Một số tranh vẽ của trẻ về lá cây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng phương pháp dạy học theo dự án vào hoạt động tổ chức khám phá thế giới tự nhiên cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi tại thành phố trà vinh​ (Trang 109)

- Thu được một số tranh vẽ 31 bé. Chúng tôi đã hiểu biết sơ bộ ban đầu về các bé như sau: một số bé có kỹ năng vẽ rất tốt, bé thể hiện được vẽ đúng chiếc lá, tuy nhiên nét vẽ còn đơn sơ, ý tưởng nghèo nàn và gò bó: đa số các bé biết chiếc lá có màu xanh, khi hỏi thêm lá còn có màu gì không? Một số bé cho rằng có màu đỏ? Lá gì và tại sao lá có màu đỏ? thì bé chưa trả lời được.

-Bên cạnh đó, trong lúc đang vẽ một số bé liên tục nói “cô ơi, con không biết vẽ chiếc lá”, hoặc rất nhiều bé hỏi “cô ơi con vẽ chiếc lá vậy được chưa cô?” điều đó chứng tỏ bé chưa thực sự mạnh dạn tự tin thể hiện nhận thức của mình và khá rụt rè.

Danh sách từ hoặc cụm từ mà các em đã nghĩ về lá cây mà chúng tôi thu thập được:

+ Lá có màu xanh + Hình tròn, hình dài + Ăn được

+ Một số không ăn được + Mùi thơm

+ Có lá màu đỏ + Mềm

+ Nổi trên mặt nước + Mọc từ nhánh cây + Chim ở

+ Sâu ăn + Thối,…

Ngày 12/05/2020, chúng tôi thực hiện kế hoạch thứ 2: xây dựng mạng nội. Bé cùng với cô xây dựng thành công mạng nội dung, từ đó cô giáo dễ dàng thu hút sự hứng thú của trẻ bởi cô hiểu được trẻ muốn biết gì và trẻ vô cùng thích thú khi biết được mình sẽ làm gì trong thời gian sắp tới để giải đáp được những thắc mắc của trẻ. Mạng nội dung do trẻ thực hiện cùng với cô, có thêm nội dung mới là cách chăm sóc lá cây trước các loại côn trùng và bệnh dịch vì trẻ thấy lá cây bị sâu ăn, một số lá đóm trắng.

Sơ đồ 3.3. Sơ đồ mạng nội dung sau khi thăm dò sự hứng thú của trẻ

Kết quả tổ chức thực hiện kế hoạch 3: Điều tra về lá cây

Hình 3.3. Nhóm lá kép quan sát và trò chuyện cùng cô

Kết quả thực nghiệm: Một số ý tưởng được trẻ chia sẻ như sau: + Lá cây có nhiều gân phía sau mặt lá

+ Lá cây có 2 mặt, một mặt trơn và mặt nhám + Lá cây có trứng sâu

+ Lá cây dính nhiều bụi bẩn

+ Lá cây non có màu xanh nhạt, lá cây già có màu xanh đậm + Có nhiều kiến đã đan kết lá bàng với nhau làm tổ

Sau đó, các bé tiến hành điều tra một số thông tin về chiếc lá vào phiếu khảo sát (phụ lục số 7)

Hình 3.4. Trẻ thực hiện phiếu điều tra cho các lá cây

Vào ngày 18/05/2020 thực hiện kế hoạch thứ 4: thực hiện thí nghiệm sự hút nước của lá.Kết quả thu được từ hoạt thí nghiệm lá đổi màu:

+Trẻ hiểu được lá héo là do mất nước, muốn giữ lá cây đặc biệt là một số loại xanh nên cung cấp đủ nước cho lá cây. Gân lá có tác dụng đường ống dẫn truyền nước trong chiếc lá.

+ Bé biết cách bảo quản lá cây, rau củ quả được tươi lâu. Cô cung cấp thêm cho trẻ để lá cây tươi xanh có nên bảo quả lá ở nơi bóng mát hoặc ngăn mát tủ lạnh để lá cây không bị héo vì mất nước.

Kết quả thực hiện kế hoạch 5: Tìm hiểu quá trình phát triển của chiếc lá qua phim, tranh ảnh vào ngày 19/05/2020. Sau khi xem xong, Trẻ chia sẽ một nhận biết của mình như sau:

+ Lá phong là biểu tượng của nước Canada và in trên quốc kỳ

+ Lá cây trinh nữ hay còn gọi là mắc cỡ có thể đóng lại lại khi chạm vào + Lá cây to nhất người ta có đứng lên mà không sợ bị té

Các trẻ hoạt động nhóm và vẽ lại quá trình phát triển của 1 chiếc lá từ lá non đến lá già đi, trẻ hoàn thiện bức tranh về quá trình phát triển của chiếc lá

