Nguyên tắc xây dựng đề bài TLV lớp 4, lớp 5 theo quan điểm giao tiếp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống đề bài tập làm văn lớp 4, lớp 5 theo quan điểm giao tiếp (Trang 65 - 68)

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo phù hợp mục tiêu chương trình

Phân mơn TLV có tính chất tổng hợp, vừa vận dụng các hiểu biết và kĩ năng về Tiếng Việt từ các phân mơn khác vừa phát huy và hồn thiện các kết quả đó. Việc học TLV rèn luyện các kĩ năng làm văn: Kĩ năng phân tích đề, kĩ năng tìm ý, lập dàn ý bài văn, kĩ năng viết đoạn, liên kết đoạn thành bài văn, kĩ năng tự kiểm tra, sửa chữa bài văn nói và viết. Góp phần cùng các mơn học khác phát triển ngôn ngữ, mở rộng vốn sống, rèn luyện tư duy logic, tư duy hình tượng cho HS. Bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ, hình thành nhân cách cho HS.

Khi xây dựng đề bài TLV theo quan điểm giao tiếp cho HS lớp 4, lớp 5 cần căn cứ vào mục tiêu của môn học, xác định kiến thức cần dạy, kĩ năng cần hình thành, phái triển cho HS. Do vậy, những biện pháp xây dựng phải bám sát mục tiêu mơn học. Hình thành và phát triển ở HS các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) cung cấp những kiến thức cơ bản để HS biết cách sử dụng Tiếng Việt làm công cụ tư duy, giao tiếp và học tập, tạo điều kiện cho HS độc lập về suy nghĩ, chủ dộng sáng tạo, bồi dưỡng phương pháp tự học, tạo hứng thú và nhu cầu sản sinh ngôn bản ở HS. Là loại văn giúp người đọc,

người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc, con người, phong cảnh,…. làm cho đối tượng miêu tả như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe.

Kể chuyện là kể lại một chuỗi sự việc có đầu có cuối, có lien quan đến một hay một số nhân vật. Mỗi câu chuyện nói lên một điều ý nghĩa. Miêu tả là vẽ lại bằng lời những đặc điểm nổi bật của cảnh, con người, … để người nghe hình dung được đối tượng miêu tả. Qua việc kể/tả HS hình thành được kỹ năng quan sát sự vật, hiện tượng trong cuộc sống từ đó hình thành được năng lực tạo lập ngôn bản, văn bản.

3.1.2. Ngun tắc đảm bảo tính hệ thống

Q trình dạy TLV là một hệ thống gồm các thành tố cơ bản: đối tượng dạy học (dạy cho ai?), nội dung dạy học (dạy cái gì?), mục đích dạy học (dạy đề làm gì?), phương pháp, hình thức tổ chức, phương tiện (dạy như thế nào?) và kết quả dạy học. Tất cả các thành tố trên có mối quan hệ mật thiết với nhau, quy định, chi phối, ảnh hưởng lẫn nhau. Vì vậy, việc xây các đề bài TLV lớp 4, lớp 5 theo quan điểm giao tiếp phải dựa trên các biện pháp, phương pháp dạy TLV nhằm đảm bảo trật tự khoa học, tính hệ thống của q trình dạy học, giúp quá trình dạy phát triển năng lực giao tiếp trong giờ TLV đạt hiệu quả.

Đề bài TLV giúp định hướng, xác định ý tưởng cho q trình tạo lập văn bản (ngơn bản). Dựa vào đề bài TLV, HS xác định được đối tượng, nội dung, mục đích, hồn cảnh của việc tả/kể. Từ việc phân tích đề bài TLV, HS quan sát sự vật, hiện tượng để tìm ý cho bài văn. HS phân tích đề bài TLV, quan sát đối tượng, tìm ý trong văn bản và tìm ý theo đề bài. HS chọn từ, tạo câu, viết đoạn và liên kết các đoạn thành bài. HS kiểm tra, sửa chữa bài văn.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức

Để thực hiện nhiệm vụ học tập, đặc biệt là học TLV, HS cần vận dụng các kĩ năng, tri thức, kinh nghiệm sống của HS. Nếu đề bài TLV này quá sức, thì HS sẽ khơng hứng thú khi thực hiện, thậm chí HS sẽ tìm cách đối phó hoặc từ

chối. Nếu đề bài quá đơn giản thì hiệu quả thực hiện sẽ hạn chế vì tạo sự lơi cuốn với HS. Vì vậy, việc xây dựng đề bài TLV lớp 4, lớp 5 theo quan điểm giao tiếp phải đảm bảo tính vừa sức với HS, đề bài phù hợp với đặc điểm tâm lí của HS. Đề bài TLV gần gũi với cuộc sống, tạo điều kiện để các em sử dụng kinh nghiệm sống của mình khi làm văn.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo quan điểm giao tiếp trong dạy học Tiếng Việt

Các đề bài TLV được xây dựng phải đảm bào quan điểm giao tiếp, coi trọng sự phát triển kĩ năng nghe, nói, đọc, viết cho HS. Đề bài dạy học TLV theo quan điểm giao tiếp cần đảm bảo các nhân tố giao tiếp:

- Nhân vật giao tiếp: Kể/ tả cho ai?

- Nội dung giao tiếp: Kể/ tả cái gì, điều gì?

- Hồn cảnh giao tiếp: Kể/tả trong hoàn cảnh nào? - Mục đích giao tiếp: Kể/ tả để làm gì?

3.1.5. Ngun tắc đảm bảo sự phù hợp với đối tượng học sinh

Khi xây dựng đề bài TLV theo quan điểm giao tiếp cần chú ý phù hợp với đối tượng học sinh. Để phù hợp với đối tượng học sinh thì cần xem xét một số yếu tố như sau: độ tuổi, trình độ, vùng miền.

Đối với yếu tố độ tuổi của HS lớp 4, lớp 5 thì các em từ 9 đến 10 tuổi. Với lứa tuổi này, các em nảy sinh xử lý sáng tạo những biểu tượng. Trí tưởng tượng của HS bay bổng, phóng khống và chưa bị hạn chế bởi những hình ảnh hiện thực trực quan. Vốn từ của các em ngày càng phong phú, chính xác và giàu hình ảnh, ngơn ngữ phát triển có tính chất logic, có sức truyền cảm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống đề bài tập làm văn lớp 4, lớp 5 theo quan điểm giao tiếp (Trang 65 - 68)