Khảo sát thực trạng dạy TLV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống đề bài tập làm văn lớp 4, lớp 5 theo quan điểm giao tiếp (Trang 53 - 65)

2.3. Khảo sát đề bài TLV trong SGK hiện hành và thực trạng dạy học

2.3.2. Khảo sát thực trạng dạy TLV

2.3.2.1. Kết quả bài văn của HS theo các đề bài hiện nay

Bảng 2.4. Bảng thống kê kết quả bài văn của HS theo đề bài hiện nay

STT Kết quả bài văn của HS theo các đề bài hiện nay Số lượng

1 Đều dùng từ em để xưng hô 6/75

2 Các bài tương đối giống nhau khi tả/kể về một đối tượng 8/75

4 Các bài tương đối giống nhau về bố cục 8/75

5 Câu văn chưa mạch lạc, còn viết dưới dạng liệt kê 19/75

6 Tất cả các ý kiến trên 35/75

Biểu đồ trên cho thấy có 46% (35 GV) GV dạy lớp 4, lớp 5 cho rằng kết quả bài văn của HS theo các đề bài hiện nay là đều dùng từ em để xưng hô. Các bài văn tương đối giống nhau khi tả/kể về một đối tượng, giống nhau về bố cục. Câu văn của các em viết chưa mạch lạc, còn viết dưới dạng liệt kê. Tiếp theo, có đến 25% (19 GV) GV nghĩ rằng HS viết văn chưa mạch lạc, cịn viết dưới dạng liệt kê. Có 11% (9 GV) cho rằng các bài văn tương đối giống nhau về bố cục. Có 10% (8 GV) các bài tương đối giống nhau khi tả/kể về một đối tượng. Cuối cùng có 8% (6 GV) cho rằng HS đều dùng từ em để xưng hô.

Với những đề bài TLV không nêu cụ thể đối tượng giao tiếp và mục đích giao tiếp, chắc chắn rằng lời lẽ trong các bài viết của các em sẽ na ná nhau. Dường như trong mọi trường hợp, các em đều cho rằng mình viết bài văn này là cho cơ giáo, thầy giáo của mình. Nếu như đối tượng giao tiếp chỉ được xác định như thế khiến cho giọng văn của các em cũng dần trở nên khô cứng, rập khuôn. Bởi vậy, vấn đề nêu cụ thể đối tượng giao tiếp trong một đề bài TLV là điều cần thiết với các em. Đối tượng giao tiếp thường để lại dấu ấn rất sâu đậm trong việc hình thành ngơn bản.

2.3.2.2. Những khó khăn chủ yếu trong việc dạy TLV hiên nay

Bảng 2.5. Bảng thống kê những khó khăn trong việc dạy TLV hiện nay

STT Những khó khăn trong việc dạy TLV hiện nay Số lượng

1 Thời lượng dành cho phân mơn TLV cịn q ít 13/7

2 HS chưa nắm vững các thao tác, kĩ năng viết văn 1/75 3 HS còn thụ động, khả năng tự làm việc và phối

hợp hoạt động còn hạn chế

11/7

4 HS còn hạn chế về vốn từ: 10/7

Biểu đồ 2.5. Những khó khăn chủ yếu của việc dạy TLV hiện nay

Qua bảng thống kê và biểu đồ trên cho ta thấy được có đến 55% (41 GV) GV cho rằng khó khăn chủ yếu của việc dạy TLV hiện nay là thời lượng dành cho phân mơn TLV cịn q ít, HS chưa nắm vững các thao tác, kĩ năng viết văn. HS còn thụ động, khả năng tự làm việc và phối hợp hoạt động còn hạn chế. Bên cạnh đó, HS cịn hạn chế vốn từ. Có 17% (13 GV) GV cho rằng thời lượng dành cho phân mơn TLV cịn q ít. 14% (11 GV) GV cho rằng HS còn thụ động, khă năng tự làm việc và phối hợp hoạt động còn hạn chế. 13% (10 GV) cho rằng khó khăn chủ yếu của việc dạy TLV hiện nay là do vốn từ của HS còn hạn chế. Cuối cùng còn 1% (1GV) GV cho rằng HS chưa nắm vững các thao tác, kĩ năng viết văn.

Vốn sống, vốn hiểu biết cũng như năng lực và trình độ kiến thức, tình cảm và thái độ của HS còn hạn chế. Vốn từ của các em còn nghèo do các em sinh thường lười đọc sách báo hoặc ít tìm tịi, sưu tầm những tài liệu phục vụ cho kiến thức có liên quan đến mơn học. GV thường xuyên tích luỹ vốn hiểu biết thực tế và cuộc sống văn học cho HS. Có những cảnh vật, sự việc diễn ra quanh ta tưởng chừng như rất quen thuộc nhưng nếu không chú ý quan sát, nhận xét để ghi nhớ thì những điều đó khó có thể đi vào bài văn của các em.

