7. Kết cấu của luận án
2.1.3. Khai thác các sản phẩm từ rừng
Những dân tộc thiểu số ở Lâm Đồng gọi người Chil là dân tộc “ăn rừng” vì trong truyền thống, thu nhập kinh tế của họ phụ thuộc hoàn toàn vào rừng. Các sản phẩm khai thác được từ rừng giúp cho cuộc sống người Chil tồn tại trong suốt tiến trình lịch sử dù họ sống biệt lập, ít giao lưu với bên ngoài.
Rừng Lang Biang rất đa dạng về các loại cây có thể khai thác, sử dụng cho các mục đích khác nhau. Người dân vào rừng thường khai thác các loại cây để làm nhà, làm các dụng cụ sinh hoạt khác, làm thực phẩm phục vụ cho đời sống. Việc khai thác các loại cây trong rừng cũng chỉ diễn ra ở những cánh rừng không bị cấm. Cây bị chặt hạ là những cây có giá trị nhưng mọc ở những cánh rừng tạp, rừng chồi như cây sao, cà chít, cây dầu,… cho đến các loại cây tạp. Còn đối với những cây gỗ quý, hiếm như: pơmu, căm xe, cẩm lai,… sinh trưởng trong rừng già, có thân cây to, tuổi cây lớn người dân sẽ không khai thác. Nếu có khai thác thì phải được sự cho phép của cộng đồng và cũng chỉ chặt hạ khi thật sự cần thiết, ví dụ như khi làm quan tài cho người có địa vị, chức s c trong bon. Tuy được sự cho phép của cộng đồng nhưng trước khi chặt cũng phải làm lễ cúng xin phép thần rừng. “Muốn chặt một cây gỗ quí làm quan tài Già làng, thì phải đi vào trong rừng sâu, tập hợp nhiều trai làng cùng đi và trước khi đi phải có sự đồng ý của nhiều người trong làng, phải
chuẩn bị lễ vật như một con heo, một ché rượu cần để vào đó cúng xin phép thần, rồi mới được chặt.” [PVS Rả Ông Ha Tiên, 65 tuổi, TT Lạc Dương].
Về cơ bản, họ có quyền chiếm hữu, khai thác trong một hạn định thời gian, không có quyền sở hữu. Ngoài ra, họ còn khai thác các sản vật quan trọng ngoài gỗ nhằm mục đích phục vụ cho cuộc sống mưu sinh. Tuy nhiên, họ cũng ý thức được tầm quan trọng về các sản phẩm từ rừng nên có các quy t c khai thác, sử dụng hợp lý. Đó là các nhận thức về cây rừng, rau - trái rừng, thú rừng, cây thuốc, các loại sản vật khác,…
- Cây dùng để làm nhà: Nhà ở của người Chil là nhà sàn nên khi làm nhà cần tương đối nhiều gỗ. Mỗi khi làm nhà người Chil thường vào rừng khai thác gỗ. Gỗ dùng để làm nhà thường là gỗ của cây cà chít, cây sao,… trong đó gỗ của cây cà chít dùng để làm các loại cột, làm sàn nhà, gỗ của các loại cây khác như cây sao, cây dầu dùng để làm vách, làm tường hay làm cầu thang. Đây là các loại gỗ có giá trị vừa phải, phổ biến và thường sống ở những cánh rừng tạp, rừng đ khai phá để làm rẫy nhưng hiện đang bị bỏ hoang. Do những loài gỗ này không thuộc rừng cấm nên người dân được tự do khai thác không cần phải hỏi ý kiến già làng hay làm lễ cúng các thần rừng.
- Cây dùng làm vật dụng sinh hoạt trong gia đình: Để phụ vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày như lấy nước, vận chuyển lương thực, đánh b t cá, nông cụ như gùi, nong, nia, rổ,… người Chil vào rừng khai thác các nguyên vật liệu để đan các vật dụng này. Nguyên vật liệu cho loại này bao gồm các loại cây như tre, mây, song, nứa hay lồ ô, dây đrao,...
- Mật ong rừng là sản phẩm quan trọng vì ngoài tác dụng chữa bệnh, người dân còn dùng nó để trao đổi các sản phẩm sinh hoạt cần thiết từ các dân tộc khác. Do đó, ngoài đi săn thú người Chil còn tổ chức thành từng nhóm đi vào rừng khai thác mật ong theo mùa. Theo kinh nghiệm của những người đi trước truyền lại, muốn biết tổ ong ở đâu thì cứ đến bờ suối nơi có nhiều hoa, quan sát đường bay của ong và đi theo sẽ phát hiện ra tổ ong.
