Cơ sở lý thuyết

Một phần của tài liệu Sinh kế của người Chil ở Khu dự trữ sinh quyển Lang Biang, tỉnh Lâm Đồng Truyền thống và biến đổi. (Trang 29 - 32)

7. Kết cấu của luận án

1.2. Cơ sở lý luận

1.2.2. Cơ sở lý thuyết

Nghiên cứu về sinh kế của người Chil ở Khu dự trữ sinh quyển Lang Biang, chúng tôi dựa trên cơ sở lý luận là Phép biện chứng của Chủ nghĩa duy vật biện chứng. Xem xét sự hình thành, tồn tại và phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội trong mối quan hệ biện chứng với các thành tố khác trong đời sống như môi trường tự nhiên, môi trường văn hóa - xã hội, điều kiện lịch sử và tâm lý tộc người,… Ngoài ra, luận án sử dụng cách tiếp cận lý thuyết Sinh thái văn hóa nhằm tìm hiểu sự biến đổi và thích nghi trong hoạt động sinh kế của người Chil trước những tác động do các nguyên nhân khách quan và chủ quan đưa đến.

*Lý thuyết sinh thái văn hóa

Lý thuyết sinh thái văn hóa xuất hiện vào những năm 1950 và phát triển mạnh mẽ vào những năm 1960 ở Mỹ. Đây là lý thuyết quan trọng về văn hóa trong ngành nhân học, chỉ ra mối quan hệ g n bó giữa môi trường tự nhiên và văn hóa, trong đó môi trường tự nhiên là cơ sở cho sự hình thành các mô hình văn hóa khác nhau. Người đặt nền móng cho lý thuyết sinh thái học văn hóa là nhà nghiên cứu văn hóa người Mỹ tên gọi Julian Haynes Steward (1902-1972). Triết lý cơ bản của lý thuyết này là môi trường sống và văn hóa con người có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại và g n bó chặt chẽ với nhau. Trong các nghiên cứu của mình, ông đặc

23

biệt quan tâm đến mối quan hệ tương tác giữa con người, môi trường, kỹ thuật, cấu trúc x hội cũng như cách thức tổ chức công việc. Cụ thể là các nguồn tài nguyên ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống tự cung tự cấp của mỗi cộng đồng; kỹ thuật và việc tổ chức lao động nhằm khai thác các nguồn tài nguyên đó; cách thức mà các yếu tố này ảnh hưởng đến các khía cạnh khác của văn hóa. Hay nói cách khác, ông quan tâm nghiên cứu các hoạt động sinh kế khác nhau và từ đó tìm ra các khía cạnh khác nhau của văn hóa. Như vậy, cách tiếp cận của Steward nhấn mạnh đến mối quan hệ qua lại giữa môi trường và văn hóa, ông xem sự biến đổi văn hóa là kết quả của quá trình thích ứng của các nền văn hóa với môi trường sinh thái địa phương. Và ông đặc biệt nhấn mạnh đến những tri thức, cách thực hành văn hóa và sinh thái của các cộng đồng địa phương mà ông từng nghiên cứu đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ nguồn tài nguyên, đa dạng sinh học và là cơ sở của sự phát triển bền vững cả về kinh tế lẫn văn hóa tộc người.

Như vậy, mỗi văn hóa hình thành, tồn tại đều là kết quả của sự thích nghi với môi trường sinh sống, gồm có môi trường tự nhiên và môi trường x hội. Nếu chúng ta hiểu văn hóa theo nghĩa rộng gồm cả sinh kế thì mối quan hệ chặt chẽ giữa môi trường tự nhiên với sinh kế, trong đó môi trường quy định sinh kế, môi trường tự nhiên nào sẽ tạo ra sinh kế đó. Hay nói cách khác, sinh thái văn hóa là quá trình thích ứng văn hóa của một dân tộc đối với môi trường tự nhiên.

Trong nghiên cứu “Sinh kế của người Chil ở Khu dự trữ sinh quyển Lang Biang, tỉnh Lâm Đồng: truyền thống và biến đổi”, chúng tôi vận dụng lý thuyết sinh thái văn hóa nhằm tìm hiểu mối quan hệ tương tác giữa người Chil với môi trường tự nhiên, cấu trúc xã hội, kỹ thuật và phương pháp khai thác môi trường trong truyền thống có sự thay đổi như thế nào so với hiện nay. Đồng thời, xem xét cấu trúc xã hội với tư cách là nhân tố điều chỉnh mối quan hệ giữa con người và môi trường trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước trong thời gian qua (từ sau giải phóng đến nay) đ tác động đến sinh kế và sự thích ứng của người Chil như thế nào. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng muốn tìm hiểu xem những tri thức địa phương, cách thức thực hành văn hóa của cộng đồng người Chil

24

tại điểm nghiên cứu đóng vai trò như thế nào trong việc bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học ở Khu dự trự sinh quyển Lang Biang.

*Lý thuyết khung sinh kế bền vững

Khung sinh kế bền vững do Bộ Phát triển Quốc tế Anh (Department for International Development – DFID) được các học giả và các cơ quan phát triển ứng dụng rộng rãi trong phân tích về sinh kế và đói nghèo. Theo Nguyễn Văn Sửu: “sinh kế bao gồm các khả năng, các tài sản (bao gồm cả các nguồn lực vật chất và xã hội) và các hoạt động cần thiết để kiếm sống” [88, tr7]. Khung sinh kế bền vững lấy con người và sinh kế của làm đối tượng phân tích từ đó đưa ra những giải pháp nhằm hướng đến giảm nghèo và phát triển bền vững, hài hòa với môi trường sống. Khung phân tích sinh kế bền vững được xem là cách tiếp cận toàn diện về phân tích sinh kế và giảm nghèo vì nó cho rằng con người không sống độc lập với môi trường xung quanh nó. Do đó, khi nghiên cứu về sinh kế của một đối tượng cụ thể cần xem xét nó với tương quan trong khu vực, cộng đồng dân tộc, môi trường sinh thái,… Hay nói cách khác, một sinh kế được coi là bền vững khi nó có khả năng ứng phó và phục hồi khi bị tác động, hay có thể thúc đẩy các khả năng và tài sản ở cả thời điểm hiện tại và trong tương lai trong khi không làm xói mòn nền tảng của các nguồn lực tự nhiên[dẫn theo Nguyễn Văn Sửu, [88]].

Trong nghiên cứu “Sinh kế của người Chil ở Khu dự trữ sinh quyển Lang Biang, tỉnh Lâm Đồng: truyền thống và biến đổi”, chúng tôi vận dụng lý thuyết khung sinh kế bền vững nhằm duy trì, phát triển các nguồn lực hiện nay và trong tương lai nhằm đưa ra giải pháp trong phát triển sinh kế bền vững của người Chil ở Khu dự trữ sinh quyển Lang Biang.

Môi trƣờng sinh thái Tri thức địa phƣơng 25 *Khung phân tích Sinh kế truyền thống Chính sách của Nhà nước Kinh tế thị trường Khoa học kỹ thuật

Thay đổi môi trường sinh thái

Biến đổi sinh kế

1.3. Khái quát về huyện Lạc Dương và người Chil tại Khu dự trữ sinh quyểnLang Biang

Một phần của tài liệu Sinh kế của người Chil ở Khu dự trữ sinh quyển Lang Biang, tỉnh Lâm Đồng Truyền thống và biến đổi. (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(194 trang)
w