Kết qủa tìm hiểu về nhận thức của GV về việc đổi mới PPDH và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng phương pháp dạy học theo dự án vào hoạt động tổ chức khám phá thế giới tự nhiên cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi tại thành phố trà vinh​ (Trang 68 - 75)

2.3. Phân tích kết quả nghiên cứu thực trạng tổ chức hoạt động khám

2.3.2. Kết qủa tìm hiểu về nhận thức của GV về việc đổi mới PPDH và

dụng PPDH theo dự án vào tổ chức hoạt động khám phá TGTN cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua PP phỏng vấn

Để tiến hành vấn đề nêu ở trên, chúng tôi tiến hành phỏng vấn với 12 GV/6 trường (theo phụ lục số 2) và thu nhận được một số kết quả như sau:

Bảng 2.10. Kết quả phỏng vấn GVMN về việc đổi mới PPDH

N=12

Câu hỏi SL Phần

trăm Ý kiến

Câu hỏi số 1: Theo quý thầy/cô tại sao cần phải đổi mới PPDH?

12/12 100% - Giúp GV có thể tự do sáng tạo trong quá trình dạy học

9/12 75.0% - Giúp cho GV dễ dàng thu hút trẻ tham gia vào quá trình học

2/12 16.7% - Trẻ năng động, tích cực và phát triển toàn diện về các mặt, cụ thể là thể

chất, ngôn ngữ, tình cảm – xã hội và thẫm mĩ. Bởi vì trẻ được khuyến khích trình bày ý tưởng của mình.

1/12 8.3%

- Phù hợp với mục tiêu giáo dục hiện nay và không để tuột hậu so thế giới.

2/12 16.7% - Nâng cao chất lượng giảng dạy 7/12 66,7% - Quá khó và chưa có kinh nghiệm

6/12 50.0%

- Không có điều kiện, cơ hội tiếp cận với các PPDH hiện đại hiện nay. Nếu có biết chỉ thông qua một số phương tiện trực tuyến.

2/12 16,7% - Không gặp khó khăn gì

Từ kết quả trên cho thấy, đa số GV điều ý thức được việc đổi mới PPDH là cần thiết. Nhưng khi được phỏng vấn vào vấn đề là tại sao cần đổi mới, đổi mới như thế nào thì GV vẫn chưa trả lời được và ý kiến đưa ra còn ít ỏi cho vấn đề. Nhìn chung, có 100% GV trả lời rằng việc đổi mới giúp cho quá trình dạy và học được tích cực hơn, GV có thể chủ động, sáng tạo ứng dụng các phương pháp dạy mới, còn trẻ được hưởng thành quả của việc đổi mới phương pháp mới là trẻ được trao quyền được suy nghĩ, được nói và được làm điều trẻ yêu thích. Và trẻ bắt buộc học theo cô, không đảm bảo sự phát triển trong dạy học, dạy học đi sau sự phát triển của trẻ khiến chán nản, nội dung học quá nhiều quá lớn, dưới sức ép của GV khiên trẻ sợ hãi việc học.

Khi được phỏng vấn sâu về việc đổi mới PPDH ở trường của các cô có những khó khăn gì? và tại sao? Đa số các cô đều cho ý kiến khá giống nhau là sỉ số lớp đông, trang thiết bị chưa đủ, chưa có khinh nghiệm,… Với những khó khăn trên, cho thấy một phần GV chưa hiểu rõ bản chất có quan điểm dạy học theo dự án, GV còn là người hoạt động chủ yếu nên cảm thấy áp lực, nhiều việc. Nếu GV hiểu và thực hiện đúng quan điểm thì GV có thể nhẹ nhàng hơn trong

công tác quản lý trẻ bởi trẻ đến trường không phải theo cô mà trẻ được đến trường để gặp gỡ bạn bè, được làm những điều mà trẻ thật sự hứng thú.

