài lợn này là khoảng 60-70 kg, dài khoảng

80cm. Giống lợn này có đặc tính là nếu nhốt nó ở trong chuồng sẽ không mập nhưng để cho nó lang thang tự kiếm ăn (có khi là cây cỏ ở đường đi hay thức ăn thừa ở nhà người khác đổ) thì nó sẽ lớn nhanh và mập hơn. Chính vì đặc tính lợn như vậy nên người Chil chăn nuôi lợn theo phương thức thả rong có chăm sóc. Ban ngày lợn tự đi kiếm ăn. Buổi sáng sớm hay buổi chiều chúng quần tụ dưới gầm sàn nhà để ăn cám hay tấm thừa do phụ nữ làm gạo h t xuống. Người Chil thường cho lợn ăn vào những khoảng giờ nhất định (8 giờ sáng, 4 giờ chiều) để lợn quen nếp trở về nhà đúng giờ tránh bị lạc. Riêng lợn nái mới đẻ được phụ nữ nấu cám từ gạo và rau rừng hay thân cây chuối cho ăn. Thời gian nuôi cũng khá dài từ 6 tháng đến một năm. Người Chil chỉ mổ lợn trong những dịp quan trọng như nhà có lễ cưới, dịp Noel,... Khi được hỏi vì sao không nuôi giống lợn tr ng, người Chil cho biết, do nuôi lợn tr ng phải làm chuồng, chăm sóc kỹ nếu không lợn sẽ chết vì không chịu được lạnh, sức khỏe yếu còn lợn đen sức đề kháng tốt nên ít bị bệnh, hơn nữa nuôi lợn đen sẽ tận dụng được rau cỏ quanh nhà, nó rất dễ ăn không tốn công chăm sóc. Do là giống lợn thả rong nên thịt nó rất ngon ít mỡ và dai.

Hiện nay, cũng có một số người Chil chuyển sang nuôi lợn giống ngoại nhập cho năng suất cao. Nhưng nhìn chung, người Chil ở đây vẫn thích nuôi lợn giống địa phương vì nó sức đề kháng tốt, ít bị dịch bệnh, đỡ công chăm sóc, không phải làm chuồng trại. Hơn nữa giống lợn địa phương đ g n bó với bao thế hệ người dân nơi đây nên nó cũng trở nên thân thuộc. Đối với giống heo địa phương nó tự phối giống và sinh sản không cần sự can thiệp của con người.

Trước kia người Chil thường nuôi bò cỏ nhưng thời gian gần đây, khi được cán bộ khuyến nông hướng dẫn kỹ thuật, người Chil b t đầu có xu hướng chuyển sang nuôi bò lai cho năng suất cao hơn. Bò cỏ trưởng thành cao khoảng 1m2- 1m3, bò lai thì cao khoảng 1m5- 1m6. Để giữ ấm phòng bệnh, người Chil làm chuồng cho bò nhưng ban ngày vẫn dẫn bò ra đồng cho ăn cỏ, đến chiều thì dẫn về. Bò nuôi khoảng hơn năm có thể bán. Cũng như lợn, bò ở đây được phối giống tự nhiên.

Bên cạnh chăn nuôi trâu, bò, lợn thì hầu như nhà nào cũng có nuôi gà. Số lượng từ vài con đến vài chục con/nhà. Cũng như lợn, gà ở người Chil là giống gà

địa phương, mang những đặc điểm và tập tính của gà rừng: nhỏ con, ít mỡ, chậm lớn và bay cao. Ban ngày, gà tự kiếm ăn trong làng, buổi tối chúng ngủ dưới gầm sàn hay trên các cành cây. Gần đây người Chil cũng b t đầu có xu hướng làm chuồng cho gà ngủ vào ban đêm để tránh mất trộm. Gà được nuôi để lấy trứng hay làm quà biếu, dùng vào các dịp lễ, tiếp khách mà ít khi được đem bán hay trao đổi.

Ngoài ra, mỗi gia đình người Chil đều nuôi chó. Chó là người bạn thân thích trong cuộc sống hàng ngày của con. Theo tập quán, người Chil không ăn thịt chó, không phải vì kiêng kỵ mà vì coi chó là người bạn thân thiết của người, một quan niệm phổ biến ở nhiều cư dân nói ngôn ngữ Môn Khơ me dọc Trường Sơn Tây Nguyên.

Về kỹ thuật chăn nuôi: Do quy mô chăn nuôi nhỏ nên người Chil cũng ít quan tâm đến việc làm chuồng trại mà chủ yếu nuôi theo hình thức thả rông, hoặc vừa kết hợp thả rông vừa làm chuồng. Quy mô chăn nuôi còn nhỏ lẻ, khép kín trong hộ gia đình, phục vụ nhu cầu đời sống. Hầu như ở người Chil chưa có chăn nuôi quy mô hàng hóa, chưa tạo bầy theo quy trình và đầu ra được lên kế hoạch trước. Việc chăn nuôi vẫn còn mang tự phát thiếu tính ổn định.