Thời gian lấy mật ong thường diễn ra vào khoảng tháng 2 hoặc tháng 3 âm lịch. Việc đi lấy mật ong và sáp ong non là công việc của một nhóm người để hỗ trợ lẫn nhau, mỗi nhóm khoảng 3-4 người. Việc khai thác mật ong thường dành cho nam giới vì phải leo trèo. Phụ nữ cũng có thể tham gia, giúp quan sát đường bay của ong và mang mật về sau khi thu hoạch. Khác với một số dân tộc khác, người Chil hầu như không có ý thức phân biệt giới tính. Phân công lao động chủ yếu dựa vào điều kiện sức khỏe, sự phù hợp thể chất mà thôi. Những thành viên tham gia trong nhóm thường là người cùng một nhà, hoặc là anh em, dòng họ, hoặc là hàng xóm nhưng phải thân thiết, hiểu nhau để thuận tiện trong khi làm việc. Nguyên t c khi lấy mật là phải giữ lại gốc của tổ để ong tiếp tục xây dựng lại tổ mới trên nền tổ cũ.
- Săn bắn là hoạt động diễn ra khá thường xuyên đối với người Chil vì nó cung cấp nguồn thực phẩm chính cho cuộc sống hàng ngày. Người Chil thường tự chế tạo công cụ để săn b n. Các công cụ săn b n bao gồm ná, dao, gùi, mũi tên, bẫy, …. Những vật dụng này được người dân làm từ các nguyên liệu lấy trong rừng như các loại gỗ, tre, nứa, lồ ồ… Khi đi săn người Chil thường dẫn theo chó để giúp đánh hơi hoặc dựa vào các dấu vết mà con vật để lại nhằm xác định vị trí ẩn nấp. Mùa săn b n thường diễn ra vào tháng 7, 8 và các mùa khô. Đây là thời gian nông nhàn, cũng là lúc chuẩn bị nhưng chưa đến vụ thu hoạch. Người dân tận dụng mùa nông nhàn tìm kiếm thêm thực phẩm để cải thiện bữa ăn và cần săn b t thú để bảo vệ mùa vụ. Để săn các loại thú lớn, người Chil thường đi theo từng nhóm 5-7 người để cùng hỗ trợ nhau. Tuy nhiên, các loại thú lớn và dữ thường sống ở rừng già như cọp, voi, gấu,… Chúng rất ít bị săn b n vì người dân hiếm khi đặt chân vào rừng thiêng. Các loại thú nhỏ hơn như heo, nai, thỏ, chồn, trâu, hươu, nai, chuột, sóc, nhím, khỉ, vượn, gà rừng,… thường sống ở rừng tạp, rừng chồi nên dễ bị săn b n hơn. Vào mùa thu hoạch, người Chil còn đặt bẫy trên rẫy để b t chuột, các loại thú nhỏ, các loại chim đến ăn và phá hoại mùa màng.
Mặc dù các sản phẩm do săn b n cung cấp một nguồn thực phẩm khá quan trọng trong đời sống người Chil nhưng không vì thế mà người dân lại khai thác bừa bãi, tận diệt. Trong quá trình khai thác, người Chil có những nguyên t c khai thác
khá chặt chẽ ví dụ như cấm săn b n chim non, thú non, cấm săn b n vào mùa sinh sản,... Nếu người dân nào bị phát hiện khai thác không đứng theo các nguyên t c do cộng đồng đưa ra sẽ bị xử phạt rất nặng vì theo người Chil làm như thế người sau sẽ không có cái mà ăn, bị thần rừng, các thần linh khác trách phạt,…“Ngày xưa nếu bắt một ổ chim non sẽ bị phạt cúng thần rừng. Bắn chết một con heo rừng mang thai sẽ phạt cúng lại một con heo khác và một ché rượu cần lớn cho thần rừng vì dám bắt đi hết cả heo mẹ và heo con trong bụng” [PVS Rơ Ông KDông, 63 tuổi, Đưng K’nớ].
Do tuân thủ chặt chẽ các nguyên t c khai thác nên thú rừng ở Lang Biang vẫn tồn tại và phát triển trong suốt thời gian dài mặc dù người Chil vẫn tiến hành săn, b t thú rừng làm thực phẩm phục vụ cuộc sống của mình. Trong một phạm vi khá hẹp, người Chil đ thực sự cộng sinh với rừng, với tự nhiên, theo hình thức khai thác, săn b t có chọn lọc, phù hợp hài hòa giữa việc đáp ứng nhu cầu với tồn tại, phát triển bền vững.