Bên cạnh vốn hiểu biết về thực tế cuộc sống, GV cần giúp HS tích luỹ vốn hiểu biết về văn học thông qua việc đọc sách báo thường xuyên. Nên hướng cho các em đọc các sách hay, phù hợp với lứa tuổi, phục vụ cho việc học tập như: báo Thiếu niên, sách văn học, truyện cổ tích, sách về các danh nhân... HS hiểu biết sâu sắc về thực tế cuộc sống và văn học nhằm giúp trí tưởng tượng và cảm xúc của các em ngày càng thêm phong phú, chân thực. Đây chính là điều quan trọng để bài văn đạt kết quả cao.

2.3.2.3. Khó khăn chủ yếu của HS khi làm văn kể chuyện

Bảng 2.6. Bảng thống kê khó khăn của HS khi làm văn kể chuyện

STT Khó khăn của HS khi làm văn kể chuyện Số lượng

1 HS kể lại được câu chuyện nhờ vào học thuộc

lòng câu chuyện 6/75

2 HS kể lại cốt truyện một cách khô khan 8/75

3 Bài văn của HS chưa có sự lập luận chặt chẽ 12/75 4 Chưa thể hiện được ngoại hình, tính cách,

hành động, suy nghĩ của nhân vật 12/75

Biểu đồ 2.6. Biểu thị khó khăn chủ yếu của HS khi làm văn kể chuyện

Từ biểu đồ và bảng thống kê trên, cho ta thấy có đến 49% GV cho rằng HS thường gặp nhiều khó khăn khi làm văn kể chuyện. HS kể lại câu chuyện nhờ vào học thuộc lịng hoặc kể lại một cách khơ khan. HS chưa lập luận chặt chẽ, chưa thể hiện được ngoại hình, tính cách, hành động, suy nghĩ của nhân vật. Có 16% GV đều cho rằng HS chưa lập luận chặt chẽ và chưa thể hiện được ngồi hình, tính cách, hành động, suy nghĩ của nhân vật. 11% GV cho rằng HS kể lại câu chuyện khơ khan. Cuối cùng có 8% GV cho rằng HS kể lại được câu chuyện nhờ vào học thuộc lòng câu chuyện.

Văn kể chuyện là thể loại văn nghệ thuật gắn liền với đời sống xã hội, có tác dụng giáo dục, tư tưởng tình cảm, kỹ năng sống cho HS tiểu học. Thể loại TLV này vận dụng tổng hợp, ở mức độ cao, vốn tri thức về cuộc sống, tư tưởng, tình cảm, hành động của người nói, người viết. Văn kể chuyện là một thể loại văn nghệ thuật, có đặc trưng thể loại riêng biệt. Xuất phát từ đặc trưng của văn kể chuyện, GV cần sử dụng các biện pháp rèn luyện kĩ năng lập luận

cho học sinh lớp 4 như: định hướng lập luận qua việc xây dựng và sắp xếp các sự việc để tạo thành cốt truyện; định hướng lập luận qua việc kể lại hành động, ý nghĩ và lời nói của nhân vật; định hướng việc lựa chọn các chi tiết miêu tả cùng chủ đề và sử dụng các từ ngữ cùng trường nghĩa để miêu tả ngoại hình nhân vật.

