Dự án khám phá TGTN cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng phương pháp dạy học theo dự án vào hoạt động tổ chức khám phá thế giới tự nhiên cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi tại thành phố trà vinh​ (Trang 91 - 103)

3.2. Tổ chức thử nghiệm

3.2.2. Dự án khám phá TGTN cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Tên dự án: Dự án “lá cây”

Thời gian thực hiện: 3-4 tuần

*Lí do chọn DA

Trường thực hành Sư phạm Trà Vinh có khuôn viên rộng và bao phủ bởi nhiều cây xanh và loài hoa đa dạng phong phú. Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc tổ chức khám phá về DA “lá cây” ngay tại trong khuôn viên trường. Bên cạnh đó, trường còn văn phòng và cơ sở chuyên phụ trách về vấn đề ươm mầm, chăm sóc cây xanh ngay tại trường. GVMN có thể dễ dàng liên lạc và tổ chức cho trẻ được tham quan vườn ươm cây giống và trò chuyện cùng với một số chuyên gia chăm sóc cây xanh tại trường. Hiện tại, trường đã từng thực hiện PPDH theo chủ đề với chủ đề về thực vật, cũng có tìm hiểu về một số loại lá cây nhưng chỉ được thực hiện trong giờ hoạt động có chủ đích. Nhưng chưa có các hoạt động trải nghiệm, khám phá hay nghiên cứu sâu về các loại lá cây như PPDH theo DA.

nhìn thấy và cảm nhận vẻ thiên nhiên, của cây cối xanh tươi bao giờ chưa hay trẻ chỉ đi lướt qua chúng. Hằng ngày, trẻ đi học, đi chơi và gặp những cây xanh bên đường, chúng che mát, tạo ra khí oxi và giúp bầu không khí trong lành mỗi ngày,…vậy liệu trẻ có thật sự quan tâm và biết được mối quan hệ giữa trẻ với những cây xanh ấy không? Hay là chỉ chúng ta quá vội vã bước đi qua nhìn nhưng không cảm thấy, mỗi ngày chúng ta đều lướt qua những cây xanh ấy một cách vô tư và vô tình. Những đứa trẻ có biết mối quan hệ giữa cây xanh với chúng là gì không? Chúng có quan tâm đến những cây xanh ấy không? Vì thế nên với điều kiện tự nhiên sẵn rất thuận tiện và thật ý nghĩa khi thực hiện dự án về “chiếc lá”. Thật sự đã có rất nhiều GV trong và ngoài nước thực hiện DA về chiếc lá, những với mỗi dự khác nhau sẽ có kết quả không giống nhau, bởi đây là công trình của trẻ nên dù DA không mấy mới mẻ nhưng được thông qua “bàn tay nhỏ ấy” tất cả không có gì nhàm chán, cũ kỹ. Bên cạnh đó, thiên nhiên nhất định sẽ luôn mang đến cho chúng ta và các đứa trẻ những điều mới mẻ nếu chúng ta thật sự quan tâm và muốn tìm hiểu.

Bên cạnh đó, với DA “lá cây” có thể đáp ứng được các yêu cầu trong chương trình giáo dục của lớp học ở thời điểm hiện tại. Nhiều trẻ đã quan tâm đến chủ đề này bằng chứng là có nhiều em thắc mắc về một số loại cây xanh vừa mới được trồng theo sự kiện trường đại học xanh và các món ăn từ rau xanh được dùng trong bữa trưa. Có một số vườn cây nằm gần đó và hầu hết trẻ em đã có kinh nghiệm trước đó tại vườn cây với gia đình hoặc trường mầm non.

* Mục tiêu DA

- Giúp trẻ tìm hiểu các loại lá cây, cũng như hoạt động khám phá và trãi nghiệm cùng lá cây. Trẻ nhận biết lợi ích của cây xanh thông qua quá trình quang hợp, cung cấp thức ăn cho một số loài động vật,…và các lợi ích cây xanh đối với con người.

- Trong quá trình thực hiện DA đồng thời giúp trẻ phát triển nhận thức, vận động tinh, vận động thô.

tưởng, suy nghĩ của mình.

-Phát triển khả năng quan sát, phán đoán bằng các giác quan đồng thời phát triển khả năng tư duy toán học.

-Giúp trẻ hình thành và phát triển tình yêu với thiên nhiên và môi trường xung quanh. Bên cạnh đó cần tích hợp giáo dục trẻ cách ứng xử nơi công viên, vườn cây, vườn hoa ở nơi công cộng.

* Chuẩn bị dụng, phương tiện gồm có:

- Chuẩn bị kế hoạch thực hiện DA và tài liệu có liên quan chủ đề “lá cây” cho GV ở lớp thử nghiệm.