Hình 3.5. Một số sản phẩm vẽ về quá trình phát triển của chiếc lá

Ngày 25 đến ngày 26/05/2020 thực hiện kế hoạch thứ kế hoạch thứ 6 và thứ 7 về việc tổ chức cho trẻ tham quan thực tế và trò chuyện với chuyên gia cây xanh tại vườn ươm cây xanh của trường Đại học Trà Vinh. Sau đó là xây dung vườn rau của bé. Kết quả thu được:Sau khi kết thúc buổi trò chuyện với chuyên về những thắc mắc của trẻ về lá cây, cô giáo và trẻ quay trở về lớp học, tiếp tục thảo luận về những điều mà trẻ thu thập được. GV đối chiếu và kiểm lại những câu hỏi mà trẻ thắc mắc trước khi trò chuyện cùng chuyên gia đã được giải quyết hết hay chưa. Cô giáo đã tiếp giải đáp những vấn đề thắc mắc mà trẻ vẫn chưa giải quyết được. Thực hiện mô hình vườn ươm cây xanh với nhiều nguyên vật mở và nguyên vật liệu tự nhiên (theo phụ lục 4)

Kết quả tổ chức thử nghiệm kết thúc DA

Ngày thứ hai đầu tuần ngày 01/06/2020 cô tổ chức cho trẻ thực hiện kế hoạch thứ 8. Kế hoạch được thực hiện vào ngày thứ 2 của tuần cuối cùng của dự án nhằm tạo điều kiện cho các bé tiếp tục hoàn thiện sản phẩm của mình vào các ngày tiếp theo trong giờ hoạt động góc. Trẻ trưng bày sản phẩm của mình trong lớp học, đồng thời giới thiệu cho bạn bè và cha mẹ đến tham quan, tìm hiểu các công việc mà trẻ thực hiện trong DA và đặt câu về DA.

GV và phụ huynh đã có cơ hội nhìn thấy sự độc lập, tự tin cũng như niềm tự hào của trẻ khi chia sẽ những khám phá mới mẻ của mình cho mọi người thấy. Tuy nhiên, DA đã gặp một số khó khăn do trẻ chưa quen với việc tự mình đưa ra quyết định nên làm gì, muốn làm gì vì thấy GV đã hỗ trợ những trẻ nhiều hơn, đặc biệt là một số trẻ chưa thể trình bày được hết các ý tưởng của mình bằng lời. Song, những sản phẩm và quá trình hoạt động của trẻ diễn ra khá sôi nổi và đầy hào hứng, trẻ thể hiện một cách tuyệt vời sự tò mò, ghi nhớ, kỹ năng làm việc,....Có thể đánh giá, DA đã kết thúc thành công.

3.7. Đánh giá thử nghiệm ứng dụng PPDH theo DA “chiếc lá” 3.7.1. Mục đích và cách thức thực hiện 3.7.1. Mục đích và cách thức thực hiện

Nhằm đánh giá kết quả thực hiện DA tại trường, chúng tôi tiến hành đánh giá quá trình tổ chức hoạt động khám phá TGTN theo DA.

Cách thức thực hiện:

- Chúng tôi tiến hành gửi phiếu đánh giá 1 ban giám hiệu, và 2 giáo viên lớp lá 1 và 2 giáo viên của lớp lá 2.

- Bên cạnh đó, chúng tôi tiến hành phỏng vấn trực tiếp 2 GV trực tiếp quản lý lớp.

Bảng 3.4. Kết quả đánh giá quá trình tổ chức hoạt động khám phá TGTN tự nhiên theo DA N=5 Tiêu chí đánh giá Đạt Tạm được Không đạt Số lượng Phần trăm Số lượng Phần trăm Số lượng Phần trăm -Lựa chọn chủ đề xuất phát từ nhu cầu hứng thú của trẻ. Thông qua hoạt động quan sát trẻ chơi, trò chuyện với trẻ về chủ đề, từ những thắc mắc của trẻ.

4 80.0% 1 20.0% 0 0%

-Chủ đề lựa chọn có đảm bảo cho trẻ có nhiều cơ hội làm việc, trãi nghiệm và gắn liền nhu cầu thực tiễn.

3 60.0% 2 40.0% 0 0%

-Giúp trẻ chủ động tìm kiếm nguồn tài liệu, sự giúp đỡ và tự trẻ xác định những công việc cần làm trong quá trình tìm kiếm câu trả lời.

Tiêu chí đánh giá Đạt Tạm được Không đạt Số lượng Phần trăm Số lượng Phần trăm Số lượng Phần trăm -Xác định những thắc mắc của trẻ. GV hướng dẫn và dẫn dắt trẻ tự mình tìm kiếm câu trả lời. 3 60.0% 2 40.0% 0 0%

- Chia nhóm và giao công việc cho trẻ theo đúng nhu cầu và sở thích.