2.3.2.4. Khó khăn của HS khi viết văn miêu tả

Bảng 2.7. Bảng thống kê khó khăn của HS khi viết văn miêu tả

STT Khó khăn của HS khi viết văn miêu tả Số lượng

1 Chưa từng gặp đối tượng miêu tả 1/75

2 Chưa có được kĩ năng quan sát thực tế 8/75

3 Quan sát hời hợt thiếu định hướng, thiếu tinh tế 9/75

4 Khả năng liên tưởng của HS còn hạn chế 18/7

5 Tất cả các ý kiến trên 41/7

Biểu đồ 2.7. Biểu thị những khó khăn của HS khi viết văn miêu tả

lệ 54% cho rằng HS gặp nhiều khó khăn khi viết văn miêu như: chưa gặp đối tượng miêu tả, chưa có được kĩ năng quan sát thực tế, khả năng liên tưởng của HS còn hạn chế. Có 18 GV chiếm 23% cho rằng HS gặp khó khăn khi viết văn miêu tả là do khả năng liên tưởng của HS còn hạn chế. Khả năng viết văn miêu tả của các em còn hạn chế là do HS quan sát hời hợt thiếu định hướng, thiếu tinh tế có 9 GV chiếm tỉ lệ 12% nhận định về điều này. 10% GV (8 GV) cho rằng HS chưa có kỹ năng quan sát thực tế về những cảnh vật, những con người, những cảnh sinh hoạt. Đó chính là những đối tượng để các em quan sát, bộc lộ những hiểu biết, những cảm xúc, những tình cảm của mình. Cuối cùng có 1 GV chiếm tỉ lệ 1% cho rằng HS chưa từng gặp đối tượng miêu tả khi làm văn. Những đối tượng miêu tả có thể các em chưa từng có dịp để quan sát ngoài thực tế, chẳng hạn như tả cảnh vùng quê, tả con sông ở quê em hay một đêm trăng đẹp. Với những đối tượng miêu tả này, những HS ở thành thị rất khó có cơ hội quan sát thực tế nên các em thường gặp khó khăn khi miêu tả. Dẫn tới bài văn của các em thiếu sinh động và cảm xúc.

Văn bản miêu tả không chỉ đơn thuần “tả để mà tả”, mà thông qua việc tả để gửi gắm những suy nghĩ, cảm xúc và đánh giá của HS. Dù miêu tả đồ vật, con vật, cây cối, phong cảnh, con người … tất cả đều chứa đựng tình cảm của người viết với đối tượng đó. Trong nhà trường tiểu học, đối tượng miêu tả chủ yếu là những sự vật có ích thiết thực với đời sống: tả đồ vật, tả cây cối, tả con vật, tả cảnh, tả người.

Để làm tốt bài văn miêu tả, GV cần hướng dẫn HS quan sát các sự vật, hiện tượng, con người. Quan sát là sự vận dụng tất cả các giác quan để nhận biết về đối tượng miêu tả. Dùng mắt để nhận rõ hình dáng, màu sắc, hình khối … của sự vật; dùng tai để nghe âm thanh, tiếng động; dùng mũi để phát hiện các loại mùi. Để tăng khả năng gợi cảm, HS cần sử dụng nhiều những từ ngữ chỉ màu sắc, cảm xúc và những từ ngữ chỉ địa điểm, vị trí khơng gian: trong, trước, giữa, ngoài, sau … tạo cho văn bản những cảnh vật vừa sống động vừa

8%

70% 9%

13%

Rất hứng thú

Bình thường, khơng mấy hào hứng Uể oải, ít hoạt động

Thụ động, khơng hợp tác

cụ thể cuốn hút người đọc, người nghe.

2.3.2.5. Thái độ của HS trong giờ TLV

Bảng 2.8. Bảng thống kê thái độ của HS trong giờ TLV

STT Thái độ của HS trong giờ TLV Số lượng

1 Rất hứng thú, tích cực 6/75

2 Bình thường, khơng mấy hào hứng 52/7

3 Uể oải, ít hoạt động 7/75

4 Thụ động, không hợp tác 10/7

Biểu đồ 2.8. Biểu thị thái độ của HS trong giờ TLV

Qua biểu đồ và bảng thống kê trên, cho thấy có đến 52 GV chiếm 70% cho rằng HS cảm thấy bình thường, khơng mấy hào hứng khi học tiết TLV. Có 13% GV cho rằng HS thụ động, khơng hợp tác. Có 7 GV chiếm tỉ lệ 9% nghỉ rằng HS uể oải, ít hoạt động khi học TLV. Chiếm tỉ lệ ít nhất là 8% (6 GV) HS rất hứng thú, tích cực trong tiết TLV.

Nguyên nhân dẫn đến thái độ không mấy hào hứng của HS lớp 4, lớp 5 khi học tiết TLV là do đề bài TLV khơng kích thích được năng lực thích viết, thích nói của HS. Đề bài quá khuôn mẫu, thiếu các nhân tố giao tiếp. Từ việc thiếu nhân tố giao tiếp, HS không xác định được mục đích của việc tả/kể để

làm gì, hay tả/kể cho ai nghe (đọc) và việc tả/kể trong hoàn cảnh nào. Kết quả của các bài văn điều giống nhau về đối tượng tả/kể là giáo viên dạy, đều xưng em. Bên cạnh đó, TLV là phân mơn khó, địi hỏi HS có vốn từ nhiều, vốn hiểu biết về kiến thức thực tế. Địi hỏi các em có kỹ năng viết văn, viết đúng chính tả, ngữ pháp.

