7. Kết cấu của luận án
1.3. Khái quát về huyện Lạc Dương và người Chil tại Khu dự trữ sinh quyển Lang
1.3.3. Tổng quan về ba điểm nghiên cứu
Xã Đưng K’nớ huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng
Xã Đưng K’nớ được thành lập vào năm 1999, với diện tích tự nhiên là 19.582,58 ha chia thành 4 thôn (thôn 1, thôn 2, Đưng Trang, Lán Tranh). Địa giới hành chính của x được xác định như sau: phía B c giáp huyện Lăk (tỉnh Đăk Lăk); phía Nam giáp xã Đạ Long và xã Lát; phía Đông giáp x Đạ Chais; phía Tây giáp Đạ Tông và huyện Lăk (tỉnh Đăk Lăk).
Theo số Quyết định 79/1999/NĐ-CP, dân số xã Đưng K’nớ có 1.146 nhân khẩu, đến năm 2009 là 1.536 nhân khẩu, trong đó người Cơ Ho (trong các văn bản, giấy tờ gọi chung 6 nhóm địa phương của dân tộc Cơ Ho là dân tộc Cơ Ho) là 1.446 nhân khẩu, chiếm 94.14% dân số toàn xã và năm 2017 dân số tăng lên 2.078 nhân khẩu. Xã Đưng K’nớ nằm trong vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển Lang Biang và là x khó khăn nhất huyện Lạc Dương. Do nằm trong vùng lõi, diện tích đất lâm nghiệp chiếm chủ yếu (17.873,87 ha) [111], giao thông đi lại khó khăn nên từ sau giải phóng cho đến trước năm 2015 hầu như x Đưng K’nớ chỉ có dân tộc Cơ Ho sinh sống trên các triền đồi nên nhà này cách nhà kia khá xa. Vào mùa mưa, x
Đưng K’nớ gần như bị cô lập. Năm 2015, việc hoàn thành tuyến đường nối thành phố Đà Lạt với tỉnh Khánh Hòa và tuyến đường Đông Trường Sơn đ phá vỡ thế cô lập, tạo điều kiện phát triển về mọi mặt đối với Đưng K’nớ.
Cơ cấu kinh tế chính của xã là nông nghiệp với trên 900 ha, chủ yếu sản xuất các loại cây công nghiệp ng n ngày và dài ngày. Riêng cà phê, cây trồng được coi là chủ lực hiện nay ở Đưng K’Nớ với hơn 750 ha, song năng suất cà phê những năm gần đây rất thấp do thời tiết thất thường, đặc biệt là hiện tượng sương muối đ ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cây trồng, nhất là cây cà phê. Ngoài làm nông nghiệp, người dân ở Đưng K’nớ còn có nguồn thu từ quản lý bảo vệ rừng. Khoản thu này tuy không nhiều nhưng cũng giúp cho người dân không bị đói.
Xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng
X Đạ Sar nằm ở phía Đông B c của huyện Lạc Dương, cách trung tâm huyện Lạc Dương khoảng 12,5km theo tuyến đường ĐT79 và nằm ở phía B c của thành phố Đà Lạt. Xã có 6 thôn (thôn đánh theo số thứ tự từ 1 đến 6). Địa giới hành chánh của x được xác định như sau: phía B c giáp x Đạ Chais và Đạ Nhim; phía Nam giáp thành phố Đà Lạt và huyện Lạc Dương; phía Đông giáp huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận; phía Tây giáp xã Lát.
Đạ Sar là một xã nghèo nằm trong vùng đệm của Khu dự trữ sinh quyển Lang Biang thuộc huyện Lạc Dương, có diện tích đất tự nhiên là 24.820ha. Dân số năm 2009 là 3.931 nhân khẩu, trong đó người Cơ Ho có 3.598 nhân khẩu, chiếm 91,50% dân số toàn xã, đến năm 2017, dân số x Đạ Sar tăng lên 4.026 nhân khẩu. So với diện tích đất dân số của x tương đối ít và phân bố không đều, tập trung rãi rác dọc tuyến đường 723 và trục đường chính của xã và ở các thôn. Diện tích đất canh tác là 1.798,74ha; diện tích đất rừng là 21.081ha với đặc điểm rừng phòng hộ và rừng đặc dụng còn lại là đất khác [113].
Cơ cấu kinh tế chính của xã là nông nghiệp với cây trồng chính là cà phê. Ngoài làm nông nghiệp, người dân ở Đạ Sar còn có nguồn thu từ quản lý bảo vệ rừng. Khoản thu này giúp cho người dân ổn định cuộc sống tối thiểu của mình.
