Kết quả điều tra về nhận thức của GVMN về đổi mới PPDH và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng phương pháp dạy học theo dự án vào hoạt động tổ chức khám phá thế giới tự nhiên cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi tại thành phố trà vinh​ (Trang 54 - 68)

2.3. Phân tích kết quả nghiên cứu thực trạng tổ chức hoạt động khám

2.3.1. Kết quả điều tra về nhận thức của GVMN về đổi mới PPDH và

nhận thức của GV về PPDH theo DA trong hoạt động khám phá TGTN

Trong quá trình nghiên cứu và điều tra bằng bảng hỏi về thực trạng nhận thức của GV về việc đổi mới PPDH và ứng dụng PPDH theo dự án trong tổ chức hoạt động khám phá TGTN cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, chúng tôi đã thu nhận các kết quả như sau:

Bảng 2.2. Ý kiến của GVMN về việc đổi mới PPDH

Theo câu hỏi số 1:Ý kiến của GVMN về việc đổi mới PPDH? N=127

Ý kiến Số lượng Phần trăm Ghi chú

Rất cần thiết 98 77.2%

Cần thiết 24 18.9%

Ít cần thiết 5 3.9% Không cần thiết 0 0.0% Tổng cộng 127 100%

Từ kết quả trên có thể thấy ý kiến của GVMN về việc đổi mới PPDH như sau: Ở mức độ rất cần thiết và cần thiết chiếm đến 96.1% GV đồng ý với việc cần phải đổi mới PPDH ở các trường mầm non tại thành phố Trà Vinh. Số liệu này chứng tỏ, đa số GV đồng ý với việc đổi PPDH hiện nay, tuy nhiên vẫn cần phải làm rõ tại sao GV lại đồng ý với việc đổi mới PPDH, GV có thật sự hiểu việc đổi mới PPDH là cần bắt đầu từ quan điểm dạy học lấy trẻ làm trung tâm, và việc đổi mới PPDH đã được GV thực hiện như thế nào? Tuy nhiên, việc GV đồng ý với việc đổi mới PPDH chúng ta đã thành công trong việc đổi mới tư duy, suy nghĩ của GV hiện nay, công việc tiếp theo của chúng ta hiện nay là làm sao từng bước tiếp cận PPDH mới, những PPDH mới mang lại sự tích cực, hiệu quả cao hơn trong giáo dục.

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng nhận thấy có 3.9% GV cho rằng việc đổi mới PPDH là ít cần thiết và 0% GV cho rằng không cần thiết. Cũng như đã đề cập ở trên, tuy đa có số GV đồng ý và cho rằng việc đổi mới PPDH là rất cần thiết. Tuy nhiên, vẫn có số ít GV cho rằng ít cần thiết. Vậy câu hỏi đặt ra, điều gì khiến GV cho rằng ít cần thiết?

Như vậy, phần lớn GV đều đồng ý với việc đổi mới PPDH, nhưng đổi mới cái gì và như thế nào? Cũng như tìm hiểu tại sao GV muốn đổi mới PPDH? Chúng tôi tiến hành đến câu hỏi số 2 về xu hướng đổi PPDH của GV, để một lần nữa làm rõ về thực trạng đổi mới PPDH hiện nay.

Bảng 2.3. Ý kiến của GVMN về xu hướng đổi mới PPDH

Với ý kiến về xu hướng đổi mới PPDH hiện nay, các GVMN cho rằng: - Phát huy tính cực chủ động của người học, lấy người học làm trung tâm được 100% GV đều đồng ý.

- Phát huy vai trò chủ động của người dạy có hơn 80% GV không đồng ý với ý kiến này.

- Xây dựng môi trường học tích cực gần gũi tự nhiên, trẻ có nhiều cơ hội hoạt động, trãi nghiệm có hơn 90% GV đồng ý.

- Đổi mới mục tiêu giáo dục, đẩy mạnh mục tiêu phát triển năng lực của người học cũng có trên 80% GV đồng ý.

