Cơ sở đề xuất thử nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng phương pháp dạy học theo dự án vào hoạt động tổ chức khám phá thế giới tự nhiên cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi tại thành phố trà vinh​ (Trang 86 - 90)

3.1.1. Cơ sở lí luận

Căn cứ cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn dưới đây để chúng tôi tiến hành thiết kế và ứng dụng thử nghiệm PPDH theo DA vào tổ chức hoạt động khám phá TGTN cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi căn cứ vào những đặc điểm như sau:

Cơ sở khoa học:

-Lứa tuổi 5-6 tuổi là lứa tuổi đã chín muồi về mặt ngôn ngữ, nhận thức cũng như tư duy khám phá TGTN. Trẻ có nhu cầu rất lớn trong việc tìm tòi, khám phá, đồng thời vốn kiến thức có nhiều và kỹ năng cũng ổn định. Việc học tập và vui chơi ở lứa tuổi này sẽ cơ sở và là bước đệm để trẻ bước vào lớp 1, vì thế nên tâm thế vừa học vừa chơi của trẻ đang được đổi mới hình thành nên tâm thế học tập sau này. Nếu trẻ học bằng cách làm việc trong DA sẽ giúp đứa trẻ toàn tâm toàn ý vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã có và học được kiến thức, kỹ năng mới một cách đầy hứng thú và tự nguyện. Thế nên có thể thấy việc tổ chức dạy học theo DA ở lứa tuổi này rất thích hợp và tính khả thi cao.

-Việc lựa chọn nội dung tổ chức hoạt động khám phá TGTN theo DA cho trẻ 5-6 tuổi được căn cứ vào đặc điểm và nội dung tổ chức hoạt động khám phá TGTN của trẻ 5-6 tuổi đã được tổng kết ở chương 1 gồm có: phù hợp nội dung tổ chức khám phá TGTN cho trẻ mẫu giáo, gắn liền thực tiễn và phù hợp nhu cầu, hứng thú của trẻ.

- Căn cứ vào lý thuyết về các giai đoạn xây dựng kế hoạch dạy học theo DA thực hiện hoạt động khám phá TGTN cho trẻ 5-6 tuổi đã được đúc kết từ tác giả Kats và PP Reggio, việc xây thực hiện PPDH theo dự án cần đảm bảo thực hiện đúng các đặc điểm của PPDH này như: hướng đến thực tiễn, có hoạt động

phát triển ngôn ngữ, xã hội, hoạt động nhóm và đảm bảo đứa trẻ có thể tự mình tạo ra sản phẩm mang nét độc đáo và sáng tạo của bản thân. Đồng thời, GV hiểu và thực hiện đúng qui trình thực hiện dự án gồm có 4 giai đoạn.

Qui trình thực hiện PPDH theo DA dành cho trẻ mầm non có thể được triển khai như sau:

+ Giai đoạn 1: đánh giá, thăm dò sự hứng thú của trẻ

Thăm dò sự hứng thú của trẻ. Sau khi chọn được chủ đề phù hợp với trẻ, GV cần tiến hành trao đổi với đồng nghiệp để tìm hiểu về chủ đề, tìm kiếm tài liệu cần thiết và các ý tưởng về chủ đề. Xây dựng một mạng nội dung cụ thể có liên quan với chủ đề được lựa chọn.

Tìm hiểu và lập bảng về những gì trẻ đã biết, những gì trẻ cần biết, GV sẽ tiến hành đàm thoại với trẻ, yêu cầu trẻ vẽ tranh về cây cối, kể chuyện và tìm kiếm thông tin từ phụ huynh trẻ. Cuối cùng, GV cùng với trẻ lập nên mạng nội dung theo nhu cầu và hứng thú của trẻ.

