Bảng thống kê kết quả bài văn của HS theo đề bài hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống đề bài tập làm văn lớp 4, lớp 5 theo quan điểm giao tiếp (Trang 53 - 54)

STT Kết quả bài văn của HS theo các đề bài hiện nay Số lượng

1 Đều dùng từ em để xưng hô 6/75

2 Các bài tương đối giống nhau khi tả/kể về một đối tượng 8/75

4 Các bài tương đối giống nhau về bố cục 8/75

5 Câu văn chưa mạch lạc, còn viết dưới dạng liệt kê 19/75

6 Tất cả các ý kiến trên 35/75

Biểu đồ trên cho thấy có 46% (35 GV) GV dạy lớp 4, lớp 5 cho rằng kết quả bài văn của HS theo các đề bài hiện nay là đều dùng từ em để xưng hô. Các bài văn tương đối giống nhau khi tả/kể về một đối tượng, giống nhau về bố cục. Câu văn của các em viết chưa mạch lạc, còn viết dưới dạng liệt kê. Tiếp theo, có đến 25% (19 GV) GV nghĩ rằng HS viết văn chưa mạch lạc, còn viết dưới dạng liệt kê. Có 11% (9 GV) cho rằng các bài văn tương đối giống nhau về bố cục. Có 10% (8 GV) các bài tương đối giống nhau khi tả/kể về một đối tượng. Cuối cùng có 8% (6 GV) cho rằng HS đều dùng từ em để xưng hô.

Với những đề bài TLV không nêu cụ thể đối tượng giao tiếp và mục đích giao tiếp, chắc chắn rằng lời lẽ trong các bài viết của các em sẽ na ná nhau. Dường như trong mọi trường hợp, các em đều cho rằng mình viết bài văn này là cho cơ giáo, thầy giáo của mình. Nếu như đối tượng giao tiếp chỉ được xác định như thế khiến cho giọng văn của các em cũng dần trở nên khô cứng, rập khuôn. Bởi vậy, vấn đề nêu cụ thể đối tượng giao tiếp trong một đề bài TLV là điều cần thiết với các em. Đối tượng giao tiếp thường để lại dấu ấn rất sâu đậm trong việc hình thành ngơn bản.

2.3.2.2. Những khó khăn chủ yếu trong việc dạy TLV hiên nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống đề bài tập làm văn lớp 4, lớp 5 theo quan điểm giao tiếp (Trang 53 - 54)