- Liên hệ chuyên gia về thực vật nhằm thực hiện buổi trò chuyện, giải đáp các thắc mắc của trẻ về lá cây và một số vấn đề liên quan đến lá cây.

- Chuẩn bị một số dụng cụ cần thiết cho việc thực hiện DA: bàn ánh sáng, kính lúp, chậu cảnh, thao nước, kéo, màu sơn,…

-Tổ chức môi trường lớp học - Bố trí và sắp xếp các góc

Chuẩn bị môi trường lớp học

Thời gian thực hiện:2 ngày

Mục tiêu:

- Nhằm xây dựng một môi trường thân thiện với thiên nhiên, khai thác tối đa những nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có nhằm phục vụ cho các công việc sáng tạo trong dự án.

-Thiết kế và xây dựng một môi trường lớp học thuận tiện cho công việc điều tra, khám phá về đối tượng, thúc đẩy tối đa khả năng làm việc nghiêm túc và sáng tạo cho trẻ. Tạo ra được cơ hội học tập, trãi nghiệm hiệu quả ngay trong lớp học cũng là một phần quan trọng trong dự án theo quan điểm “môi trường là người thầy thứ ba” và sử dụng thiên nhiên trong quá trình dạy học theo Reggio.

Nội dung công việc gồm có:

- Cùng với trẻ thiết kế và bố trí một số góc, sắp xếp kệ của lớp học sao cho thuận tiện cho việc trẻ sử dụng và cất dụng cụ trong quá trình trẻ làm việc

- Sưu tầm các nguyên vật liệu, tài liệu, tranh ảnh.

- Thống nhất với trẻ về một số nguyên tắc làm việc trong lớp học

Cách thức thực hiện

- Tiến hành thu dọn và bố trí thêm một số góc học nhằm phục vụ cho quá trình làm việc của trẻ:

+ Góc thư viện: được bố trí gần với vị trí cửa sổ, sắp một bộ bàn và 4-5 cái ghế, trên bàn sẽ có 1 bình hoa nhỏ được trưng bày nhằm tạo không khí nhẹ nhàng, yên tĩnh cho trẻ khi đọc sách. Chúng tôi bổ sung vào đó một số loại sách về thế giới thực vật như: 10 vạn câu hỏi vì sao về thế giới thực vật của tác giả, sự sinh trưởng của vạn vật, bách khoa toàn thư kỳ diệu cho bé (thế giới thực vật), tìm hiểu thế giới tự nhiên qua truyện ngụ ngôn AESOP, tìm hiểu thế giới tự nhiên qua truyện cổ Andersen,… Hướng dẫn trẻ cách thức lấy sách, đọc sách, trả sách về kệ cũng như cách sắp xếp ghế và bàn sau đọc xong.

+ Góc khoa học: sắp xếp góc có bàn làm việc, có các loại giấy tờ, kính lúp, bàn ánh sáng,… nhằm giúp cho quá trình quan sát tìm hiểu, phân tích các mẫu vật trong quá trình thực hiện DA.

+ Góc sáng tạo: lựa chọn vị khá rộng, có các kệ đủ để chứa đựng các rổ nguyên vật liệu mở, tự nhiên đa dạng phong phú: chiếc lá khô, nhánh cây, quả khô, vỏ cây khô, đá, sỏi, vỏ sò, vỏ óc,…Hướng dẫn trẻ cách sắp xếp các rổ chứa, cách vệ sinh và phân loại các nguyên vật liệu sau khi thực hiện xong.

- Sau đó, lựa chọn 1 vị trí đủ rộng và không ảnh hưởng việc di chuyển dùng để trưng bày các sản phẩm của trẻ sau khi thực hiện một công việc nào đó. Giáo viên có thể treo, dán sản phẩm của trẻ.

*Giai đoạn: đánh giá, thăm dò sự hứng thú của trẻ

Thời gian thực hiện:4 ngày

Mục tiêu:

- Xác định nhu cầu, hứng thú của trẻ về chủ đề.

- Xác định khả năng nhận thức, kỹ năng ở mức hiện tại của trẻ về “chiếc lá” giúp trẻ phát triển nhận thức ở “vùng phát triển gần nhất”.

- Xác định nội dung cần dạy trẻ, nội dung mà trẻ muốn khám phá, tìm hiểu

Chuẩn bị: Một số chiếc lá, giấy A0, bút long, bảng từ.

Nội dung công việc gồm có:

- Tiến hành thăm dò sự hứng thú và mối quan tâm của trẻ về chủ đề “lá cây” bằng cách quan sát, trò chuyện với trẻ và phụ huynh về lá cây. Bằng cách thường xuyên di chuyển đến gần các hoạt động vui chơi trong lớp, ngoài sân,…

- Dự kiến trước những điều trẻ đã biết, muốn biết về lá cây thông qua các câu hỏi như sau: các con đã biết gì về lá cây? Các con muốn biết gì về lá cây? Chuẩn bị câu hỏi gợi ý hoặc khơi gợi trí tò mò cho trẻ? Xây dựng mạng nội dung dự kiến.