Bảng 3.9: Kỹ thuật được sử dụng trong chăn nuôi

Hình thức chăn nuôi Người Phần trăm (%)

Thả rong 154 38,4

Nuôi chuồng 91 22,7

Cả thả rông và nuôi chuồng 152 37,9

Nuôi trong ao/ vuông/ lồng bè 5 1,0

Tổng 402 100,0

Nguồn: Đề tài NCKTVHXH.

Qua bảng trên cho thấy, tỷ lệ sử dụng kỹ thuật thả rong và thả rong kết hợp nuôi chuồng trong chăn nuôi của người Chil chiếm tỷ lệ tương đối bằng nhau và cũng khá cao. Ngoài hai kỹ thuật trên thì cũng có đến 22,7% người Chil chăn nuôi chuồng. Điều này chứng tỏ đ có sự biến đổi về kỹ thuật trong chăn nuôi của người Chil.

Trâu bò trước kia được thả trong rừng ở b i chăn thả chung của làng, tự đi kiếm ăn, thỉnh thoảng người Chil mới lên thăm hoặc khi cần mới lên lùa trâu về thì nay do diện tích rừng giảm, đồng cỏ khan hiếm nên khi chăn thả trâu bò cần có người coi sóc kẻo trâu bò ăn lúa, b p, hoa màu của người dân. “Nhà mình có nuôi mười mấy con bò nhưng mới bán vì không có người chăn. Nếu thả cho nó đi ăn tự do nó ăn lúa, bắp, hoa màu của người ta mình đền không nổi”. [PVS Mi Sa, 35 tuổi, TT Lạc Dương]

Liêng Hót KWăn (38 tuổi, Đạ Sar) cho biết, đối với những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ thường mang trâu bò lên rừng thả, cho ăn cỏ chứ không nuôi nhốt vì không có điều kiện làm chuồng trại hay cung cấp thức ăn. Trâu bò được đưa lên rừng, được cột lại tại một vị trí nhất định, “trung bình vài ngày đến một tuần sẽ lên thăm một lần. Khi đi khoảng 1-2 ngày, do phải đi xa, nên chồng chị phải mang theo gạo để nấu cơm. Đặc biệt, mỗi lần đi sẽ ngủ ở nhà di động, tức là ngôi nhà được dựng bằng cây rừng dùng nhánh cây để lót. Đi đến đâu dựng nhà để ngủ đến đó. Khi bán, trâu bò được bán cả con chứ không cần xẻ thịt. Giá cả sẽ tùy thuộc vào thương lượng giữa bên mua và bên bán”. Bên cạnh những hộ đưa trâu bò lên thả trên rừng thì cũng có một số hộ làm chuồng để nhốt khi đêm xuống. Chuồng nhốt trâu bò được làm xa nhà, thường là làm trên rẫy để có người trông coi, chăn d t. Cũng như chuồng lợn, kỹ thuận làm chuồng bò cũng rất thô sơ. Thường thì chuồng bò được ghép từ các tấm gỗ thành khối hình vuông bên trên có mái che.

Theo tri thức địa phương, trong quá trình nuôi bò, lâu ngày bò vẫn ốm mà không mập lên được thì hàng ngày sáng và chiều dùng muối pha loãng với nước cho bò uống. Nếu bò bị đau bụng hay tiêu chảy thì tìm lá cây Đăng (cây Harl) cho bò ăn. Bò nuôi được khoảng 1 năm rưỡi thì có thể giết thịt.

Cũng như bò, chăn nuôi lợn đang trong quá trình chuyển đổi từ thả rông sang nửa thả rong nửa chăm sóc và nhốt chuồng. Một số người Chil ở thị trấn Lạc Dương nuôi lợn theo hình thức vừa thả rong vừa nuôi nhốt, một số ít nuôi chuồng. Nghĩa là sáng thả ra cho chúng tự đi kiếm ăn, kết hợp với cho ăn vào những giờ nhất định và đến tối thì nhốt vào chuồng cho chúng ngủ để tránh lạnh, sương muối,... Do có

chăm sóc, cho ăn nên dù thả rong nhưng lợn do người Chil nuôi ít khi đi lạc vì đến giờ đói bụng nó sẽ tự tìm về nhà để chủ cho ăn thêm.

