Nội dung khám phá TGTN cho trẻ 5-6 tuổi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng phương pháp dạy học theo dự án vào hoạt động tổ chức khám phá thế giới tự nhiên cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi tại thành phố trà vinh​ (Trang 35 - 37)

1.3. Tổ chức hoạt động khám phá TGTN cho trẻ 5-6 tuổi

1.3.4. Nội dung khám phá TGTN cho trẻ 5-6 tuổi

TGTN rất đa dạng và phong phú vì thế khi lựa chon nội dung tổ chức hoạt động cho trẻ khám phá thế giới tự nhiên ở trường mầm non được tổ chức xuất phát từ nhu cầu, hứng thú của trẻ theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm. Trẻ mầm non luôn nhu cầu tìm hiểu rất lớn về TGTN. Để xác định nội dung khám phá TGTN cho trẻ MG thì GV cần năm rõ một số yêu cầu như sau:

- Lựa chọn các đối tượng gần gũi xung quanh trẻ, quen thuộc với cuộc sống hằng ngày của trẻ trước sau đó mở rộng các đối tượng mới mẻ, khác với lại nơi trẻ đang sống. Chẳng hạn với chủ đề thực vật, nên cho trẻ tìm hiểu về cây bàng, cây còng,… rồi đến phong (nước Canada), hoa anh đào (Nhật Bản),…

- Cần lựa chọn các đối tượng theo nhu cầu, hứng thú, kinh nghiệm của trẻ. Bên cạnh đó cũng cần phải phù hợp với đặc điểm phát triển theo từng giai đoạn phát triển với từng cá nhân trẻ. Tuy nhiên, GV cũng cần chủ động và sáng tạo với các nội dung cần thiết với trẻ chẳng hạn như: kỹ năng bảo vệ thân thể, kỹ năng tự phục vụ, giáo dục đạo đức tốt,…

- Lựa chọn các nội dung có nhiều cơ hội hoạt động cho trẻ.

- Lựa chọn nội dung có chứa đựng những giá trị xã hội mà trẻ cần để sống: quy tắc ứng xử nơi công cộng, thái độ và ý thức về bảo vệ môi trường sống,…

- GV có đủ nguồn để cung cấp kinh nghiệm như nới tham quan, vật thật,… nhằm đảm bảo trẻ được sử dụng các giác quan của mình để khám phá các đối tượng (Nguyễn Thị Thu Hiền, 2014).

Từ những khái niệm, yêu cầu, cơ sở của việc xác định trên, nội dung tổ chức hoạt động khám phá TGTN cho trẻ MG 5-6 tuổi bao gồm những nội dung:

- Nội dung hướng dẫn làm quen với động vật:

+ Tiếp tục trẻ nhận biết các đặc điểm đặc trưng của các loại động vật phổ biến và mở rộng ra một số loại động vật đặc biệt như loài vật đã tuyệt chủng (khủng long), một loài vật sách đỏ (tê giác, sao la, báo, sư tử,…), loài vật siêu nhỏ (vi khuẩn). Định hướng hoặc tổ chức tình huống trẻ khám phá mối liên hệ giữa cấu tạo của động vật với cách di chuyển, cách kiếm ăn, môi trường sống;

mối liên hệ giữa động vật với nhau và với con người; sự phát triển, trưởng thành của một số loài động vật. Cho trẻ biết động vật sống ở khắp nơi trên Trái Đất; các loài động vật đặc trưng cho từng vùng miền.

+ Phát triển kĩ năng phân tích, so sánh, nhận xét sự giống nhau và khác nhau của một số động vật nuôi trong gia đình, động vật hoang dã, động vật trên cạn, động vật dưới nước.

+ Phát triển những tình cảm tích cực với các loài động vật, không chọc phá các loài vật nuôi trong nhà, yêu thương và bảo vệ các loài động vật hoang dã. Cũng như, giáo dục cho trẻ một số kỹ năng sống cần thiết như tránh xa khi vật nuôi hung dữ, cách xử lý khi bị vật nuôi, côn trùng hoặc loài vật hoang dã cắn (Lê Thị Ninh, 2005 & Bùi Thị Giáng Hương 2013).