-Sau đó tổng hợp lại những điều mà trẻ cần học về lá cây. Ghi chép lại những điều mà trẻ chia sẻ, cũng như những câu hỏi của trẻ.

-Lập kế hoạch (các giáo án) thực hiện việc đánh giá thăm dò nhu cầu, hứng thú của trẻ.

Cách thức thực hiện:

Hoạt động 1: Trò chuyện với trẻ về chủ đề

Cô tập hợp ngồi xung quanh cô và GV kể chuyện cho trẻ về việc cây bàng đang rụng lá? Sau đó khuyến khích trẻ chia sẻ câu chuyện của mình về lá cây. Nếu trẻ không kể được GV có thể gới ý cho trẻ nhớ lại một số loại lá cây có xung quanh nhà bé hoặc loại lá cây lạ mà bé từng thấy.

Bảng 3.2. Bảng dự kiến trước về nhận thức của trẻ về “chiếc lá”

Những điều trẻ đã biết Những điều trẻ muốn biết

- Trẻ biết tên gọi một số chiếc lá quen thuộc: lá Cao Kiểng, chiếc lá Trinh Nữ, lá Phượng, chiếc lá Sanh,…

-Biết một hình dạng về lá: lá bảng dài, lá hình tròn, hình trái tim.

- Một số công dụng của lá: dùng

- Tại sao lá thay đổi theo mùa?

- Tại sao có lá thơm và có có mùi hôi? - Tại sao phải ăn rau?

- Hình dạng của một số loại chiếc lá khác: lá phong, lá elip,… là gì?

để ăn, gói bánh, gói xôi,…

- Màu sắc: chiếc lá có màu xanh

chìm?

Hoạt động 2: Vẽ tranh tự do

Cô yêu cầu bé nào thích vẽ tranh có thể vẽ tặng cô một bức tranh về lá cây mà bé thích. Sau đó, 2 cô giáo của lớp sẽ quan sát và trò chuyện về ý tưởng bức tranh của mình. GV lưu ý, không vội chữa sai trẻ ghi nhận tất cả.

Hoạt động 3: Trò chơi nói nhanh

Cô tập hợp trẻ ngồi xung quanh cô, cô giới thiệu trò “nói nhanh”,

Cách chơi: Cô yêu cầu trẻ chia sẻ bất kỳ một từ ngữ, cụm từ hoặc câu nói nào đó có liên đến chủ đề lá cây nổi lên trong đầu trẻ.

Luật chơi: bé không được trùng lặp ý của bạn và không được suy nghĩa quá lâu, nếu suy nghĩ sẽ mất lượt.

Tất cả cụm từ được giáo viên viết vào 1 tờ giấy A0 trước mặt trẻ. Giáo viên gợi ý khi trẻ hết ý tưởng.

Hoạt động 5: Các cô sẽ tổng hợp các thông tin thu thập được các hoạt động trên của trẻ và xây dựng mạng nội dung.

Sơ đồ 3.1. Dự kiến mạng nội dung cho chủ đề “chiếc lá”

* Giai đoạn: bắt đầu DA “lá cây”

Thời gian thực hiện: 1 ngày

- Giúp trẻ xây dựng mạng nội dung sẽ khám phá trong chủ đề, xác định và định hướng các công việc cần thực hiện trong dự án.

- Hình thành, định hướng cho trẻ các lập kế hoạch thực hiện dự án.

Chuẩn bị: các miếng note, bảng nội dung, bút lông

Địa điểm: trong lớp học

Cách thức thực hiện:

- Cô cho ngồi tự do trước mặt cô, giới thiệu với trẻ về mạng nội dung và cách xây dựng mạng nội dung bằng cách chia sẻ với những điều trẻ thắc mắc và muốn biết cô đặt ra câu hỏi cho trẻ: làm cách nào để tìm hiểu những điều này và ai có thể giúp được chúng ta?

- Trẻ thảo luận xác định các công việc cần thực hiện trong DA và chia nhóm thực hiện theo sở thích của bản thân. Để giải quyết những vấn đề trong DA, cô và trẻ chốt lại danh sách các công việc cần làm như sau:

+ Hoàn thành phiếu điều tra một số thông tin về đặc điểm, hình dạng, màu sắc, cấu tạo của lá, cách chăm sóc chiếc lá.

