Hình thức chăn nuôi Người Phần trăm (%)
Thả rong 154 38,4
Nuôi chuồng 91 22,7
Cả thả rông và nuôi chuồng 152 37,9
Nuôi trong ao/ vuông/ lồng bè 5 1,0
Tổng 402 100,0
Nguồn: Đề tài NCKTVHXH.
Qua bảng trên cho thấy, tỷ lệ sử dụng kỹ thuật thả rong và thả rong kết hợp nuôi chuồng trong chăn nuôi của người Chil chiếm tỷ lệ tương đối bằng nhau và cũng khá cao. Ngoài hai kỹ thuật trên thì cũng có đến 22,7% người Chil chăn nuôi chuồng. Điều này chứng tỏ đ có sự biến đổi về kỹ thuật trong chăn nuôi của người Chil.
Trâu bò trước kia được thả trong rừng ở b i chăn thả chung của làng, tự đi kiếm ăn, thỉnh thoảng người Chil mới lên thăm hoặc khi cần mới lên lùa trâu về thì nay do diện tích rừng giảm, đồng cỏ khan hiếm nên khi chăn thả trâu bò cần có người coi sóc kẻo trâu bò ăn lúa, b p, hoa màu của người dân. “Nhà mình có nuôi mười mấy con bò nhưng mới bán vì không có người chăn. Nếu thả cho nó đi ăn tự do nó ăn lúa, bắp, hoa màu của người ta mình đền không nổi”. [PVS Mi Sa, 35 tuổi, TT Lạc Dương]
Liêng Hót KWăn (38 tuổi, Đạ Sar) cho biết, đối với những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ thường mang trâu bò lên rừng thả, cho ăn cỏ chứ không nuôi nhốt vì không có điều kiện làm chuồng trại hay cung cấp thức ăn. Trâu bò được đưa lên rừng, được cột lại tại một vị trí nhất định, “trung bình vài ngày đến một tuần sẽ lên thăm một lần. Khi đi khoảng 1-2 ngày, do phải đi xa, nên chồng chị phải mang theo gạo để nấu cơm. Đặc biệt, mỗi lần đi sẽ ngủ ở nhà di động, tức là ngôi nhà được dựng bằng cây rừng dùng nhánh cây để lót. Đi đến đâu dựng nhà để ngủ đến đó. Khi bán, trâu bò được bán cả con chứ không cần xẻ thịt. Giá cả sẽ tùy thuộc vào thương lượng giữa bên mua và bên bán”. Bên cạnh những hộ đưa trâu bò lên thả trên rừng thì cũng có một số hộ làm chuồng để nhốt khi đêm xuống. Chuồng nhốt trâu bò được làm xa nhà, thường là làm trên rẫy để có người trông coi, chăn d t. Cũng như chuồng lợn, kỹ thuận làm chuồng bò cũng rất thô sơ. Thường thì chuồng bò được ghép từ các tấm gỗ thành khối hình vuông bên trên có mái che.
Theo tri thức địa phương, trong quá trình nuôi bò, lâu ngày bò vẫn ốm mà không mập lên được thì hàng ngày sáng và chiều dùng muối pha loãng với nước cho bò uống. Nếu bò bị đau bụng hay tiêu chảy thì tìm lá cây Đăng (cây Harl) cho bò ăn. Bò nuôi được khoảng 1 năm rưỡi thì có thể giết thịt.
Cũng như bò, chăn nuôi lợn đang trong quá trình chuyển đổi từ thả rông sang nửa thả rong nửa chăm sóc và nhốt chuồng. Một số người Chil ở thị trấn Lạc Dương nuôi lợn theo hình thức vừa thả rong vừa nuôi nhốt, một số ít nuôi chuồng. Nghĩa là sáng thả ra cho chúng tự đi kiếm ăn, kết hợp với cho ăn vào những giờ nhất định và đến tối thì nhốt vào chuồng cho chúng ngủ để tránh lạnh, sương muối,... Do có
chăm sóc, cho ăn nên dù thả rong nhưng lợn do người Chil nuôi ít khi đi lạc vì đến giờ đói bụng nó sẽ tự tìm về nhà để chủ cho ăn thêm.
Đối với những hộ nuôi nhốt thì chuồng được làm một cách thô sơ. Cây được lấy từ trên rừng về xẻ ra thành miếng sau đó đóng lại, 4 trụ cây vuông sau đó đóng ván xung quanh. Tùy theo kích thước con lợn, tùy theo số lượng mà làm chuồng lớn hay nhỏ.
Lợn nhà bà nuôi là lợn trắng nên phải làm chuồng. Chuồng của nó cũng đơn giản lắm, lấy mấy mảnh gỗ đóng vô với nhau thôi. Hàng ngày bà nấu cho lợn ăn. [PVS Phƣớng, 60 tuổi, TT Lạc Dƣơng].
