Đặc điểm hoạt động khám phá TGTN của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng phương pháp dạy học theo dự án vào hoạt động tổ chức khám phá thế giới tự nhiên cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi tại thành phố trà vinh​ (Trang 28 - 30)

1.3. Tổ chức hoạt động khám phá TGTN cho trẻ 5-6 tuổi

1.3.1. Đặc điểm hoạt động khám phá TGTN của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Đặc điểm hoạt động khám phá TGTN của trẻ mầm non có những đặc điểm riêng, mang tính chất đặc trưng theo từng lứa tuổi. Có thể thấy giai đoạn trẻ 5-6 tuổi có những nhu cầu nhận thức và hoạt động khám phá khác với các lứa tuổi còn lại, tuy nhiên nó vẫn mang một số đặc điểm chung giống nhau. Đó chính là các cơ sở giúp GV có thể tổ chức tốt quá trình khám phá TGTN.

Trẻ có nhu cầu rất cao trong việc nhận thức thế giới xung quanh. Nó xuất hiện ở trẻ ngay khi sinh và phát triển mạnh vào cuối tuổi nhà trẻ và ở lứa tuổi mẫu giáo. Biểu hiện rõ nhất qua các câu hỏi được đặt ra liên tục cho người lớn: Đây là cái gì? Tại sao? Làm như thế nào?... (Hoàng Thị Phượng, 2011).

Trẻ 5-6 tuổi còn có những đặc điểm riêng về ngôn ngữ, tư duy, nhận thức, thể chất của trẻ 5-6 tuổi đã phát triển đa dạng và phong phú hơn, mang một số đặc điểm riêng như sau:

+ Trẻ 5-6 tuổi đã tích luỹ được vốn kiến thức rất phong phú, kỹ năng nhận xét, so sánh cũng đã phát triển hơn so với mẫu giáo nhỡ. Do vậy. Số lượng đối tượng cho trẻ nhận xét và so sánh có thể nhiều hơn so với hai lứa tuổi trước. Câu hỏi của GV cần mang tính khái quát cao hơn. Trẻ không chỉ nhận xét, trả lời câu hỏi của cô mà còn tự đưa câu hỏi cho bạn bè, đưa ra những thắc mắc của mình. Hoạt động nhóm và hoạt động chủ yếu của lứa tuổi này.

+ Chú ý của trẻ mẫu giáo lớn cũng tập trung hơn và bền vững hơn. Ghi nhớ cũng có tính chủ động hơn.

+ Trẻ mẫu giáo lớn có khả năng tổng hợp và khái quát hóa những dấu hiệu đơn giản tiêu biểu bên ngoài. Trẻ biết so sánh đặc điểm giống nhau và khác nhau của một số đối tượng, biết phân nhóm các đối tượng theo một hoặ một vài dấu hiệu rõ nét.

+ Trẻ đã phát triển mạnh mẽ kiểu tư duy trực quan hình ảnh và cuối độ tuổi tư duy trực quan sơ đồ xuất hiện. Nó cho phép trẻ đi sâu vào các mối quan hệ phức tạp của sự vật, hiện tượng giúp trẻ lĩnh hội kiến thức ở trình độ cao hơn và

phức tạp hơn. Theo tác giả L.A.Venger, tư duy trực quan sơ đồ của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi là quá trình hình thành các biểu tượng về không gian với hai thao tác trí tuệ là sơ đồ hóa (mã hóa), tức là sắp xếp vị trí của các sự vật trong không gian thật (3 chiều) vào một sơ đồ (không gian 2 chiều) theo một chuẩn trong một hệ qui chiếu nhất định bằng các ký hiệu đã được qui ước và đọc hiểu sơ đồ (giải mã) tức là từ một sơ đồ không gian 2 chiều trẻ có thể xác định được vị trí của các sự vật tồn tại trong không gian thật (3 chiều) theo hướng và mốc định hướng nhất định. Tư duy trực quan sơ đồ là kiểu trung gian quá độ (tư duy trừu tượng). Kiểu tư duy này đã xuất hiện ở mẫu giáo lớn khi trẻ biết sử dụng thành thạo các vật thay thế. Khi đã phát triển tốt chức năng ký hiệu của ý thức, trẻ đã bắt đầu hiểu rằng có thể biểu thị một sự vật hay một hiện tượng nào đó bằng ngôn ngữ hay kí hiệu khác (Hoàng Thị Oanh và Nguyễn Thị Xuân, 2011).

