Ứng dụng PPDH theo DA trong khám phá TGTN cho trẻ 5-6 tuổi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng phương pháp dạy học theo dự án vào hoạt động tổ chức khám phá thế giới tự nhiên cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi tại thành phố trà vinh​ (Trang 37)

1.4.1. Định hướng đổi mới PPDH

Đề án phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2018- 2025 đã xác định quan điểm đổi mới PPDh như sau: “Mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục mầm

non đổi mới theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực của trẻ em, bảo đảm liên thông, gắn kết với giáo dục phổ thông” (theo Quyết định số 1677/QĐ-TTg)

Đổi mới PPDH là đổi mới cách thức tiến hành các phương pháp, đổi mới phương tiện và hình thức triển khai phương pháp trên cơ sở khai thác triệt để ưu điểm của các PPDH truyền thống và vận dụng linh hoạt một số PPDH mới nhằm phát huy tính đa dạng tích cực, chủ động và sáng tạo của người học (Trần Thị Hương, 2011).

Định hướng đổi PPDH mầm non hiện nay bao gồm các nội dung cụ thể: - Coi trọng việc tổ chức môi trường cho trẻ hoạt động. Cụ thể là:

+ GV tổ chức môi trường với các hoạt động đa dạng phù hợp với trẻ để khuyến kích trẻ hoạt động tích cực, chủ động, học qua chơi.

+ Tăng cường Cơ hội cho trẻ giao tiếp tích cực với môi trường xã hội, môi trường tự nhiên ở địa phương.

+ Bố trí các góc hoạt động/chơi với các phương tiện, sử dụng thiên nhiên giáo dục thích hợp để từng cá nhân trẻ hoặc nhióm trẻ có thể lựa chọn theo nhu cầu và hứng thú.

- Tổ chức các hoạt động giáo dục thông qua các hình thức : + Hình thức hoạt động tự chọn theo nhu cầu, hứng thú của trẻ. + Hình thức hoạt động cá nhân, theo nhóm nhỏ hoặc cả lớp.

+ Hình thức hoạt động trong lớp học với hình thức tổ chức ngoài lớp, dạo chơi, tham quen và ngày hội, ngày lễ.

- Sử dụng và phối hợp hợp lí, có hiệu quả các phương pháp giáo dục, phát huy tính chủ động, tích cực hoạt động tư duy của trẻ:

+ Tổ chức cho trẻ khám phá chủ đề thông qua tổ chức các hoạt động đa dạng và trải nghiệm với nhiều hình thức khác nhau.

+ Sử dụng phối hợp các phương pháp giáo dục trên cơ sở tạo điều kiện cho trẻ sử dụng phối hợp các giác quan nhằm kích thích trẻ suy nghĩ, phán đoán, giải quyết vấn đề; tăng cường cho trẻ quan sát, thực hành và luyện tập.

tự nhiên, có thể tái sử dụng có ở lớp học và tại địa phương, tránh hiện tượng “dạy chay".

+ Vận dụng yếu tố chơi, trò chơi thích hợp để kích thích, lôi cuốn trẻ hứng thú và tự nguyện tham gia vào quá trình hoạt động một cách tích cực.

Như vậy, định hướng đổi mới PPDH hiện nay là cần thay đổi tư duy giáo dục truyền thống, thay đổi PPDH thụ động, áp đặt, máy móc lấy người thầy làm trung tâm mà chuyển đổi áp dụng các PPDH tích cực, lấy người học làm trung tâm. PPDH theo DA là PPDH tích cực, phát huy được tính cực và chủ động của người học, lấy người học làm trung tâm. Vì thế có thể nói, PPDH theo DA phù hợp với quan điểm đổi mới PPDH hiện nay. GV có thể ứng dụng PPDH này vào một số các chủ đề phù hợp với điều kiện của nhà trường và đồng thời đảm bảo thực hiện chương trình giáo dục đã được đề ra. Điều này không chỉ mang lại sự hiệu quả giáo dục cao, bởi sự linh hoạt và sáng tạo của GV.

1.4.2. Ý nghĩa của PPDH theo DA

Mỗi đứa trẻ đều có những sở thích cũng như sở trường riêng của mình mà theo thuyết đa trí tuệ của Howard Gardner đứa trẻ có 8 loại hình trí tuệ. Nhưng làm cách nào để GV có thể phát hiện và phát triển những trí tuệ tiềm ẩn của từng đứa trẻ là nhiệm vụ quan trọng nhưng không hề dễ dàng thực hiện. Bên cạnh đó, đứa trẻ đòi hỏi cần có những kỹ năng cơ bản (đọc, viết, vẽ, xé, dán, cắt, nặn,…) và các kỹ năng của thế kỉ 21 (làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, thu thập nghiên cứu, quản lý thời gian, tổng hợp thông tin, sử dụng các công cụ công nghệ cao). Theo Quỹ giáo dục George Lucas của Hoa Kỳ, PPDH theo DA mang lại những ý nghĩa tích cực lớn lao cho người như sau:

- Dạy học theo DA giúp trẻ phát triển các kĩ năng của thế kỉ 21. Dạy học theo DA là một cách để làm việc cùng nhau. Cuộc sống thực tế đòi hỏi trường học phải trang bị cho trẻ những kĩ năng cần thiết.