+ Vẽ lại quá trình phát triển của 1 chiếc lá + Xây dựng mô hình vườn rau

+ Tìm ra một số biện pháp để có thể ăn rau + Thực hiện bộ sưu tập lá cây

+ Kể chuyện về lá cây với ba mẹ và cô giáo + Đóng kịch về “lá cây”

+ Trình diễn thời trang về “lá cây”

* Giai đoạn thực hiện các công việc trong DA

Thời gian thực hiện: 2 tuần - 3 tuần (tùy theo nhu cầu sở thích của trẻ)

Mục tiêu: Thực hiện các công việc trong dự án nhằm đạt mục tiêu đã đặt ra trong dự án và giải đáp các thắc mắc cho trẻ. Tổ chức trẻ được tham quan, trãi nghiệm thực tế.

Nội dung công việc gồm có:

đáp được thắc và dự kiến sản phẩm cuối cùng của trẻ trong DA.

- Chuẩn bị đầy các phương tiện nhằm trẻ tự do sáng tạo ra sản phẩm

- Thường xuyên kích thích sự hứng thú của trẻ và giúp đỡ trẻ khi cần thiết. - Khi trẻ tìm được câu trả lời cho bất kỳ câu hỏi nào sẽ được cô ghi nhận lại vào bảng những gì trẻ muốn biết? Tuy nhiên, nếu có những hiểu sai, cô giáo không nên vội vàng sữa sai trẻ mà khuyến khích trẻ thực hiện các công việc tiếp theo trong DA. Nếu trẻ có thêm những thắc mắc cô giáo sẽ ghi thêm.

* Bé điều tra về chiếc lá

Thời gian thực hiện: 2 ngày

 Mục tiêu:

- Nhận biết tên gọi, đặc điểm, cấu tạo, hình dạng, màu sắc của một số loại lá cây mà trẻ thu thập được.

- Hình thành kỹ năng quan sát, phân loại, đánh giá đặc điểm của lá - Kỹ năng cắt dán lá cây vào bìa cứng

- Hình thành thói quen làm việc tỉ mỉ và kỹ năng dọn dẹp vệ sinh sau khi làm việc.

 Địa điểm: Ngoài sân trường và trong lớp học

 Chuẩn bị: Lá cây thu thập được trên sân trường, bàn ánh sáng, bìa cạt tông, kéo, keo.

 Cách thức thực hiện

- Cô cho trẻ thu thập lá cây trên sân trường: Cô và trẻ cùng nhau ra vườn trường và thu thập các loại lá cây có trong vườn trường mang về lớp học.

- Đầu tiên, cô cung cấp và định hình một số kiến thức mà trẻ đã có và một số kiến thức mới cho trẻ về lá cây. Sau đó cô trò chuyện và cho trẻ quan sát bằng bàn ánh sáng và trò chuyện: cô cho trẻ ngồi tự do xung quanh cô, cô giáo khuyến khích trẻ tham gia và nói lên ý tưởng của mình về những gì trẻ khám phá được, nếu trẻ không nói được hoặc chưa có ý tưởng để chia sẻ thứ nhất GV kể chuyện của bản thân mình, thứ hai gợi ý cho trẻ một số nội dung như sau: Giới thiệu cho trẻ về tên gọi, các bộ phận của lá, hướng dẫn trẻ chia sẻ cảm giác, cảm nhận về

bề mặt của chiếc lá (thô, mịn, mềm, gai,..,), hình dạng, kích thước, mùi vị, màu sắc của chiếc lá.

- Cô đặt vấn đề cùng trẻ “làm cách nào để chúng ta tìm hiểu những chiếc lá trong vườn?” Cô cho trẻ đưa ra một số ý kiến, nếu trẻ không đưa ra ý kiến điều tra chiếc lá, cô khéo léo gợi ý cho trẻ thực hiện phiếu điều tra. Nếu bé có đưa ra các ý kiến khác: hỏi phụ huynh, lên mạng,…cô có thể thực hiện vào các hoạt động khác nhau.

- Sau khi tìm hiểu và có một số kiến thức về lá cây, trẻ tiến hành chia nhóm và điền thông vào các phiếu điều tra

- Trẻ sẽ tiếp tục thực hiện hoạt động điều tra chiếc lá trong những hoạt động góc, hoạt động ngoài trời, hoạt động chiều theo nhu cầu và sở thích của bé. Vì dự án là chuổi các hoạt động học, vui chơi liên tục với nhau.

* Tìm hiểu sự hút nước lá cây

Thời gian thực hiện: 1 ngày

 Mục tiêu:

- Nhằm tìm hiểu sự hoạt động của lá cây cũng như ý nghĩa của nước đối với lá cây.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng phương pháp dạy học theo dự án vào hoạt động tổ chức khám phá thế giới tự nhiên cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi tại thành phố trà vinh​ (Trang 91 - 103)