2.3.2.6. Trong việc luyện viết TLV cho HS, GV chú ý đến

Bảng 2.9. Bảng thống kê những điều cần chú ý trong việc luyện viết TLV STT Những điều cần chú ý trong việc luyện viết TLV STT Những điều cần chú ý trong việc luyện viết TLV

cho HS

Số lượng

1 Lỗi chính tả, ngữ pháp 4/75

2 Lỗi diễn đạt ý 23/75

3 Xác định đúng thể loại (chỉ tả là tả, chỉ kể là kể) 7/75

4 Xác định các nhân tố giao tiếp 4/75

5 Tất cả các ý trên 46/75 4% 29% 4% 59% 4%

Lỗi chính tả, ngữ pháp Lỗi diễn đạt ý Xác định đúng thể loại Tất cả các ý trên Xác định các nhân tố giao tiếp

Biểu đồ 2.9. Những điều cần chú ý của GV khi luyện viết cho HS

Từ biểu đồ, ta thấy có 46 GV chiếm 59% GV cho rằng cần chú ý về lỗi chính tả, ngữ pháp, lỗi diễn đạt ý. HS chưa xác định đúng thể loại (chỉ tả là tả, chỉ kể là kể). HS chưa xác định được các nhân tố giao tiếp (hồn cảnh, nội dung, mục đích, đối tượng). Có 29% (23 GV) cho rằng cần chú ý về lỗi diễn

đạt ý của HS. Do đặc điểm về ngơn ngữ của HS lớp 4, lớp 5 cịn hạn chế. Có 4% GV đều cho rằng cần chú ý về lỗi ngữ pháp, chính tả và việc xác định đúng thể loại (kể, tả, viết thư). HS chưa xác định đúng các nhân tố giao tiếp.

Sau khi đánh giá tổng quan về những điều cần chú ý của GV trong việc luyện viết TLV cho HS lớp 4, lớp 5. Chúng ta nhận thấy rằng đa số các em bị lỗi về diễn đạt ý. Do đặc điểm ngơn ngữ của HS tiểu học cịn hạn chế nên các em viết văn chưa mạch lạc, còn viết dưới dạng liệt kê. Một số HS do vốn từ nghèo nàn nên thường dùng từ sai. Muốn làm văn tốt, các em phải hiểu từ và nắm vững ý nghĩa của từ để sử dụng một cách chính xác khi diễn đạt.

2.3.2.7. Khó khăn của GV khi dạy tiết tìm hiểu đề

Bảng 2.10. Bảng thống kê khó khăn của GV khi dạy tiết tìm hiểu đề

STT Khó khăn của GV khi dạy tiết tìm hiểu đề Số lượng

1 HS chưa xác định đúng thể loại TLV 3/75

2 HS chưa xác định được đối tượng sẽ tả/kể 4/75

3 HS chưa lập được dàn ý của để bài TLV 28/75

4 HS chưa xác định được nội dung sẽ tả/kể 13/75

5 Tất cả các ý kiến trên 25/75

6 Ý kiến khác: HS chưa cẩn thận, quá hấp tấp khi đọc đề bài. HS chưa diễn đạt ý trọn vẹn.

2/75 4% 5% 38% 15% 36% 2% HS chưa xác định đúng thể loại TLV HS chưa xác định được đối tượng sẽ tả/kể HS chưa lập được dàn ý của để bài TLV HS chưa xác định được nội dung sẽ tả/kể Tất cả các ý kiến trên

Ý kiến khác

Biểu đồ trên cho ta thấy có đến 38% (28 GV) cho rằng khó khăn khi dạy tiết tìm hiểu đề là HS chưa lập được dàn ý của đề bài. Có 36% (25 GV) cho rằng HS chưa xác định đúng thể loại, chưa xác định được đối tượng sẽ tả/kể, chưa lập được dàn ý của đề bài TLV, chưa xác định được nội dung sẽ tả/kể và HS chưa cẩn thẩn, quá hấp tấp khi đọc đề bài, HS diễn đạt ý chưa trọn vẹn. 15% (12 GV) GV nhận thấy rằng khó khăn khi dạy tiết tìm hiểu đề là do các em chưa xác định được nội dung sẽ tả/kể. Có 5% (4 GV) GV nhận thấy HS chưa xác định được đối tượng sẽ tả/kể. HS chưa xác định đúng thể loại Có 3 GV chiếm 4% cho rằng việc gặp khó khăn khi dạy tiết tìm hiểu đề là do HS chưa xác định đúng thể loại. Có 2 GV cho rằng HS chưa cẩn thận, quá hấp tấp khi đọc đề bài. GV cần giúp HS diễn đạt ý trọn vẹn.

Tiểu kết chương 2

Kết quả khảo sát cho thấy, đa số các đề bài TLV lớp 4, lớp 5 trong SGK hiện hành cịn mang tính khn mẫu, chưa thể hiện rõ được các yếu tố của quan điểm giao tiếp đặc biệt là đối tượng giao tiếp. Từ đó dẫn đến việc kết quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống đề bài tập làm văn lớp 4, lớp 5 theo quan điểm giao tiếp (Trang 53 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)