Quá trình sản sinh và tiếp nhận lời nói trong hoạt động giao tiếp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống đề bài tập làm văn lớp 4, lớp 5 theo quan điểm giao tiếp (Trang 29 - 31)

1.1. Lí thuyết về quan điểm giao tiếp

1.1.6. Quá trình sản sinh và tiếp nhận lời nói trong hoạt động giao tiếp

1.1.6.1. Q trình sản sinh lời nói

- Định hướng giao tiếp trong q trình tạo lời chính là xác định các nhân tố giao tiếp: nội dung, cách thức, nhân vật, hồn cảnh, mục đích, … Trong các nhân tố kể trên, sự lựa chọn nội dung và cách thức giao tiếp chịu chi phối của những nhân tố giao tiếp cịn lại.

- Lập chương trình biểu đạt trong q trình tạo lời chính là hoạt động tìm ý bằng cách quan sát, tái hiện những điều đã quan sát tưởng tượng những điều có thể xảy ra, theo các nhân tố đã được xác định khi định hướng. Lập chương trình cịn là lựa chọn và sắp xếp các ý đã tìm được theo một trình tự hợp lý để có sản phẩm là một dàn bài cho bài nói, bài viết trong tương lai.

- Hiện thực hóa chương trình trong q trình tạo lời là quá trình chuyển những nội dung đã được lựa chọn và sắp xếp trong dàn bài thành phát ngôn, ngôn bản.

- Kiểm tra, điều chỉnh là hoạt động khơng thể thiếu trong q trình tạo lời. Bởi vì, mỗi cuộc giao tiếp đều nhằm một hoặc một số đích nhất định. Sau khi hoàn thành một phần hoặc tồn bộ cuộc giao tiếp, người nói/người viết cần đối chiếu kết quả với mục đích, nội dung đã chuẩn bị trong phần dàn ý, xác định nguyên nhân không thành công để điều chỉnh kịp thời, cho đến khi kết quả giao tiếp trùng với mục đích ban đầu.

Sự phối hợp thực hiện các thao tác của hoạt động sản sinh lời nói quyết định mức độ thành cơng của cuộc giao tiếp. Khơng ít trường hợp, do thực hiện tốt các bước sản sinh lời nói, cuộc giao tiếp thành công hơn cả sự mong đợi của người nói, người viết. Do vậy, thực hiện tốt các bước trong hoạt động tạo

lời nói là việc cần chú ý trong quá trình giao tiếp.

1.1.6.2. Q trình tiếp nhận lời nói

Tiếp nhận lời nói là hoạt động giải mã từ lời thành ý, là hoạt động nghe hoặc đọc để hiểu những điều mà người nói/nghe thể hiện qua ngơn bản. Việc tìm hiểu nội dung lời nói khơng thể chỉ dừng lại ở ý nghĩa tường minh mà còn phải chú ý tới ý nghĩa hàm ẩn, không chỉ biết tới nội dung sự vật mà còn phải thấu hiểu cả nội dung liên cá nhân của lời nói mà ta nghe hay đọc.

* Quá trình nghe:

Trong hoạt động nghe, tính hiệu vật chất kích thích vào giác quan người nghe khơng phải là đường nét mà là những song âm thanh. Người nghe phải tìm cách luận giải các mặt ngữ âm, ngữ pháp của tín hiệu ngơn ngữ dạng âm thanh để khơi phục lại nội dung thơng báo mà người nói đã truyền đi. Khơng luận giải được nhanh chóng, đầy đủ và chính xác những tín hiệu này, người nghe sẽ bị hạn chế rất nhiều trong việc tiếp nhận thơng điệp. Vì vậy, rèn kỹ năng nghe chính là rèn kỹ năng phân tích – lĩnh hội ngơn bản nói, một kỹ năng khơng thể thiếu trong hoạt động giao tiếp.

Có hai hình thức nghe: nghe trong hội thoại và nghe trong đơn thoại. Việc phân loại này chỉ có tính tương đối vì trong thực tế, ở những điều kiện và hoàn cảnh nhất định, chúng ta có thể biến nghe trong đơn thoại thành nghe hội thoại hay ngược lại.

- Nghe trong hội thoại: là hoạt động nghe diễn ra với sự hiện diện trực tiếp của những người tham gia hội thoại trong điểm không gian hẹp. Khi hội thoại, sự chuyển đổi từ vai người nghe sang vai người nói hoặc vai nói sang vai nghe diễn ra thường xuyên.

- Nghe trong đơn thoại: khơng có sự chuyển vai như nghe trong hội thoại. Thời gian để nghe đơn thoại thường dài hơn thời gian nghe hội thoại, nội dung của đơn thoại do người nói quy định, người nghe khơng tham dự trực tiếp vào việc xác lập nội dung nói. Chính vì vậy, người nghe khó nắm bắt nội dung nói

hơn so với nghe trong hội thoại, mặc dù đề tài có thể được thơng báo trước. * Q trình đọc:

Trong xã hội loại người, giao tiếp bằng chữ được thực hiện từ khi có chữ viết. Nhờ chữ viết mà ngôn ngữ âm thanh được ghi lại và lưu giữ thành dịng mà mắt ta có thể nhìn thấy và đọc được. Đọc là hoạt động lĩnh hội, tiếp nhận thơng tin các ngơn bản viết, là một hình thức của giao tiếp bằng chữ viết.

Ở nhà trường, công việc giảng dạy và học tập phần lớn dựa vào sách. Thông qua đọc sách, các em được mở rộng hiểu biết về thiên nhiên, về cuộc sống con người, về văn hóa, văn minh, về phong tục, tập quán của các dân tộc trên thế giới. Cũng thông qua đọc, các em được bồi dưỡng về năng lực thẩm mĩ, trau đổi kỹ năng sử dụng ngôn ngữ, sử dụng tiếng mẹ đẻ … Vì vậy, đối với HS, đọc mang ý nghĩa giáo dục, giáo dưỡng và phát triển rất lớn.

Hoạt động đọc gồm hai hình thức chủ yếu là đọc thành tiếng và đọc thầm. Dù được thực hiện bằng hình thức nào, đích hoạt động của người đọc đều là chiếm lĩnh những thông tin sự vật và thông tin liên cá nhân mà người viết gửi gắm trong văn bản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống đề bài tập làm văn lớp 4, lớp 5 theo quan điểm giao tiếp (Trang 29 - 31)