Từ kết quả trên, cho thấy GV rất có ý thức trong việc đổi mới PPDH bằng cách đề cao tính tích cực chủ động của người học và môi trường dạy học tự nhiên, tạo cho trẻ nhiều cơ hội tiếp xúc với tự nhiên và trải nghiệm cũng được GV đề cao đây là những yếu tố cần thiết trong việc áp dụng các PPDH hiện đại. Đây cũng là những yếu tố quan trọng cần phải có của PPDH theo DA. Nếu GVMN vẫn cho rằng GV là chủ động, tích cực trong lớp (chiếm 14.2%) là cần thiết thì rất khó để áp dụng PPDH hiện đại, điều này chứng tỏ các GV này vẫn đánh giá cao PPDH truyền thống, dạy theo sách vỡ áp đặt từ GV. Thế nhưng, trong quá trình đổi mới chúng ta không thể thay đổi nhận thức của tất cả GV cùng một lúc chúng ta cần có thời gian để thích nghi và thực hành cho GV thấy được lợi ích cũng như hiệu

Như vậy thông qua phiếu khảo sát ở tại 6 trường mầm non, chúng tôi nhận thấy GV có những nhận thức tích cực về việc đổi mới PPDH. Các con số kết quả rất cao về việc đồng ý đổi mới PPDH và các xu hướng đổi mới hiện nay của GV nhìn chung theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm. Tuy nhiên, vẫn có một số GV cho rằng việc đổi mới PPDH dạy học là ít cần thiết. Trong xu hướng đổi mới PPDH có một số ý kiến khá lấp lửng và bỏ ngõ như ý kiến “Đổi mới mục tiêu giáo dục, đẩy mạnh mục tiêu phát triển năng lực của người học” thì GV lựa chọn rất ít, điều đó cho thấy GV vẫn chưa hiểu hết bản chất của việc đổi mới PPDH.

Bảng 2.4. Mức độ sử dụng các PPDH trong quá trình tổ chức hoạt động khám phá TGTN cho trẻ mầm non

N=127

PPDH Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không Tổng

cộng

SL % SL % SL % SL %

PP dạy học theo nghĩa hẹp:

PP đàm thoại 99 78.0% 18 14.2% 10 7.9% 0 0.0% 127 PP kể chuyện, đóng kịch, đóng vai 112 88.2% 12 9.4% 3 2.4% 0 0.0% 127 PP thực hành 98 77.2% 29 22.8% 0 0.0% 0 0.0% 127 PP quan sát, đọc sách, tranh ảnh 113 89.0% 11 8.7% 3 2.4% 0 0.0% 127 PP đánh giá, nêu gương 121 95.3% 6 4.7% 0 0.0%s 0 0.0% 127 PPDH nêu tình huống, nêu vấn đề 12 9.4% 17 13.4% 51 40.2% 47 37.0% 127 PPDH tạo ra môi trường học tập tích cực 39 30.7% 44 34.6% 39 30.7% 5 3.9% 127

PP dạy học theo nghĩa rộng

PPDH theo DA 3 2.4% 29 22.8% 5 3.9% 90 70.9% 127 Ý kiến khác: - PP giáo dục Montessori - PP thực nghiệm - PP làm mẫu - PP thí nghiệm Từ bảng 2.4 chúng ta có thể nhận thấy mức độ GVMN sử dụng các PPDH rất đa dạng. Trong đó có một số PPDH tích cực đã được GV cập nhật và sử dụng như: PPDH theo DA chiếm 25.2% (2.4% + 22.8%), PP nêu tình huống, nêu vấn đề chiếm 22.8% (9.4% + 13.4%), PP tạo ra môi trường dạy học tích cực chiếm 65.3% (30.7% + 34.6 %) tuy nhiên những PPDH dạy học PP đàm thoại, PP kể

chuyện, đóng kịch, đóng vai, PP thực hành, PP quan sát, đọc sách, tranh ảnh, PP đánh giá, nêu gương được Gv sử dụng rất nhiều luôn chiếm khoảng hơn 80%. Cho thấy việc đổi mới PPDH, ứng dụng những PPDH mới cụ thể như PPDH theo dự án còn ứng dụng rất ích.