- Hái lượm thường là công việc của phụ nữ. Sản phẩm từ rừng do công việc hái lượm đưa đến khá đa dạng, phong phú, bao gồm các loại rau rừng, củ rừng, các loại nấm,… Nhờ kinh nghiệm của các thế hệ trước truyền lại nên khi khai thác người Chil biết rất rõ qui trình, thời vụ để khai thác cho hợp lý vừa để bảo tồn đồng thời không bị ảnh hưởng đến sức khỏe khi sử dụng. Ví dụ, người Chil thường đi hái rau rừng từ tháng 4 đến tháng 10, măng rừng từ tháng 3 đến tháng 5, nấm từ tháng 6 đến tháng 7, củ rừng từ tháng 8 đến tháng 9,… Trong thời gian này, rau sinh trưởng tốt, không có độc tố.
Cà đ ng là một loại quả rừng được các dân tộc tại chỗ ưa chuộng sử dụng cho bữa ăn của mình. Cà đ ng trộn da trâu (hoặc sau này phổ biến là trộn cá khô loại nhỏ) là món ăn truyền thống, nổi tiếng của người Chil. Họ thường làm món này khi nhà có khách quý. Trước đây người dân đi rừng để hái cà đ ng. Hiện nay loại cà này được đem về trồng tại vườn nhà, cùng với một số loại rau, quả phổ biến khác như ớt hiểm, khổ qua rừng, rau bép, lá chua, môn suối... Các loại rau rừng người dân có thể khai thác được cũng rất phong phú. “Các loại rau rừng được thu hái
thường mọc ven suối bao gồm bép xi, bép sơl, bép pa rít, đọt mây,… Các loại củ rừng bao gồm pum rê (củ mài), pum cha gong, pum roi, bum sơng. Tất cả các loại củ rừng ăn được này đều thuộc họ dây leo, nấm rừng gồm sét sa ái, sét pang hô,… măng lồ ô, măng le, măng nứa,…”[35; 88-89]. Ngoài rau, củ, quả, dùng làm thực phẩm người Chil còn khai thác các loại cây làm thuốc.
Khi khai thác các loại rau, củ trong rừng người dân luôn ý thức bảo tồn, không “tận diệt” sản phẩm của rừng như không hái trái non, không chặt cây để hái quả, không đào cây trong rừng về trồng ở nhà. Sau khi đào cây lấy củ thì c t một đoạn dây của củ đó trồng lại ngay chỗ vừa đào để loại cây này tiếp tục phát triển và mùa sau có thể thu hoạch. Đối với nấm, rau khi hái không được nhổ cả gốc và rễ để chúng có cơ hội tái sinh,… Nếu cư dân trong bon làng phát hiện người nào có ý phá hủy nguồn sống của dân làng sẽ bị phạt. Người bị phạt phải chuẩn bị các lễ vật và cúng nơi vi phạm, mời người dân tham gia ăn uống để chứng kiến sự sai phạm và nhận lỗi với thần rừng, với cộng đồng để sau này không tái phạm.
Như vậy, để bảo tồn và phát triển nguồn sống từ rừng khi khai thác người Chil thường chú ý đến việc giữ gìn mầm sống cho rừng như khi đào cây lấy củ, họ phải c t dây của củ đó trồng lại ngay chính chỗ vừa đào để dây này tiếp tục phát triển, ra củ tiếp. Khi hái rau rừng, nấm không được hái cả gốc và rễ để chúng có thể tái sinh. Lấy mật ong phải giữ lại gốc của tổ để ong có thể xây lại tổ mới trên nền tổ cũ,… Đó chính là những quy t c b t buộc và lâu dần trở thành hệ thống tri thức địa phương của người Chil trong khai thác các sản phẩm từ rừng. Có thể nói, hệ thống tri thức địa phương của người Chil rất phong phú, đa dạng. Hệ thống tri thức này được truyền từ đời này qua đời khác trong suốt tiến trình phát triển dân tộc.
Tóm lại, nhờ những kiêng kỵ, nguyên t c khai phá và bảo vệ được qui định chặt chẽ trong luật tục như vậy, nên mặc dù các dân tộc thiểu số sống hàng bao đời trong rừng, dựa vào rừng để tìm kế sinh nhai, nhưng môi trường rừng vẫn được giữ và phát triển bền vững. Những cách rừng đại ngàn vẫn xanh tươi và cảnh quan thiên nhiên vẫn không có nhiều thay đổi dù cuộc sống của họ đa phần dựa vào việc khai thác các sản phẩm từ rừng.
