1.1. Lí thuyết về quan điểm giao tiếp
1.1.5. Bản chất của quan điểm giao tiếp
Quan điểm giao tiếp trong việc dạy – học ngôn ngữ (TV) xuất phát từ đặc trưng bản chất của đối tượng và phù hợp với đối tượng. Vì ngơn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người, có chức năng cơ bản nhất là chức năng giao tiếp. Ngôn ngữ vừa tồn tại trong trạng thái tỉnh như một hệ thống – kết cấu tiềm ẩn trong năng lực ngơn ngữ của mỗi người, đồng thời nó cần phải Người nghe (Người đọc)
Tạo lập
Hồn cảnh giao tiếp Mục đích giao tiếp Người nói (Người viết) Văn bản (Ngơn bản) Tiếp nhận Mã hóa Giải mã
Phương tiện giao tiếp
hoạt động để thực hiện chức năng giao tiếp. Trong hoạt động giao tiếp, ngôn ngữ vừa là phương tiện, vừa tạo ra sản phẩm phục vụ cho sự giao tiếp. Dạy học ngơn ngữ theo quan điểm giao tiếp chính là dạy về phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người.
Quan điểm giao tiếp cũng phù hợp với mục tiêu của mơn học: mơn ngơn ngữ nói chung và phân mơn TV nói riêng khơng chỉ có mục đích trang bị kiến thức khoa học về ngôn ngữ, về TV cho HS, mà điều quan trọng là rèn luyện và nâng cao năng lực sử dụng TV trong các hoạt động tư duy, giao tiếp. Ngay trong lĩnh vực kiến thức khoa học về ngôn ngữ, về TV cho HS, mà điều quan trọng là rèn luyện và nâng cao năng lực sử dụng TV trong các hoạt động tư duy, giao tiếp. Ngay trong lĩnh vực kiến thức môn ngôn ngữ cũng không phải chỉ cung cấp những kiến thức có tính chất có tính chất lí thuyết về cơ cấu tổ chức, về hệ thống ngôn ngữ, về nguồn gốc và sự phát triển lịch sử, về loại hình các ngơn ngữ… mà cịn khơng thể thiếu được những hiểu biết về quy tắc sử dụng, về các thao tác và kĩ năng sử dụng ngôn ngữ. Do đó, quan điểm giao tiếp rất phù hợp với mục tiêu các môn học.
Quan điểm giao tiếp được thể hiện trên cả hai phương diện nội dung và phương pháp dạy học. Về nội dung, phân môn TV tạo ra những mơi trường giao tiếp có chọn lọc để HS mở rộng vốn từ theo định hướng, trang bị những tri thức nền và phát triển các kĩ năng sử dụng TV trong giao tiếp. Về phương pháp dạy học, các kĩ năng được hình thành thơng qua nhiều bài tập mang tính tình huống, phù hợp với những tình huống giao tiếp tự nhiên.
Dạy học TV theo quan điểm giao tiếp thực chất là dạy học vì mục đích giao tiếp. Dạy về giao tiếp và dạy trong giao tiếp.
Khi dạy theo quan điểm giao tiếp, GV phải dạy cho HS được học, được tập giao tiếp ở trong bài học, ở lớp rồi biết cách giao tiếp trong thực tế cuộc sống hàng ngày. Biết nói năng, quan hệ ngơn ngữ đúng vai trị, đúng mục đích với người xung quanh, biết nêu nhận xét, đánh giá trước sự vật, sự việc ...
(khơng phải chỉ nhằm tới mục đích là biết làm văn như trước đây).
Quan điểm giao tiếp quán triệt tư tưởng giao tiếp vừa là điểm xuất phát lại vừa là đích hướng tới, vừa là nội dụng lại vừa là định hướng phương pháp và môi trường tổ chức dạy học của tất cả các đợn vị kiến thức.