4 80.0% 1 20.0% 0 0%

-Luôn động viên khuyên khích trẻ, gây hứng thú cho trẻ trong quá trình làm việc khám phá chủ đề

4 80.0% 1 20.0% 0 0%

-Trong quá trình làm việc trẻ có thể hiện sự yêu thích, phấn khởi, tự do sáng tạo, toàn tâm toàn ý làm việc của mình, của nhóm.

4 80.0% 1 20.0% 0 0%

-Phát triển khả năng làm việc

độc lập, làm việc nhóm. 5 100.0% 0 0.0% 0 0%

-Vận dụng tối đa khả năng nhận thức, kỹ năng trong công việc.

4 80.0% 1 20.0% 0 0%

-Phát triển khả năng giao tiếp với bạn bè và giáo viên. Thể hiện sự tự tin của mình qua lời nói khi chia sẻ, trình bày ý kiến.

4 80.0% 1 20.0% 0 0%

-Hình thành và giáo dục hành vi, thói quen cho trẻ: tính trách nhiệm, hợp tác, quan tâm, giúp đỡ bạn bè…

Tiêu chí đánh giá Đạt Tạm được Không đạt Số lượng Phần trăm Số lượng Phần trăm Số lượng Phần trăm

-Tổ chức cho trẻ tham quan, trãi nghiệm thực tế nhằm mục đích thực hiện để thực hiện được 1 công việc, nhằm phục vụ cho việc tạo ra sản phẩm

4 80.0% 1 20.0% 0 0%

- Có sản phẩm cuối cùng của

mỗi kế hoạch hoặc DA 4 80.0% 1 20.0% 0 0%

-Thời gian thực hiện chủ đề tùy theo sự hứng thú và mức độ khó của công việc trong DA

3 60.0% 2 40.0% 0 0%

- Có gửi công việc với Phụ huynh và phối hợp cùng với phụ trong công tác thực hiện chủ đề

5 100.0% 0 0.0% 0 0%

- GV có đánh giá quá trình thực hiện DA của trẻ qua quá trình làm việc và qua sản phẩm

4 80.0% 1 20.0% 0 0%

Từ bảng kết quả trên cho thấy việc tổ chức thử nghiệm DA về chiếc lá nhận được sự đánh giá cao từ phía nhà trường. Các tiêu chí đánh giá đều ở mức độ đạt đạt và không có tiêu chí nào bị đánh giá là chưa đạt.

Song trong quá trình thực hiện DA cũng gặp nhiều khó khăn bởi trẻ chưa thật sự quen với cách việc độc lập để tạo ra sản phẩm của mình và cách làm việc chung với nhóm. Trong quá trình thảo luận nhóm để tạo nên mô hình vườn ươm, các bé chưa thật sự phối hợp cùng nhau, một số bé trong nhóm thường xuyên tranh giành với bạn mình, thích làm việc một mình hơn chia sẽ các ý tưởng với bạn. Tuy nhiên, ở một số các hoạt động sau, thảo luận về cách ăn rau các bé bắt đầu thực hiện khả năng làm việc nhóm tốt hơn.

3.7.2. Kết quả tổ chức hoạt động khám phá TGTN theo DA Bảng 3.5. Kết quả phỏng vấn về quá trình thực hiện DA Bảng 3.5. Kết quả phỏng vấn về quá trình thực hiện DA

Câu hỏi Số lượng

Phần

trăm Ý kiến

Câu 1: Sau khi thực hiện các kế hoạch thực hiện theo dự án, các cô đã hiểu được quá trình tổ chức thực hiện theo dự án, cách thức vận dụng môi trường xung vào quá trình dạy học một cách hiệu quả?

4/4 100% GV điều cho rằng:

- PPDH theo dự án giuos quá trình tổ chức khám phá TGTN linh hoạt và sáng tạo thực sự thu hút được trẻ hiệu quả hơn. Thực hiện khá dễ dàng, hiệu quả và tiết kiệm Câu 2: Sư phát triển về nhận

thức, kỹ năng của trẻ sau dự án đạt hiệu quả như thế nào?

4/4 100% - Trẻ phát triển kỹ năng, ngôn ngữ, kỹ năng xã hội. -Trẻ tự tin và mạnh dạng hơn.

- Thể hiện khả năng sáng tạo Câu 3: Các cô nhận thấy việc

ứng PPDH theo dự án có khả thi? Tại sao?

4/4 100% - Việc thực hiện hoạt động dạy theo DA không quá khó, nhưng lại thu hút trẻ.

