7. Kết cấu của luận án
4.2.3. Xu hướng biến đổi sinh kế và sự phát triển bền vững văn hoá
Văn hóa đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển dân tộc. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, người Chil đ tạo nên bản s c riêng cho dân tộc mình thông qua việc tích lũy những tri thức, kinh nghiệm trong hoạt động hằng ngày. Chính những tri thức địa phương này đ giúp cho cộng đồng người Chil phát triển bền vững trong suốt chiều dài lịch sử như tri thức trong trồng trọt, chăn nuôi, săn b t, hái lượm cũng như bảo vệ rừng.
Ngày nay, với sự giao lưu tiếp văn hóa giữa các dân tộc khác đ tác động đến văn hóa của người Chil. Hiện nay, đa số người Chil sử dụng những sản phẩm của người Kinh như: giày d p, áo quần, mũ nón, xoong chảo,… Văn hóa ẩm thực của người Chil cũng biến đổi nhiều so với truyền thống. Ngoài các món ăn truyền thống thì họ còn sử dụng thêm các món ăn của người Kinh. Trong truyền thống, b p (ngô) là lương thực chính nhưng nay gạo là lương thực chính. Về văn hóa giải trí cũng có sự biến đổi mạnh mẽ. Hiện nay, thay vì tập trung giao lưu tại nhà cộng đồng thì người Chil thường gặp gỡ, trò chuyện với nhau tại các quán cà phê, quán hát karaoke,…. Với chính sách định canh định cư của Đảng và Nhà nước, các nghi lễ, lễ hội cầu mùa liên quan đến nông nghiệp dần biến mất. Hiện nay, người Chil ở vùng Lang Biang đang từng bước tiếp thu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật hiện đại vào trong sản xuất nông nghiệp đi đôi với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi cùng với phương thức canh tác mới. Mặt khác, người Chil hiện nay theo tôn giáo nhất thần đ làm vai trò của các vị thần trong truyền thống ngày càng mờ nhạt trong đời sống tâm linh. Việc từ bỏ tín ngưỡng đa thần theo tín ngưỡng nhất thần, nên họ đ không còn bị trói buộc vào các lực lượng siêu nhiên và tổ chức các nghi lễ rườm rà, tốn kém. Nhưng chính điều này cũng là một trong những nguyên nhân làm mai
một đi các lễ hội. Khi người dân thực hiện những quy định giáo lí của tôn giáo như Công giáo, Tin Lành,… đ làm thay đổi lớn về nếp sống, sinh hoạt văn hóa của dân tộc. Trong đó nhiều giá trị văn hóa, lễ hội truyền thống vì thế mà bị mai một hoặc còn tồn tại nhưng đ bị giản lược hoặc đ biến đổi du nhập thêm yếu tố ngoại lai. Một số yếu tố văn hóa tâm linh mới, lễ hội mới được du nhập như lễ Noel, rửa tội,... Có thể nói, đây chính là những biến đổi mang tính cấu trúc và tính giai đoạn. Ít nhiều, các thiết chế văn hóa thay đổi, cũng làm hệ sinh thái văn hóa thay đổi. Tuy nhiên, quyền quyết định thuộc về chính cộng đồng người Chil, cần được tôn trọng và bảo vệ. Một số thiết chế văn hóa truyền thống sẽ bị thay đổi, nhưng đó cũng là cách người Chil “tự cấu trúc lại hệ thống” để phù hợp với xu thế phát triển chung của toàn xã hội. Về lâu dài, một bộ phận trong cộng đồng người Chil cũng sẽ thay đổi địa bàn cư trú để phù hợp với hệ sinh thái văn hóa mới đ và đang hình thành. Điều này là sự thay đổi tất yếu của quá trình hội nhập và phát triển.
Ngoài ra, trong quá trình phát triển của kinh tế, xã hội, được tiếp xúc với các yếu tố văn hóa mới, được học tập và tiếp cận với cuộc sống hiện đại thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như đài báo, internet,… Sự tiếp biến văn hóa của các dân tộc cộng cư bên cạnh cũng đ làm thay đổi lớn trong nhận thức của cộng đồng dân tộc nơi đây. Đa số họ đ quen dần với lối sống mới, đặc biệt là giới trẻ, nhiều giá trị văn hóa truyền thống đ trở nên xa lạ với họ. Một số giá trị văn hóa vẫn còn tồn tại nhưng không thực sự bền vững trong cuộc sống hiện tại.
4.3. Giải pháp phát triển sinh kế bền vững cho người Chil ở Khu dự trữ sinhquyển Lang Biang