2.2. Hoạt đ ng sản xuất nông nghiệp
2.2.1. Canh tác nương rẫy
Do sống du canh du cư trên những sườn núi thuộc cao nguyên Lang Biang nên canh tác nương rẫy là hoạt động sinh kế chính của người Chil. Để có đất canh tác, người Chil phát rừng làm rẫy. Trong truyền thống, rẫy được người Chil phân thành 3 loại dựa vào chất lượng rừng: rẫy rừng già, rẫy thứ sinh, rẫy rừng non “rẫy rừng già được gọi là mir pri đăm hay mir gốt, rẫy rừng thứ sinh 10 năm trở lên được gọi là mir nem, rẫy rừng non 3-5 năm, gọi là mir ep, mir gọi hay mir t’pố” [35; 60]. Trong 3 loại rẫy trên, người Chil thường chọn rẫy rừng thứ sinh 10 năm vì loại rẫy này ít cỏ, dễ phát cho năng suất cao và ổn định. Rẫy rừng già tuy đất tốt nhưng do có nhiều cây to mất nhiều công phát rẫy. Đặc biệt, người Chil ít khi chọn rẫy rừng non vì thuật ngữ chỉ loại rẫy này (mir t’pố) trùng với thuật ngữ chỉ rẫy đ bỏ hóa.
Quy trình canh tác nương rẫy
Quy trình canh tác nương rẫy của người Chil cơ bản giống các nhóm cư dân địa phương Trường Sơn – Tây Nguyên. Đó là loại hình canh tác du canh luân khoảnh với các công đoạn: chọn rẫy, phát rẫy, phơi khô, đốt rẫy, gieo trồng, làm hàng rào, làm cỏ, thu hoạch g n với hệ thống nông lịch của người Chil. Trong quá trình canh tác, trước khi biết áp dụng tri thức khoa học kỹ thuật hiện đại, người Chil thường sử dụng tri thức địa phương của mình vào trong quá trình chọn đất rẫy, chọn giống, đoán định thời tiết qua các hiện tượng tự nhiên,…..
Thông thường, khi di cư đến bon mới, việc đầu tiên người Chil tiến hành là chọn đất canh tác. Nơi đất rẫy được chọn nằm trong phạm vi ranh giới của bon. Công việc chọn rẫy thường do người đàn ông đảm nhiệm và thường là già làng, người lớn tuổi vì những người này có nhiều kinh nghiệm. Theo ký ức của Lơ Mu Ha Thai (92 tuổi, Đưng K’nớ), “Những vùng rừng có đất tốt, ổn định cho năng suất cao thường có cây Ha Piêng sinh sống. Hàng năm, vào tháng giêng, họ mang heo, gà tới nhà chủ rừng (Tombri) để cúng và chọn rừng”. Sau khi chọn được đám đất rẫy vừa ý, người Chil phát quang một đám để đánh dấu quyền sở hữu. Đến đầu
tháng 1 theo lịch người Chil (tháng 2 theo Âm lịch của người Kinh), người Chil b t đầu tiến hành phát rẫy. Trước khi phát rẫy họ chặt một khúc cây để ở đầu giường, sau 8 ngày khi khúc cây đ khô người Chil mới b t đầu phát phần bao quanh rẫy để khi đốt lửa không cháy lan ra rừng.
Phát rẫy là công đoạn vất vả, cần sự chung tay của nhiều người trong gia đình, thậm chí là cả những người trong dòng họ. Đây là hình thức “cộng đồng trách nhiệm, hợp tác sản xuất” đầu tiên và dễ thấy nhất ở người Chil. Việc phát rẫy được phân công theo giới tương đối chặt chẽ: đàn ông dùng rìu và xà gạc chặt cây phía trước, phụ nữ và trẻ em theo sau dùng dao phát những bụi cây nhỏ và chặt cành ra khỏi cây to đ đổ phía sau. Để lựa chiều cho cây dễ đổ người Chil thường phát rẫy từ thấp lên cao. Với những cây quá to, họ sẽ chặt sâu một đường quanh cây sau đó để cây khô chết dần. Thời gian phát rẫy thường k o dài trên dưới một tháng. Phát xong, người Chil rải đều cây ra trên rẫy và phơi khô khoảng từ một tháng đến tháng rưỡi thì b t đầu đốt. Sau khi đốt, lớp than tro được sử dụng làm phân bón tại chỗ. Việc đốt rẫy thường được tiến hành trước những cơn mưa đầu mùa khoảng 3 – 4 ngày mục đích là để lớp tro than không bị gió cuốn bay làm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Việc đốt rẫy được tiến hành vào đầu giờ chiều vì lúc này n ng to, cây đang khô nỏ sẽ cháy lớn, nhanh. Để cho lửa khỏi cháy lan sang những đám rừng khác, người Chil đốt từ nhiều điểm xung quanh và cho cháy vào giữa, đồng thời tránh đốt theo chiều gió. Sau khi lửa được châm, những người trong gia đình đi xung quanh