Theo J.Piaget cho rằng trẻ từ “2-7 tuổi là giai đoạn tiền thao tác, tức là ở giai đoạn này trẻ vẫn chưa hình dung ra những vận động của sự vật hay biến đổi cũng như kết quả của chúng, vì trẻ chưa có khả năng bảo toàn hay khả năng suy luận logic, chưa có tính đảo ngược trong tư duy. Ngược lại, ở giai đoạn thao tác cụ thể (7-11 tuổi) trở đi trẻ đã có khả năng suy luận và hình dung ra sự biến đổi của sự vật cũng như kết quả của chúng” (Đinh Thị Tứ và Phan Trọng Ngọ, 2008). Trẻ 5-6 tuổi là lứa tuổi cuối cùng của giai đoạn tiền thao tác và tiến tới giai đoạn thao tác cụ thể vì thế nhận thức của trẻ đã vô cùng đa đạng và phong phú. Bên cạnh đó, J.Piaget chỉ ra quá trình hình thành trí khôn của trẻ là sự đồng hóa, điều ứng. Nghĩa là đứa trẻ tiếp nhận toàn bộ dữ kiện của kinh nghiệm về những hình ảnh, biểu tượng vào các khuôn khổ của nó, sau đó trí khôn sửa đổi không ngừng những cấu trúc ấy để hiệu chỉnh chúng theo những dữ kiện mới. Sự đồng hóa, điều ứng và tổ chức đặc thù các cấu trúc sơ khai của trẻ 5-6 tuổi đã linh động hơn, trẻ có khả năng thăm dò các vật thể và hiện tượng mới, cũng như áp dụng các cấu trúc sơ khai đã biết vào các tình huống mới; khám phá ra các sự vật, hiện tượng mới bằng thử nghiệm tích cực (Phạn Trọng Ngọ, 2003).

từ sự tương tác với môi trường xung quanh, những tinh hoa văn hóa ở những nền văn hóa khác nhau sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển nhận thức của trẻ. Điều này trái ngược một chút với quan điểm của Piaget ở trên vì ông cho rằng nhận thức của trẻ có được nhờ sự khám phá của bản thân trẻ, mang tính chung giống nhau, vì ông bỏ qua tính đa đạng văn hóa vùng miền. Nhưng đề tài không đề cập đến vấn đề mâu thuẫn giữa Vygotxky và Piaget mà chúng tôi chỉ hướng tới sự vận dụng quan điểm của mỗi người vào quá trình dạy học. Ông cho rằng sự phát triển của gắn liền hoàn cảnh xã hội, điều đó có nghĩa là sự phát triển của trẻ phụ thuộc vào người lớn và thế giới môi trường xung quanh. Sự phát triển nhận thức của trẻ sẽ thay đổi khi môi trường sống bị thay đổi. Theo ông mỗi sự nhận thức của trẻ gồm có vùng phát triển hiện tại và vùng phát triển gần nhất. Ông cho rằng giáo dục cần có sự phát triển vì thế nên trong quá trình dạy học GV cần xác định được vùng phát triển hiện tại và trong phạm vi vùng phát triển gần nhất GV nên sử dụng những bài tập hợp tác, trò chơi… nhằm giúp trẻ phát triển tốt nhất. Vygotsky cũng đưa ra một khái niệm quan trọng: “giàn giáo” được hiểu như một cấu trúc giá đỡ cho sự phát triển của trẻ, mà tương tác xã hội chính là nguồn cung cấp “giàn giáo” cho trẻ phát triển khả năng nhận thức và sự hiểu biết (Nicky Haye, 2005). Ông cũng cho rằng đứa trẻ tiếp thu nhận thức từ người lớn một cách chủ động chứ không phải thụ động kiểu sao chép. Trẻ em có hứng thú và thích khám phá môi trường xung quanh, trẻ hoạt động một cách tích cực và độc lập vì thế nên trẻ có thể tiếp thu, lĩnh hội kiến thức theo phương thức của riêng mình và tạo ra sự phát triển trong tương lai (Nguyễn Bảo Chung, 2016)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng phương pháp dạy học theo dự án vào hoạt động tổ chức khám phá thế giới tự nhiên cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi tại thành phố trà vinh​ (Trang 28 - 30)