Tuy nhiên có một số ý kiến tiêu biểu có cô H.N và cô N.T.T.H có một số ý đại diện như :

Cô H.N trường mầm non quốc tế Ischool cho biết: “trường đang thực hiện đúng theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm và thường xuyên ứng dụng PPDH theo DA, PPDH Montessori tuy nhiên khó khăn lớn của các cô là các cô trong trường đa số đều còn trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm. Bên cạnh đó, các cô chưa được trực tiếp quan sát cách thức tổ chức các PPDH trên nên còn lúng túng”

Cô N.T.T.H trường mầm Hoa Hồng cho biết: trường đã có tập huấn bổi dưỡng chuyên môn về việc đổi mới PPDH và giới thiệu một số PPDH mới, trong đó có PPDH theo dự án. Tuy nhiên, đến nay các cô vẫn chưa thể thực hiện được do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan: thói quen, chưa có kinh nghiệm, áp lực về thành tích thi đua, hồ sơ giáo án, số lượng trẻ đông,…các cô cần có thời gian để nghiên cứu tài liệu và thực hành.

Bảng 2.11. Kết quả phân tích về việc ứng dụng PPDH theo DA trong quá trình khám phá TGTN cho trẻ 5-6 tuổi N=12 Câu hỏi Số lượng Phần trăm Ý kiến Câu hỏi số 2 “Giúp trẻ hứng thú và hiệu quả cao trong quá trình trẻ khám phá thế giới tự nhiên, quí thầy/cô đã ứng dụng những PPDH nào?

4/12 33.3%

-Sử dụng nhiều PPDH mang tính trải nghiệm, khám phá.

8/12 66.7%

- Sử dụng nguyên vật liệu có thật

Các cô có ứng dụng PPDH theo DA để tăng thêm sự hứng thú cho trẻ không? Tại sao?

3/12 25.0%

- Có thực hiện, vì đây kế hoạch hằng năm của trường

- Có nghe qua, và chỉ thử nghiệm thử

9/12 75.0%

- Chưa từng thực hiện. Bởi chưa từng nghe qua.

- Không có đủ điều kiện thực hiện về thời gian, kinh phí,…

Căn cứ vào kết quả phiếu khảo sát về thực trạng một số GV cho rằng mình đã từng thực hiện PPDH theo DA, chúng tôi tiến hành phỏng vấn 3 GV ở 3 trường về cách thức mà họ đã tiến hành tổ chức thực hiện một DA như thế nào? Với câu hỏi: Trường chúng ta thực hiện bao nhiêu DA trong một năm, mỗi DA thường kéo dài bao lâu và gồm có những hoạt động nào? Kết quả của các DA đó như thế nào?

+ GVMN ở trường mầm non Ishool cho rằng: trường thường xuyên tổ chức dạy học theo DA mỗi năm có 2-3 DA. Mỗi DA thường kéo dài khoảng 1 tháng. Cách thức thực hiện DA bao gồm nhiều hoạt động. Chẳng hạn: khi thực hiện DA về “dưa hấu” trẻ được nếm vị quả dưa hấu, trang trí quả dưa hấu, chế biến một số thức ăn, nước uống về dưa hấu. Kết quả quá trình thực hiện DA, trẻ biết được tên gọi, hình dạng, mùi vị và cách chế biến nước ép dưa hấu.

+ GVMN mầm non IQ cho rằng: chỉ mới nghe nói có áp dụng thử 1 lần, tuy nhiên gặp khá nhiều khó khăn bởi điều kiện về kinh phí và phương tiện đi lại kahs khó khăn. Khi được hỏi tiếp, tại sao cô không sử dụng điều kiện về địa điểm tham quan trải nghiệm ở gần trường, chúng ta có thể dễ dàng liên hệ và dẫn dắt trẻ mà không cần tốn kém chuẩn bị phương tiện đi lại. Các cô cho rằng mình cũng từng ý định xây dựng kế hoạch thực hiện song kế hoạch bị hoãn lại do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đặc biệt, GV sợ khó quản lý trẻ.