- GV hoàn toàn có lồng ghép, tích hợp thực hiện chương trình giáo dục hiện nay

Với câu hỏi số 1 “Nhận xét của GV về phương pháp tổ chức quá trình tổ chức khám “lá cây”, một số GV có những ý kiến cá nhân như sau:

- Cô Đ.T.T.L cho rằng “Phương pháp tổ chức các hoạt động khám phá lá cây đa dạng và thu hút được trẻ tham gia. Trẻ được thể hiện và phát huy khả năng của bản thân học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ bạn bè”

- Cô N.T.C.T cho rằng “hình thức và phương pháp dạy học theo DA thu hút được trẻ dẽ dàng hơn và tiết kiệm được nhiều chi phí về vật liệu dạy học”

Tuy nhiên với câu hỏi số “Câu 2: Sự phát triển của trẻ về các lĩnh vực cũng như các mặt khác như thế nào? Đặc biệt về vận động tinh hay các kỹ năng sử dụng dụng cụ”, một số GV cho một số ý kiến cá nhân như sau:

- Cô N.T.C.T cho rằng: “Quá trình làm việc đòi hỏi trẻ phải cố gắng vận dụng các kỹ năng sử dụng các dụng cụ điều này giúp cho các kỹ năng của được rèn luyện và một số kỹ năng nhờ vào quá trình quan sát bạn bè, cô giáo mà được hình thành. Như vậy, mỗi đứa trẻ được phát triển theo con đường phát triển của riêng mình”

Với câu hỏi số 3: Các cô nhận thấy việc ứng PPDH theo dự án có khả thi? Tại sao?

- Cô Đ.T.T L cho rằng “Việc thực hiện PPDH theo DA có thể thực hiện ở nhiều chủ đề khác nhau, tùy theo chủ đề mà GV có thể thực hiện một số công việc theo PPDH DA, đặc biệt là quá trình điều tra khảo sát tại nhà, phối hợp với phụ huynh.

Với mục tiêu thay đổi PPDH và quan điểm dạy học lấy trẻ làm trung tâm mặc dù đã được triển khai và thực hiện được một thời gian, tuy nhiên qua thực trạng có thể thấy vẫn còn khá nhiều khó khăn, vì vậy việc thử nghiệm PPDH tích cực mới là một việc ý nghĩa và thiết thực trong thời điểm đổi mới PPDH còn gặp nhiều khó khăn. Đa số GV chỉ mới dừng lại mức độ biết về một số PPDH tích cực mới nên khá e dè, lúng túng, sợ sai nên chưa mạnh dạng ứng dụng vẫn còn loay hoay trong việc đổi mới PPDH và lấy trẻ làm trung tâm. Thành ra, việc đổi mới khiến GV cảm thấy khá áp lực, mất nhiều công sức và tài chính. Việc ứng dụng thành công PPDH theo DA giúp GV mạnh dạn thay đổi thái độ và nhận thức của GV về việc thay đổi PPDH và cách dạy học lấy trẻ làm trung tâm thật ra rất dễ lại đạt được hiệu quả cao.

Việc áp dụng PPDH theo DA tại trường đã được đánh giá cao từ phía GV và nhà trường. Trong siêng suốt quá trình thử nghiệm, GV đã thực sự thay đổi

phong cách giảng dạy lấy bản thân làm trung tâm, GV cũng khá bất ngờ với sự chủ động và sáng tạo của trẻ. Mặc dù khó khăn lớn nhất quá trình thử nghiệm trẻ chưa quen với việc đặt câu thắc mắc, đưa ra quyết định lựa chọn công việc cũng như làm việc nhóm,…tuy nhiên, với sự hướng dẫn nhiệt và động viên từ GV trẻ dần dần thể hiện được khả năng tự chủ và làm việc “chăm chỉ” của mình trong quá trình làm việc theo DA. Kết quả đánh giá trên cho thấy các hoạt động thực sự diễn ra hào hứng, thích thú của trẻ, kế hoạch được xây dựng và tổ chức thật sự dựa vào việc lấy trẻ làm trung tâm. So với chương 2, những khó khăn như lớp đông khó quản lý, chưa thu hút được trẻ, trẻ không hứng thú còn nhút nhát và thụ động hay khó khăn việc chuẩn bị nguyên vật liệu giảng dạy đã được giải quyết và có thể thấy được sự thay đổi đó khi quan sát quá trình trẻ làm việc và chia sẻ kinh nghiệm của mình với bạn bè, cô giáo và ba mẹ. Các hoạt động khám phá chiếc lá được tiến hành với hàng loạt hoạt động: trò chuyện, vẽ tranh, nặn, thí nghiệm, quan sát,…tất cả các hoạt động trên đều thực hiện tích hợp xoay quanh chủ đề “chiếc lá”, đây là hoạt động giảng dạy trước đây của các cô nhưng được thực hiện theo DA.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng phương pháp dạy học theo dự án vào hoạt động tổ chức khám phá thế giới tự nhiên cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi tại thành phố trà vinh​ (Trang 109)