Nội dung và đối tượng tìm hiểu thực trạng tổ chức hoạt động khám

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng phương pháp dạy học theo dự án vào hoạt động tổ chức khám phá thế giới tự nhiên cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi tại thành phố trà vinh​ (Trang 50 - 52)

TGTN cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại thành phố Trà Vinh

2.1.1. Nội dung

Nhằm tìm hiểu, phân tích và đánh giá thực trạng tổ chức hoạt động khám phá TGTN cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại thành phố Trà Vinh, chúng tôi tiến hành tìm hiểu các nội dung như sau:

+ Nhận thức của GVMN về việc đổi mơi quan điểm dạy học và việc ứng dụng PPDH theo dự án vào quá trình khám phá TGTN.

+ Nhận thức của GVMN về PPDH theo DA trong tổ chức hoạt động khám phá TGTN cho trẻ 5-6 tuổi và những khó khăn khi tổ chức hoạt động khám phá TGTN cho trẻ mầm non.

+ Thực trạng GVMN sử dụng PPDH theo DA trong tổ chức hoạt động khám phá TGTN cho trẻ 5-6 tuổi.

2.1.2. Đối tượng

Tổng số trường mầm non, mẫu giáo trên địa bàn tỉnh Trà Vinh là 18 trường. Trong đó có 10 trường mầm non, 8 trường mẫu giáo (công lập 12 trường và tư thục 6 trường). Tổng số cán bộ quản lý, GV, nhân viên là 525 người; trong đó cán bộ quản lý là 37 người, GV là 340 người, nhân viên là 148 người theo báo cáo sơ kết HKI của phòng Giáo dục thành phố Trà Vinh. Trong quá trình tiến hành điều tra thực trạng chúng tôi đã chọn ra 3 trường mầm non tư thục và 3 trường mầm non công lập có qui mô và số lượng trẻ lớn nhất, vị trí ngay gần trung tâm thành phố và tương đối gần nhau. Cụ thể việc lựa chọn 6 trường mầm non trên vì thỏa một số tiêu chí như sau:

+ Chọn cả trường công lập và trường tư thục nhằm so sánh thực trạng thực hiện tổ chức cho trẻ khám phá TGTN theo hướng lấy trẻ làm trung tâm. Tuy

nhiên, số lượng trẻ và GV tại các cơ sở trường mầm non tư thục khá ít so với các trường mầm non công lập. Để có sự đánh giá khách quan chúng tôi lựa chọn những trường có qui mô, số lượng trẻ, số lượng GV, thâm niên của GV gần tương đương với nhau, không có sự chênh lệch quá lớn.

+ Chủ yếu lựa chọn các mầm non có số lượng lớp đông và có bán trú. Nhằm mục đích có thể thấy rõ các hoạt động cả ngày của trẻ và từ đó có thể dễ dàng quan sát cũng như có sự đánh giá khách quan.

+ Được sự đồng ý và ủng hộ từ phía Ban giám hiệu cũng như GV tham gia nhằm đảm bảo sự chân thật của thông tin. Đối với các trường có đa số GV không có thời gian, hứng thú chúng tôi không tiến hành điều tra.

Dựa trên các tiêu chí trên chúng tôi lựa chọn được một số trường mầm non phù hợp với tiêu chí trên và được sự đồng ý của ban giám hiệu nên chúng tôi quyết định tiến hành điều tra thực trạng tại một số cơ sở gồm có 127 GV trong đó có 59 (chiếm 46.5%) GV trường mầm non tư thục ở 3 trường mầm non tư thục và có 68 (chiếm 53.5%) GVMN công lập ở mầm non ở 3 trường mầm non công lập.

Bảng 2.1. Đôi nét về đối tượng điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng phương pháp dạy học theo dự án vào hoạt động tổ chức khám phá thế giới tự nhiên cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi tại thành phố trà vinh​ (Trang 50 - 52)