+ GVMN ở trường thực hành Sư phạm: các cô cũng thường xuyên cho trẻ đi tham quan các địa điểm gần đây: Ao Bờ Ôm, Đền Thờ Bác, Siêu thị,…Sau khi học xong một chủ đề nào đó để trẻ được trải nghiệm thực tế. Khi được hỏi,

mục đích của việc tham quan các địa điểm trên vì lí do gì các cô cho rằng để giúp trẻ biết và hiểu về các địa danh của địa phương, trẻ hứng thú được ra ngoài chơi. Sau khi tham quan về, trẻ thường làm gì? Các cho biết sẽ yêu cầu trẻ kể lại những gì trẻ đã thấy, đã biết hoặc trả lời một số câu hỏi của cô. Và cô sẽ giáo dục cho trẻ về lòng yêu quê hương, đất nước.

Tiếp theo trong quá trình phỏng vấn đó, tuy có 9/12 GV (75%) cho rằng mình không thực hiện PPDH theo DA bởi chưa từng nghe qua hoặc khó thực hiện. Thì chúng tôi hỏi GV, về cách thu hút trẻ vào hoạt động khá phá TGTN thì có một số viên chia sẻ như sau:

Cô N.M.T trường mầm mon IQ có một số ý kiến riêng như sau “để thu hút trẻ tham gia vào quá trình tổ chức hoạt động khám phá TGTN thì cần biết cách thức tổ chức, lựa chọn nội dung phù hợp với lứa tuổi, nhu cầu và hứng thú của trẻ. Chẳng hạn lựa chọn chủ đề xuất phát từ những thắc mắc của trẻ và từ đó GV tổ chức hoạt khá phám TGTN nhằm giúp trẻ tự mình tìm kiếm câu trả lời. Căn cứ vào đặc điểm của PPDH theo DA cho trẻ thì đây một trong những cách thức lựa chọn chủ đề và đặc điểm dạy học theo DA mà Lilian G. Katz và các GVMN Reggio đã làm lắng nghe những thắc mắc của trẻ và hướng dẫn dẫn dắt trẻ tìm kiếm câu trả lời.

Cô N.T.C.T trường Thực hành Sư phạm thành phố Trà Vinh cho biết “để gây sự hứng thú cho trẻ và tổ chức được quá trình khám phá TGTN, GV cần tổ chức nhiều hoạt động đa dạng phong phú, chẳng hạn đi tham quan, dã ngoại, sử dụng đồ thật,…Bên cạnh đó, còn luôn động viên và khuyến khích trẻ không nên áp đặt, rầy la, trách phạt trẻ, GV nên ân cần, lắng nghe và quan sát trẻ nhầm giúp đỡ trẻ khi cần thiết. GV cũng cho rằng mình có thực hiện việc một phần của dạy học theo DA bằng cách tổ chức cho trẻ tham quan, dã ngoại,… cũng là một trong những PPDH theo DA. Tuy nhiên để thực hiện theo đúng bản chất của PPDH theo DA thì GV cần xác định công việc cụ thể cho trẻ sau khi tham quan và dã ngoại thì chưa thấy GV thể hiện rõ.

quả giáo dục tuy nhiên khi được hỏi lựa chọn nội dung phù hợp nhu cầu và hứng thú của trẻ? Thì GV chưa trả lời được, còn trả lời theo lối mòn trong sách vở và thiếu thực tế. Bên cạnh đó, mặc dù đặc điểm tự nhiên ở Trà Vinh khá phong phú và đa dạng song GV vẫn còn vất vả và tốn kém trong việc tạo ra đồ dùng đồ chơi ở đây là các mô hình, tranh ảnh,… Bên cạnh đó, một trở ngại rất lớn khiến GVMN e ngại quá trình tổ chức trẻ tham quan thực tế, trãi nghiệm thực tiễn nằm ở vấn đề phụ huynh chưa thật sự hiểu tầm quan trọng và ý nghĩa của hoạt động thực tiễn. Đa số phụ huynh sợ trẻ bị tổn thương, bị côn trùng cắn hay bệnh mà chưa thật sự hợp tác. Bên cạnh đó, ban giám hiệu cũng e ngại việc tổ chức ra trường bởi chi phí đi lại, người quản trẻ,... và khâu tổ chức phức tạp, rườm rà khiến GV lãng tránh không muốn tổ chức.