Riêng với PPDH theo DA có 3 GV (2,4%) thường xuyên thực hiện, có 29 GV (22.8%) thỉng thoảng, có 5 GV (3.9 %) hiếm khi và có 90 GV (70.9%) không sử dụng. Số lượng GV không thực hiện về DA khá lớn, thế nhưng kết quả cho thấy có đến 37 GV (32,0 %) có biết và đã từng thực hiện. Câu hỏi tiếp theo cần đặt ra liệu các GV trên có thực hiện đúng các công việc DA và những GV cho rằng mình không sử dụng PPDH theo dự liệu họ có vô tình hay ngẫu nhiên dạy học theo DA hay không? Xuất phát từ việc GV cho rằng mình đã từng thực hiện một số PPDH có liên quan đến PPDH theo DA GV cho rằng mình cũng có tổ chức cho trẻ tham quan, trãi nghiệm, thực hành và thí nghiệm.

Bảng 2.5. Ý kiến của GVMN về thực trạng quá trình tổ chức hoạt động khám phá thế giới tự nhiên cho trẻ mầm non hiện nay

Theo câu hỏi số 4, phụ lục 1 N=127 Ý kiến Rất đồng ý Đồng ý Không đồng ý TỔNG CỘNG SL % SL % SL % Còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình tổ chức như: chưa thu hút được, trẻ không hứng thú, tập trung,…

87 68.5% 33 26.0% 7 5.5% 127

Tốn kém và mất thời gian chuẩn bị nguyên vật liệu và dụng cụ giảng dạy

55 43.3% 72 56.7% 0 0.0% 127

Nội dung giảng dạy khô

Ý kiến Rất đồng ý Đồng ý

Không

đồng ý TỔNG CỘNG

SL % SL % SL %

Chưa phát huy được tính tích

cực ở trẻ 84 66.1% 38 29.9% 5 3.9% 127 Đã sử dụng tối đa nguồn tài

nguyên thiên nhiên sẵn có chung quanh nhà trường

13 10.2% 81 63.8% 33 26.0% 127

Ý kiến khác:

- Mất nhiều thời gian làm hồ

sơ, giáo án

- Số lượng trẻ đông

- Tốn kém trang thiết, đồ dùng, đồ chơi,…

- Áp lực thi đua, nhà trường, phụ huynh,…

- Quá trình tổ chức tham quan gặp nhiều khó khăn bởi phụ huynh e ngại việc đưa con họ ra ngoài môi trường.

Từ bảng số liệu trên chúng tôi nhận thấy việc tổ chức khám phá TGTN cho mầm non ở các trường còn gặp nhiều khó khăn có hơn 94,5% (68.5% + 26.0%) GV cho rằng mình vẫn còn khó khăn trong quá trình tổ chức các hoạt động khám phá TGTN trong việc thu hút và hấp dẫn được trẻ, điều này thật sự vấn đề lớn bởi đặc điểm của trẻ ở lứa tuổi rất hứng thú và tò mò về thế giới xung mình đặc biệt là TGTN luôn thu hút và hấp dẫn trẻ một cách tự nhiên. Song vẫn còn khá nhiều ý kiến từ GV cho rằng họ chưa sử dụng hết nguồn tài nguyên có sẵn trong trường chiếm hơn 74% (10.2% + 63.8%) và còn có ý khác là áp lực về đồ dùng.