- Nội dung hướng dẫn trẻ làm quen với thực vật:

+ Tiếp tục định hướng cho trẻ nhận biết các đặc điểm đặc trưng của các loại thực vật phổ biến và mở rộng ra một số loại thực vật đặc biệt cây bắt mồi; cây phong lá đổi là biểu tượng của nước Canada và thay đổi theo mùa, hoa xác chết ở Indonexia có mùi như xác chết và loài hao lớn nhất thế giới,…

+ Tiếp tục xây dựng tình hướng để trẻ có thể so sánh sự khác nhau, giống nhau của hai hay nhiều đối tượng về các loại cây, hoa, quả.

+ Có kỹ năng phân loại thực vật theo một hoặc nhiều dấu hiệu và đặt tên cho nó

+ Hình thành ở trẻ có tình yêu thiên nhiên và các thể hiện tình cảm của mình dành cho thiên nhiên.

+ Phát triển một số kỹ năng sống cần thiết như cách trang trí nhà bằng một số loài cây cảnh, cách bảo vệ thân thể trước một số loài cây cảnh nguy hiểm, xử lý khi bị ngộ độc do nuốt, chạm hoặc ngửi phải thực vật có độc (Lê Thị Ninh, 2005 & Bùi Thị Giáng Hương 2013).

-Nội dung hướng dẫn trẻ làm quen với thế giới vô sinh

+ So sánh hai hay nhiều yếu tố tự nhiên vô sinh qua đặc điểm về màu sắc, trọng lượng, thành phần, kết cấu, tính chất, tên gọi theo sự tác động và công

dụng

+ Dạy trẻ nhận xét được sự đa đạng của yếu tố tự nhiên vô sinh bằng tên gọi theo sự thay đổi trạng thái và môi trường khác nhau.

+ Dạy trẻ có kỹ năng phân loại yếu tố vô sinh theo 1 hoặc nhiều dấu hiệu và đặt tên cho nó

+ Giáo dục trẻ có những thái độ đúng đắn với thiên nhiên, môi trường xung quanh, đặc biệt ở những nơi công cộng và gia đình. (Lê Thị Ninh, 2005 & Bùi Thị Giáng Hương 2013).

- Nội dung hướng dẫn trẻ làm quen với các hiện tượng tự nhiên:

+ Tiếp tục dạy trẻ so sánh sự khác và giống nhau của các mùa trong năm, các hiện tượng thời tiết (gió, mây, mưa, bão, sấm, chớp...)

+ Xác định, dự đoán sự thay đổi thời tiết qua việc quan sát bầu trời vào các thời gian khác nhau. Nội dung hình thành biểu tượng về Trái Đất và giáo dục thái độ nhân văn cho trẻ: Cung cấp tri thức cho trẻ về sự xuất hiện của con người trên Trái đất. Sau đó, định hướng trẻ làm quen với sự giống nhau và khác nhau giữa mọi người trên Trái đất về màu da, vị trí địa lí, dân tộc: Mọi người giống nhau ở điểm nào? Làm thế nào phân biệt người và động vật?

+ Giúp trẻ gắn bó với thiên nhiên như ngắm mưa, tắm mưa,… để từ đó hình thành thái độ, tình cảm tốt đệp với thiên nhiên.

+ Giúp trẻ có một số kỹ năng sống cần thiết: xử lý khi gặp mưa, khi có sấm sét bé và gia đình nên làm gì (Lê Thị Ninh, 2005 & Bùi Thị Giáng Hương 2013).

Tóm lại, nội dung tổ chức cho trẻ khám phá TGTN rất phong phú và đa dạng, song dựa vào nguyên tắc cũng như đặc điểm nguồn tri thức về TGTN, đặc điểm nhận thức của trẻ MG 5- 6 tuổi, các nhà giáo dục có thể lựa chọn nội dung phù hợp để tổ chức hoạt động cho trẻ khám phá TGTN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng phương pháp dạy học theo dự án vào hoạt động tổ chức khám phá thế giới tự nhiên cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi tại thành phố trà vinh​ (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)