Là một phần không thể thiếu trong quá trình lập kế hoạch cho DA, GV cần xác định các nguồn nhân lực có thể tham gia vào DA, sự hỗ trợ từ phụ huynh, tìm kiếm chuyên gia, địa điểm tham quan. GV cần liệt kê sẵn những gì mà phụ huynh cần mang theo hoặc có thể hỗ trợ được trong quá trình thực hiện DA. Sau đó GV sẽ bắt tay vào việc xây dựng kế hoạch.

Giai đoạn 2: Bắt đầu DA.

GV có thể bắt đầu DA bằng các hoạt động đàm thoại, kể chuyện, quan sát đối tượng khám phá,… nhằm mục đích tăng thêm sự hứng thú cho trẻ và xác định các công việc cần thực hiện trong DA trẻ về DA.

Giai đoạn 3: Thực hiện DA.

Thực hiện các công việc đã dự dịnh trong dự án. GV phân chia nhóm trẻ theo nhu cầu của trẻ, cung cấp nguồn tài liệu, nguyên vật liệu cho trẻ, liên hệ với chuyên gia, địa điểm tham quan, tổ chức buổi tham quan thực tế, thí nghiệm, hoạt động trãi nghiệm. Bên cạnh đó, GV cũng có thể người cùng học và hỗ trợ công việc của trẻ trong nhóm. Trẻ là người trực tiếp tham gia các hoạt động

khám phá, trãi nghiệm hay các hoạt động thí nghiệm. Chính trẻ cũng là người trực tiếp tạo ra các sản phẩm cuối cùng theo mục tiêu mà DA đề ra.

Giai đoạn 4: Kết thúc DA và đánh giá. Ở giai đoạn này giáo viên sẽ bàn bạc với trẻ tổ chức một sự kiện qua đó trẻ có cơ hội chia sẻ với người khác những gì trẻ đã học. Trẻ có thể thảo luận và lên kế hoạch kể câu chuyện về dự án của mình các bạn lớp khác, hiệu trưởng và phụ huynh. Hoặc có thể làm triễn lãm dự án, triễn lãm nghệ thuât, các poster liên quan đến dự án và các sản phẩm trong quá trình thực hiện dự án để giúp các em xem xét và đánh giá toàn bộ dự án. Giáo viên có thể khai thác ý tưởng và sở thích của trẻ để chuyển tiếp có ý nghĩa giữa dự án được kết thúc và chủ đề nghiên cứu trong dự án tiếp theo.

- Căn cứ vào thông tư hướng dẫn của bộ giáo dục về thực hiện đổi mới PPDH, thực hiện quan điểm dạy học lấy trẻ làm trung tâm thì PPDH theo DA đáp ứng được những yêu cầu trong đó.

Cơ sở thực tiễn:

- Căn cứ vào cơ sở thực trạng đã nghiên cứu ở chương 2, GV đều đồng ý ứng dụng PPDH mới và mong muốn được ứng dụng PPDH theo DA vào trường mầm non của mình. Như vậy, việc ứng dụng PPDH theo DA là có khả thi, phù hợp với nhu cầu thực tế của GV. Bên cạnh đó, có một số GV của trường cho rằng chỉ mới nghe qua về PPDH theo DA, đa số GV còn lại thì hầu như chưa nghe nói đến. Trong khi đó, PPDH theo dự án mang lại những hiệu quả tích cực cao trong giáo dục thế nhưng GV vẫn chưa tổ chức được PPDH này, GV cần được tập huấn và tổ chức thử nghiệm PPDH. Từ đó GV trở nên mạnh dạn hơn, tự tin ứng dụng PPDH tại lớp, trường của mình.