Rừng ở x Đạ Sar có vai trò quan trọng là bảo vệ đầu nguồn của hệ thống sông Đa Nhim và rừng đặc dụng (rừng thông) có thể sử dụng với mục đích cho ngành du lịch. Rừng Đạ Sar là nơi cư trú của nhiều loại động vật quý hiếm nên cần được chú trọng bảo vệ. Hệ thực vật rừng ở x Đạ Sar nằm trong khu vực rừng kín thường xuyên mưa ẩm, ấm áp và khá phong phú về chủng loại.
Thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng
Thị trấn Lạc Dương được thành lập vào năm 1979, với diện tích tự nhiên 7.061 ha. Dân số năm 2009 là 4.850 nhân khẩu trong đó người Cơ Ho chiếm 52% dân số với 2.522 nhân khẩu. Năm 2017 dân số tăng lên 10.790 người, trong đó người Kinh chiếm khoảng 60 – 65% dân số, mật độ dân số đạt 113 người/km². Thị trấn Lạc Dương có 12 tổ dân phố. Địa giới hành chánh của x được xác định như sau: phía B c giáp xã Lát; phía Đông giáp Đạ Sar; phía Nam phường 7 thành phố Đà Lạt; phía Tây giáp xã Lát. Khi Khu dự trữ sinh quyển Lang Biang thành lập, thị trấn Lạc Dương nằm ở vùng chuyển tiếp.
Thị trấn Lạc Dương có vị trí địa lý mang tính chiến lược của huyện, là đô thị vệ tinh của thành phố Đà Lạt, có bản s c văn hóa truyền thống bản địa đặc s c và nhiều điểm du lịch nổi tiếng; cảnh quan thiên nhiên đa dạng và lợi thế về đất đai, khí hậu, thổ nhưỡng nên rất thuận lợi trong việc giao lưu và phát triển, đặc biệt là phát triển du lịch, dịch vụ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Do đó, cơ cấu kinh tế của thị trấn Lạc Dương khá đa dạng. Với lợi thế về giao thông nên thị trấn Lạc Dương thu hút khá đông các dân tộc về đây làm ăn sinh sống, đặc biệt là người Kinh.
Tiểu kết chương 1
Sinh kế nói chung, sinh kế các dân tộc nói riêng đ được các học giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu rất sớm. Các nghiên cứu về sinh kế được các học giả cho xuất bản đăng tải trên các tạp chí, thông báo khoa học chuyên ngành, sách chuyên ngành. Xuất phát từ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan nên những nghiên cứu ấy chủ yếu tập trung ở phía B c. Ở phía Nam, sau khi đất nước thống nhất vấn đề sinh kế của các tộc người mới được đẩy mạnh nghiên cứu. Tuy nhiên, đến nay nghiên cứu về sinh kế người Chil nói chung, người Chil ở Khu dự trữ Lang Biang nói riêng chưa được quan tâm nghiên cứu thấu đáo. Chính vì thế, việc lựa chọn hướng nghiên cứu “Sinh kế người Chil ở Khu dự trữ sinh quyển Lang Biang, tỉnh Lâm Đồng: truyền thống và biến đổi” là cần thiết và có ý nghĩa trong bối cảnh Lang Biang trở thành khu dự trữ sinh quyển thế giới.
Luận án tiếp cận sinh kế của người Chil ở Khu dự trữ sinh quyển Lang Biang từ lý thuyết sinh thái văn hóa nhằm làm rõ sự biến đổi cũng như sự thích nghi của sinh kế của người Chil tại địa bàn nghiên cứu hiện nay so với truyền thống. Luận án tiếp cận sinh kế dưới góc độ Nhân học văn hóa nên phương pháp chính nghiên cứu sinh sử dụng để thu thập thông tin là phương pháp điền dã dân tộc học. Ngoài ra, để bổ sung thêm nguồn dữ liệu luận án sử dụng phương pháp định lượng bằng bảng hỏi. Đối tượng nghiên cứu của luận án là các hoạt động sinh kế của người Chil – 1 trong 6 nhóm địa phương của dân tộc Cơ Ho ở Khu dự trữ sinh quyển Lang Biang, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng. Địa bàn khảo sát là 3 xã nằm ở những vị trí khác nhau trong Khu dự trữ sinh quyển Lang Biang (vùng l i, vùng đệm và vùng chuyển tiếp).