- Xác định từng thể loại: viết thư, kể chuyện, miêu tả (tả cảnh, tả người, tả cây cối, tả con vật, tả đồ vật).
- Chọn nội dung phù hợp với chương trình dạy học TLV lớp 4, lớp 5. - Xác định các nhân tố giao tiếp trong mỗi đề bài TLV
+ Xác định đối tượng giao tiếp: người tả hay kể là ai? tả hay kể cho ai biết?
+ Xác định mục đích giao tiếp: kể/tả để làm gì?
+ Xác định tình huống giao tiếp (hồn cảnh giao tiếp): kể/tả trong hoàn cảnh nào?
+ Xác định nội dung giao tiếp: kể/tả cái gì? - Xây dựng đề bài TLV.
- Kiểm tra lại đề bài, chỉnh sửa hồn chỉnh.
Ví dụ minh họa cho quá trình xây dựng đề bài TLV theo quan điểm giao tiếp:
Đề bài TLV theo quan điểm giao tiếp: Em có quen người bạn qua thư, bạn là người Việt Nam ở nước ngồi và rất u thích phong cảnh ở Việt Nam nhưng chư có cơ hội về nước tham quan. Em hãy tả một cảnh đẹp của quê hương em để chia sẻ cùng bạn.
- Xác định thể loại: miêu tả (tả cảnh)
- Chọn nội dung phù hợp với chương trình dạy học TLV lớp 4, lớp 5: là văn tả cảnh.
- Xác định các nhân tố giao tiếp trong mỗi đề bài TLV
+ Xác định đối tượng giao tiếp: Viết cho người bạn ở nước ngoài.
+ Xác định mục đích giao tiếp: để chia sẻ về vẻ đẹp của quê hương em và tình cảm em dành cho quê hương mình.
+ Xác định tình huống giao tiếp (hồn cảnh giao tiếp): Trong hoàn cảnh bạn rất yêu thích phong cảnh quê hương Việt Nam nhưng chưa có cơ hội về nước.
+ Xác định nội dung giao tiếp: Tả một cảnh đẹp quê hương.
- Kiểm tra lại đề bài, chỉnh sửa hoàn chỉnh: Kiểm tra đề bài để xem xét lại đề bài đã tạo ra được có phù hợp với các bước đã thực hiện hay khơng. Nếu sai sót cần điều chỉnh lại