Kết luận: trong quá trình đổi mới PPDH được hầu hết các GV ở các trường quan tâm, thực hành thế nhưng kết quả lại đạt chưa cao. GV thiếu sự quan sát, bao quát và sự tinh tế, cũng như sự nhạy bén nắm bắt tình hình để có thể hiểu điều trẻ thật sự muốn, chưa thể lắng nghe trẻ,…Bởi vì đây là bước đầu của giai đoạn chuyển mình đổi mới giáo dục nên GV còn nhiều bỡ ngỡ và chưa thật sự thật hiện đúng. Bên cạnh những khó khăn được mô tả ở trên chúng ta còn thấy GV chưa thật sự hiểu và thực hiện đúng PPDH theo DA.

Bảng 2.12. Kết quả phỏng vấn về việc thực hiện PPDH theo DA

Theo câu hỏi số 4,5; phụ lục số 2; với N=12

Câu hỏi Số

lượng

Phần

trăm Ý kiến

Nếu đã nghe biết về PPDH theo DA, quí thầy/cô vui lòng cho biết tại sao chưa ứng dụng hoặc ứng dụng chưa thành công?

8 66.7%

Chưa từng nghe qua, chỉ mới nghe qua chưa thực hiện hoặc thấy trực tiếp nên rất khó thực hiện

6 50.0%

Cảm thấy quá khó. Chưa biết cách thực hiện một DA như thế nào?

khăn ở phía phụ huynh do lo sợ con trẻ bị bệnh, côn trùng cắn, bị thương,…

Hãy cho biết một số lợi ích của PPDH theo DA mà quí cô biết?

7 58.3%

Giúp cho GV phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của GVMN và trẻ.

9 75.0%

Giúp đa dạng hóa các PPDH, GV có nhiều lựa chọn trong quá trình dạy học

9 75.0%

Giảm bớt áp lực thi đua mà vẫn đảm bảo chất lượng giáo dục

Theo bảng số liệu trên cho thấy lí do khiến cho PPDH theo dự ít được GV biết đến hoặc chưa thực hiện bởi chưa có hội được tiếp cận trực tiếp hoặc được hướng dẫn cụ thể từ các chuyên gia vì thế nên các GV cho rằng mình rất ngại thực hiện. Một trong những khó khăn của đa số GV tổ chức hoạt động khám phá thế giới tự nhiên nói chung và theo DA nói riêng là sự e sợ của phụ huynh về các mối đe dọa của tự nhiên đối với sự an toàn của trẻ nên phần lớn phụ huynh trong lớp không đồng ý một số hoạt động tham quan hoặc thực hành, thực nghiệm.

Tuy nhiên để tìm hiểu về mức độ ứng dụng thành công của PPDH này tại trường, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn một số GV tại trường thì GV lại cho rằng họ còn gặp rất nhiều khó khăn khi ứng dụng PPDH này.

Cô K.T.H.N trường mầm non quốc tế Ischool cho rằng việc “ứng dụng PPDH ở trường chưa thành công vì GV còn chưa có kinh nghiệm, phụ huynh chưa thật sự thích đưa trẻ ra ngoài tự nhiên và theo cô PPDH này khá khó thực hiện, tốn kém thời gian và chi phí”. Còn số phần trăm còn lại GV cho biết họ đang rất khó khăn khi ứng dụng PPDH này hoặc là chưa từng thực hiện ở trường

mầm non với nhiều lí khác nhau. Để tìm hiểu rõ về vấn đề này chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn một số GV cho rằng họ có biết về PPDH này và lí do được GV cho rằng họ không thể thực hiện thành công hoặc chưa áp dụng PPDH này vì một số lí do như cô N.T.C.T trường thực hành Sư phạm Trà Vinh cho rằng mình chỉ mới nghe qua khi học tại trường, cũng từng thực hiện thử nghiệm 1 lần tuy nhiên kết quả chưa thành công như mong muốn.

2.3.3. Kết quả thực trạng sử dụng PPDH theo dự án trong tổ chức hoạt động khám phá TGTN cho trẻ mẫu g iáo 5-6 tuổi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng phương pháp dạy học theo dự án vào hoạt động tổ chức khám phá thế giới tự nhiên cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi tại thành phố trà vinh​ (Trang 68 - 75)