Như vậy, có thể thấy với sự khó khăn trên, căn cứ vào đặc điểm và ý nghĩa của PPDH theo DA có thể giúp cho GVMN giải quyết được khó khăn lớn này. Trà Vinh có điều kiện tự nhiên thuận lợi về đặc điểm thế giới tự nhiên đa dạng, mưa thuận gió hòa, quanh năm ít có gió bão vì vậy việc tổ chức cho trẻ khám phá TGTN khá dễ dàng và ít tốn kém. Song GVMN lại cho rằng mình gặp khó khăn thu hút trẻ bới nhiều lí do khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta cũng biết thiên nhiên có sự thu hút đặc biệt lớn với trẻ, có thể thấy trẻ thích hoạt động với thiên nhiên, trong thiên nhiên và PPDH theo DA này lại giúp trẻ toàn tâm toàn ý tham gia vào quá trình hoạt động. Bởi việc thực hiện công việc khám phá TGTN theo đúng bản chất của PPDH theo DA phải xuất phát từ nhu cầu và hứng thú của trẻ.

Nếu GV hiểu và vận dụng được quan điểm sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên theo Reggio thì việc chuẩn bị nguyên vật liệu sẽ được đơn giản hóa, gần gũi và ít tốn kém. Bởi xung quanh trường có khá nhiều vật dụng tự nhiên mà GV có thể đem vào lớp học để giúp tự do khám phá, hoạt động và làm việc nhằm phát triển sự sáng tạo của bản thân như: đất, cát, đá, vỏ cây, lá cây, nhánh cây khô, quả cây khô,…

Bảng 2.6. Thực trạng về nhận thức của GVMN về PPDH theo DA ( N=127) ( N=127) Thực trạng nhận thức Mức độ Tổng cộng Tư thục Công lập SL % SL %

Chưa biết hoặc chưa từng nghe qua 47 37.0% 3 2.4% 39.4% Đã từng được nghe, nhưng chưa vận

dụng. 39 30.7% 7 5.5% 36.2% Đã từng vận vận dụng, nhưng không thành công. 14 11.0% 0 0.0% 11.0% Đang vận dụng và còn gặp nhiều khó khăn 11 8.7% 0 0.0% 8.7% Đang vận dụng và rất thành công 6 4.7% 0 0.0% 4.7% Tổng cộng 117 92.1% 10 7.9% 100

Kết quả thực trạng về nhận thức của GVMN về PPDH theo DA cho thấy: Có 77 GVMN chiếm 60.6% GV cho biết đã được nghe biết đến PPDH theo DA. Tuy nhiên trong số đó lại có 39 GVMN chiếm 36.2% GVMN chỉ mới nghe qua nhưng chưa từng vận dụng và chỉ có 31 GVMN chiếm 24,4% cho rằng họ đã từng thực hiện PPDH theo DA và có 6 GVMN chiếm 4.7% cho rằng họ đã thực hiện khá thành công. Theo sự phản ánh trong biểu đồ trên cho thấy đa số số lượng hiểu biết về PPDH này lại thuộc nhóm trường mầm non tư thục, còn ở các trường mầm non công lập chỉ có có 7/127 GVMN biết đến chiếm tỷ lệ 5.5%. Tuy con số này khá ít, song đó dấu hiệu khá khả quan bởi GV đã và đang thực hiện rất thành công PPDH này nhưng nó ở trường mầm non tư thục. Câu hỏi đặt ra nếu chúng ta nhân rộng PPDH ở cả 2 loại hình đào tạo chúng ta có được thành công đó hay không? Số lượng GVMN cho biết chưa từng nghe nói đến PPDH này chiếm số lượng còn khá cao có đến 50 GVMN chiếm 39.4%. Tuy nhiên số liệu này cũng cho thấy đã có nhiều GV cũng có sự tiếp cận PPDH này.

Để tìm hiểu về hình thức tiếp cận của của 77 GV về PPDH theo dự án, chúng tôi tiếp tục tìm hiểu với câu hỏi số 6 (phục lục 1), kết quả thu được với 142 lựa chọn ở 2 loại hình đào tạo.