Gia đình nuôi lợn lấy thịt trong chuồng riêng cách nhà khoảng 300m, bên trái nhà bếp. Chuồng lợn làm từ gỗ thông dư đóng ván ngang 3m, rộng 2m, cao 1,5m. Mái chuồng được làm từ gỗ thông và vài tấm tôn thiếc được đóng bằng đinh sắt tạm bợ không kín. Sàn cũng được làm từ gỗ thông, thường là lớp vỏ dày 5-7cm, tuy nhiên bề phẳng sẽ bị úp xuống để sàn sát với nền đất. Chuồng được đóng chung qua bằng gỗ để lại một cửa để đưa thức ăn vào cho lợn ăn. Cửa này đóng gỗ ngang phần chân cao 0,5m để lợn không xổng chuồng được. [PVS Ha Jang, 45 tuổi, Đạ Sar]
Gà, vịt cũng được nuôi theo hình thức bán chăm sóc nghĩa là một mặt chúng tự đi tìm kiếm thúc ăn trong tự nhiên một mặt chúng được người Chil cho ăn thêm. Ban ngày gà tự đi kiếm ăn nhưng ban tối về ngủ trong chuồng, trong vườn nhà. Gà ngoài cung cấp thực phẩm cho gia đình vào những dịp lễ lạt, hay tiếp khách thì cũng có thể bán ra thị trường.
Mục đích chăn nuôi
Mục đích chăn nuôn thời kỳ này cũng có những biến đổi so với truyền thống. Nếu trong truyền thống chăn nuôi chỉ mang tính tự cung tự cấp, sử dụng chính cho các nghi lễ,… thì nay chăn nuôi từng bước trở thành sản phẩm hàng hóa góp phần đem đến nguồn thu nhập cho người Chil.
Do đó, hiện nay nhiều hộ gia đình người Chil có xu hướng chăn nuôi phục vụ thương phẩm và xem đó là nguồn thu nhập chính. Đối với lợn giống địa phương
trung bình một con bán được khoảng 500-700 ngàn. Thông thường lợn nuôi từ 6 tháng trở lên là có thể bán được. Tùy từng thời điểm, số cân nặng mà giá có sự dao động khác nhau. “Nhà bà nuôi được 7 con heo, vừa rồi mới bán ba con, mỗi con được 3 triệu. Nói chung, tiền thu được từ bán heo đủ sống lai rai.” – [PVS Phướng, 60 tuổi, TT Lạc Dương]. Đối với bò thì sau khi nuôi khoảng 1 năm là có thể giết thịt hoặc bán. Bò là vật nuôi có giá trị kinh tế khá cao, một con bò trưởng thành có thể bán từ 5-6 triệu, hoặc tùy theo thời điểm có thể cao hơn rất nhiều. Theo KaĐăng Sonia, (40 tuổi, Đạ Sar) hiện nay bò rất có giá nên người Chil có xu hướng nuôi bò nhiều, “năm 2004 là năm thu nhập cao nhất từ việc nuôi bò, năm đó bán được 10 con bò, mỗi con bán trung bình từ 10 đến 15 triệu một con tuỳ thuộc vào cân nặng của từng con. Năm vừa rồi bán được 4 con bò, mỗi con 15 triệu, nhiều người mua để thịt ăn vào những ngày lễ như lễ giáng sinh”.
Mặc dù chăn nuôi chưa thực sự đóng vai trò là sinh kế chính như trồng trọt nhưng nó cũng là sinh kế không thể thiếu trong cơ cấu kinh tế của người Chil vì ngoài bổ sung nguồn thực phẩm, dinh dưỡng thì chăn nuôi cũng mang lại nguồn thu khá lớn cho gia đình nào chú trọng đến sinh kế này. Như vậy, so với truyền thống chăn nuôi hiện nay của người Chil đ có một số biến đổi rõ rệt được thể hiện trong mục đích chăn nuôi, con giống cũng như kỹ thuật.
3.2.3. Biến đổi trong nghề thủ công
Do điều kiện tự nhiên thay đổi, các nguyên vật liệu sử dụng trong các nghề thủ công không được tự do khai thác từ rừng nên nguồn nguyên liệu bị khan hiếm. Mặt khác, do tác động của cơ chế thị trường nên các ngành nghề thủ công truyền thống của người Chil dần bị mai một. Đa số thanh niên hiện nay không còn biết đan lát, dệt vải. Nghề dệt vải chỉ còn duy trì trong một số ít gia đình và những người biết dệt hầu như đều vào độ tuổi trung niên. Hầu hết các làng không còn thợ rèn. Thay thế cho những sản phẩm thủ công truyền thống là những sản phẩm công nghiệp vải vóc, quần áo, đồ nhựa, đồ kim khí,… tràn ngập trên thị trường với đa dạng mẫu m , giá cá tương đối rẻ.
Trong số 669 người được hỏi chỉ có 128 người trả lời gia đình hiện vẫn còn làm nghề thủ công truyền thống chiếm 19,1%, đây là con số khá khiêm tốn so với trong truyền thống. Trong khi trong truyền thống hầu như gia đình người Chil nào cũng làm nghề thủ công.