Đối với những hộ nuôi nhốt thì chuồng được làm một cách thô sơ. Cây được lấy từ trên rừng về xẻ ra thành miếng sau đó đóng lại, 4 trụ cây vuông sau đó đóng ván xung quanh. Tùy theo kích thước con lợn, tùy theo số lượng mà làm chuồng lớn hay nhỏ.

Lợn nhà bà nuôi là lợn trắng nên phải làm chuồng. Chuồng của nó cũng đơn giản lắm, lấy mấy mảnh gỗ đóng vô với nhau thôi. Hàng ngày bà nấu cho lợn ăn. [PVS Phƣớng, 60 tuổi, TT Lạc Dƣơng].

Gia đình nuôi lợn lấy thịt trong chuồng riêng cách nhà khoảng 300m, bên trái nhà bếp. Chuồng lợn làm từ gỗ thông dư đóng ván ngang 3m, rộng 2m, cao 1,5m. Mái chuồng được làm từ gỗ thông và vài tấm tôn thiếc được đóng bằng đinh sắt tạm bợ không kín. Sàn cũng được làm từ gỗ thông, thường là lớp vỏ dày 5-7cm, tuy nhiên bề phẳng sẽ bị úp xuống để sàn sát với nền đất. Chuồng được đóng chung qua bằng gỗ để lại một cửa để đưa thức ăn vào cho lợn ăn. Cửa này đóng gỗ ngang phần chân cao 0,5m để lợn không xổng chuồng được. [PVS Ha Jang, 45 tuổi, Đạ Sar]

Gà, vịt cũng được nuôi theo hình thức bán chăm sóc nghĩa là một mặt chúng tự đi tìm kiếm thúc ăn trong tự nhiên một mặt chúng được người Chil cho ăn thêm. Ban ngày gà tự đi kiếm ăn nhưng ban tối về ngủ trong chuồng, trong vườn nhà. Gà ngoài cung cấp thực phẩm cho gia đình vào những dịp lễ lạt, hay tiếp khách thì cũng có thể bán ra thị trường.

Mục đích chăn nuôi

Mục đích chăn nuôn thời kỳ này cũng có những biến đổi so với truyền thống. Nếu trong truyền thống chăn nuôi chỉ mang tính tự cung tự cấp, sử dụng chính cho các nghi lễ,… thì nay chăn nuôi từng bước trở thành sản phẩm hàng hóa góp phần đem đến nguồn thu nhập cho người Chil.

Do đó, hiện nay nhiều hộ gia đình người Chil có xu hướng chăn nuôi phục vụ thương phẩm và xem đó là nguồn thu nhập chính. Đối với lợn giống địa phương

trung bình một con bán được khoảng 500-700 ngàn. Thông thường lợn nuôi từ 6 tháng trở lên là có thể bán được. Tùy từng thời điểm, số cân nặng mà giá có sự dao động khác nhau. “Nhà bà nuôi được 7 con heo, vừa rồi mới bán ba con, mỗi con được 3 triệu. Nói chung, tiền thu được từ bán heo đủ sống lai rai.” – [PVS Phướng, 60 tuổi, TT Lạc Dương]. Đối với bò thì sau khi nuôi khoảng 1 năm là có thể giết thịt hoặc bán. Bò là vật nuôi có giá trị kinh tế khá cao, một con bò trưởng thành có thể bán từ 5-6 triệu, hoặc tùy theo thời điểm có thể cao hơn rất nhiều. Theo KaĐăng Sonia, (40 tuổi, Đạ Sar) hiện nay bò rất có giá nên người Chil có xu hướng nuôi bò nhiều, “năm 2004 là năm thu nhập cao nhất từ việc nuôi bò, năm đó bán được 10 con bò, mỗi con bán trung bình từ 10 đến 15 triệu một con tuỳ thuộc vào cân nặng của từng con. Năm vừa rồi bán được 4 con bò, mỗi con 15 triệu, nhiều người mua để thịt ăn vào những ngày lễ như lễ giáng sinh”.

Mặc dù chăn nuôi chưa thực sự đóng vai trò là sinh kế chính như trồng trọt nhưng nó cũng là sinh kế không thể thiếu trong cơ cấu kinh tế của người Chil vì ngoài bổ sung nguồn thực phẩm, dinh dưỡng thì chăn nuôi cũng mang lại nguồn thu khá lớn cho gia đình nào chú trọng đến sinh kế này. Như vậy, so với truyền thống chăn nuôi hiện nay của người Chil đ có một số biến đổi rõ rệt được thể hiện trong mục đích chăn nuôi, con giống cũng như kỹ thuật.

Một phần của tài liệu Sinh kế của người Chil ở Khu dự trữ sinh quyển Lang Biang, tỉnh Lâm Đồng Truyền thống và biến đổi. (Trang 91 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(194 trang)
w