- Căn cứ tình hình cơ sở vật chất tại trường tại trường có thể đáp ứng được quá trình thực DA tại trường: vườn cây ươm của trường, tổ chăm sóc cây xanh, xe bus trường học,…

3.1.2. Nguyên tắc xây dựng phương án thử nghiệm dự án

Các công việc DA diễn ra một số ngày lần trong tuần dựa vào kế hoạch GV. Tất cả ba GV (2 GV của lớp và chủ nhiệm đề tài) và tất cả trẻ em trong lớp

đều tham gia vào DA. Tuy nhiên, không phải tất cả trẻ em đều tham gia vào mọi hoạt động. Các em chọn hoạt động theo sở thích. Sau khi thu thập đầy đủ thông tin cần thiết về DA, cô giáo và trẻ bắt đầu tham gia các hoạt động trong DA. Để có thể tiến hành ứng dụng thử nghiệm PPDH theo DA trong hoạt động khám phá TGTN cho trẻ 5-6 tuổi được diễn ra một cách nghiêm túc và thành công cần bảo đảm một số nguyên tắc như sau:

- Thứ nhất: GV xác được các đặc điểm của PPDH theo dự án gồm có: có tính thực tiễn cao, trẻ được độc lập tạo ra các sản phẩm mang tính sáng tạo cao, có những hoạt phát triển ngôn ngữ, tình cảm – xã hội, thẫm mỹ.

- Thứ hai: Cần đảm bảo xây dựng được các kế hoạch thực hiện và thực hiện theo đúng kế hoạch đã được xây dựng. Để đảm bảo thực hiện được dạy học theo dự án đòi hỏi người Gv cần biết cách xây dựng các kế hoạch dạy học theo dự án nhằm phát huy tối đa năng lực của trẻ, cũng như đảm bảo sự đánh giá quá trình thực hiện dự án và là cũng là cơ sở giúp GV rút ra các kinh nghiệm cũng như chia sẻ kinh nghiệm của mình với đồng nghiệp.

- Thứ ba: Biết cách tổ chức thực hiện dạy học theo dự án, đảm bảo xác định các giai đoạn thực hiện dự án gồm có 4 giai đoạn. Trong quá trình thực hiện dạy học theo dự án GV cần biết cách quan sát đánh giá tình hình thực tế như thế nào? Mức độ nhận thức, hứng thú của trẻ? Trẻ cần được động viên, khuyến khích hay giúp đỡ? Đôi khi là xác định được thời điểm cần kết thúc dự án theo nhu cầu, hứng thú của trẻ.

3.1.3. Đề xuất phương án thử nghiệm

Sau khi tìm hiểu thực trạng tổ chức hoạt động khám phá TGTN cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, chúng tôi tiến hành thảo luận với GV chủ nhiệm lớp lá 2 và đề xuất ra phương án thử nghiệm tối ưu nhất để GV có thể ứng dụng PPDH theo dự án vào hoạt động khám phá TGTN cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi như sau:

- Giới thiệu và giải thích rõ với GV về PPDH theo dự án thông qua các buổi đàm thoại, trò chuyện với nhau. Giải đáp những thắc mắc cũng như sữa chữa những hiểu sai của GV về PPDH dự án: quá trình thực hiện dự án cần cho

trẻ được tham quan trãi nghiệm tuy nhiên hoạt động đó gắn liền nhu cầu thực tiễn của trẻ, giúp trẻ giải quyết nhiệm vụ trong dự án. Hoạt động nhóm của trẻ cần thể hiện tinh thần đoàn kết, hợp tác phối hợp giữa các thành viên trong nhóm. Sản phẩm thể hiện những gì mà trẻ đã học được, đút kết ra được từ dự án.

- Xây dựng kế hoạch thực hiện dự án theo chủ đề đã chọn

- Tiến hành bàn bạc, lựa chọn địa điểm tham quan, chuyên gia hướng dẫn, giải đáp thắc mắc cho trẻ.

- Chuẩn bị môi trường lớp học thuận tiện cho việc di chuyển, làm việc và có đầy các nguyên liệu tự nhiên, nguyên vật mở giúp cho công việc của trẻ được hấp dẫn hơn kích thích được sự sáng tạo của trẻ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng phương pháp dạy học theo dự án vào hoạt động tổ chức khám phá thế giới tự nhiên cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi tại thành phố trà vinh​ (Trang 86 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)