Bảng 2.7. Hình thức tiếp cận về PPDH theo DA của GVMN

N=142 Hình thức tiếp cận PPDH Mức độ Tổng cộng Tư thục Công lập SL % SL %

Từ các trường sư phạm đào tạo GVMN 10 7.0% 1 0.7% 11 Từ báo đài, tivi hoặc internet (trang web,

facebook, zalo, viber,…) 56 39.4% 16 11.3% 72

Từ sách, giáo trình, tài liệu tham khảo 17 12.0% 1 0.7% 18 Từ tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn hằng

năm của trường 7 4.9% 2 1.4% 9

Từ các buổi dự giờ, tham quan trường 13 9.2% 5 3.5% 18

Hình thức khác: đồng nghiệp 13 9.2% 1 0.7% 14

Tìm hiểu rõ về việc phương thức tiếp cận PPDH này của các GV đa số các cô biết các tiếp cận PPDH này qua 2 hình thức chính là tập huấn bồi dưỡng chuyện môn ở trường chiếm 11 (7.7%) và qua các phương tiện truyền thông 72 (50.7%). Tuy nhiên, lại một lần nữa đối tượng chủ yếu được tiếp cận và đang thực hiện PPDH này lại ở chủ yếu trường mầm non tư thục Ishool vì GV được trường bắt buộc thực hiện PPDH này, đồng thời cũng tạo điều kiện cho GV được tham quan và tập huấn cùng với các chuyện gia. Đây là cơ hội thuận lợi cho các sinh viên sư phạm mầm non của trường đại học Đại học Trà Vinh khi được thực tập với trường trong những năm qua. Với hình thức tiếp cận chủ yếu qua phương tiện truyền thông cho thấy một khó khăn lớn của GV, bởi hình thức tiếp cận này không đảm bảo cơ sở dữ liệu cũng như thực tiễn giúp GV mạnh dạng ứng dụng PPDH này tại trường của mình cho nên GV chỉ mới dừng ở mức độ nghe nói đến và biết đến chứ chưa dám mạng dạng thực hiện. Tuy nhiên, với sự đổi mới PPDH các trường đào tạo GV và cơ sở giáo dục đã bắt đầu giới thiệu PPDH này đến GV bằng chứng có 10 GV cho rằng đã biết PP này ở trường đào tạo. Có thể thấy hình thức tiếp cận PPDH theo DA nói riêng và đối những PPDH tích cực khác chúng ta còn hạn chế. Ở những hình thức chính thức như tài liệu, sách vỡ và được tập huấn thì chiếm số lượng khá khiêm tốn.

Để tìm hiểu về nhận thức của 77 GV cho rằng mình có biết về PPDH theo dự án, chúng tôi tiếp tục khảo sát với câu hỏi số 7 (phục lục số 1) đã thu về tổng cộng có 96 lựa chọn cho các đáp án mà GV cho là nói đúng về PPDH này.

Bảng 2.8. Nhận thức của GV về PPDH theo DA N=96 N=96 Nhận thức của GV về PPDH theo DA Mức độ Đáp án Phần trăm SL %

A.PPDH theo DA là một trong những phương pháp dạy học tích cực, lấy người học làm trung tâm. Dạy học theo DA giúp người học tự mình khám phá và giải quyết vấn đề tùy theo xu hướng và năng lực mỗi cá nhân.

50 52.1%

Đúng 69.8%

B. PPDH theo DA là một mô hình dạy học hiện đại,

bao gồm nhiều phương pháp dạy học cụ thể. 17 17.7% C. PPDH theo DA chỉ phù hợp với các cấp bậc học

phổ thông. 22 22.9% Sai 30.2%

D. Nghe qua nhưng chưa hiểu 7 7.3%

Tổng cộng 96 100.0

%

Với ý PPDH theo DA là một trong những PPDH tích cực, lấy người học làm trung tâm. Dạy học theo DA giúp người học tự mình khám phá và giải quyết vấn đề tùy theo xu hướng và năng lực mỗi cá nhân có 50 GV (52.1%). Và với ý kiến PPDH theo DA là một mô hình dạy học hiện đại, bao gồm nhiều PPDH cụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng phương pháp dạy học theo dự án vào hoạt động tổ chức khám phá thế giới tự nhiên cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi tại thành phố trà vinh​ (Trang 54 - 68)