- Đánh giá và kiểm tra xác thực cho phép chúng ta ghi chép một cách hệ thống sự tiến bộ và phát triển của một đứa trẻ. Dạy học DA cho phép GV có nhiều cơ hội đánh giá, cho trẻ chứng minh khả năng của chúng trong quá trình

làm việc độc lập, làm việc nhóm.

- Đứa trẻ trở thành những kiến trúc sư kiến tạo nên những kiến thức nền tảng và trở thành một người học tập tích cực và suốt đời.

-Dạy học DA thích hợp với những đứa trẻ có phong cách học tập khác nhau. Khi trẻ quan tâm về những điều chúng đang làm và có khả năng sử dụng các thế mạnh của mình, chúng sẽ đạt được mục tiêu ở mức độ cao hơn (Nguyễn Văn Vương, 2019 & Tổ chức Giáo dục George Lucas, 2007)

Nhà nghiên cứu giáo dục Sylvia Chard từng cho rằng “Một trong những lợi thế chính của công việc DA là nó làm cho trường học giống cuộc sống thực hơn. Đó là một cuộc điều tra chuyên sâu về một chủ đề trong thế giới thực đáng để họ chú ý và nỗ lực” (Sylvia Chard, 2001).

Theo hai tác giả Hoàng Anh Đức và Tô Thụy Diễm Quyên đã cho rằng “học tập DA giúp người học phát triển các kỹ năng cần thiết cho cuộc sống hiện tại, tương lai trong bối cảnh xã hội dựa trên nền tảng tri thức và công nghệ”.

Từ các tác giả trong và ngoài nước ở trên, có thể nói PPDH theo DA mang lại những hiệu tích cực cho người học nói chung và cho trẻ mầm non nói riêng. PPDH theo DA xuất phát từ nhu cầu, hứng thú của trẻ nên trẻ thực hiện các hoạt động, công việc trong DA một cách toàn tâm toàn ý, kết quả mục đích giáo dục vừa đạt được dễ dàng, nhẹ nhàng hơn rất nhiều vừa tránh được các áp lực thi đua, thành tích cho GV. Vì được học và làm nên đứa trẻ không chỉ học được bài học hạnh phúc khi thành công mà trẻ được được bài học chấp nhận, đối phó với những điều không như trẻ mong đợi. Trẻ cũng học được cách sửa đổi những sai lầm chứ không phải chấp nhận thất bại và bỏ cuộc, trẻ nhìn thấy được cơ hội sáng tạo để phát triển sự hiểu biết tốt hơn, đây là kỹ năng quý giá của cuộc sống cần được nuôi dưỡng.

Tổ chức hoạt động khám phá TGTN theo DA được diễn ra một cách mới mẻ và đầy sáng tạo, GV tránh được áp lực lựa chọn chủ đề, tổ chức các hoạt động không còn khô khan cứng ngắt mà có thể dàn trải từ trong lớp học ra ngoài lớp học. Sẽ không còn gì hứng thú hơn việc được làm những điều mình muốn,

mình thích, tự bản thân tìm ra điều mới mẻ.

PPDH theo DA giúp phát triển các kỹ năng mà người học sẽ sử dụng cho đến hết cuộc đời. Chẳng hạn một đứa trẻ có thể học trong sách vở về con cá sống ở sông, đại dương,…và trẻ cũng có thể nhìn thấy nó ở ngoài chợ, của hàng. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là trẻ hiểu được bản chất và mối quan hệ của những chú cá đại dương đối với cuộc sống. Trong một DA tập trung vào “chú cá đại dương”, mục tiêu của GV là giúp trẻ em không chỉ có kiến thức về cá, đại dương, mà còn hiểu được nhiều khía cạnh của những gì diễn ra bên trong nó theo một cách thích thú và mong muốn của cá nhân.

1.4.3. Đặc điểm của PPDH theo DA ở trường mầm non

PPDH theo DA có nhiều đặc điểm được đưa ra ở nhiều tài liệu khác nhau. Vào thế kỉ XX, các nhà giáo dục Mỹ đã đưa ra một số đặc điểm cốt lõi của PPDH theo DA như sau: định hướng người học, định hướng thực tiễn và định hướng sản phẩm. Ngày nay, có nhiều tác giả đã đưa ra một số đặc điểm nổi bậc khác của PPDH theo DA và đã chứng tỏ được rằng PPDH này thực sự hấp dẫn các nhà giáo dục trên thế giới bởi nó chỉ mang đến cơ hội tập học tập tốt cho người học mà giúp cho GV có kinh nghiệm giảng dạy đầy sáng tạo.

Theo tác hai tác giả Bernd Meier & Nguyễn Văn Cường (2014), đã đưa ra một số đặc điểm chung của PPDH theo dự án dành cho các bậc học như sau:

- Định hướng thực tiễn - Có ý nghĩa thực tiễn xã hội - Định hướng hứng thú người học - Dạy học theo hướng tích hợp - Định hướng hành động

- Tính tự lực cao của người học cao. - Làm việc nhóm

- Định hướng tạo ra sản phẩm

Các dự án dành cho trẻ mầm non cũng có các đặc điểm như trên nhưng có yêu cầu đơn giản hơn so với các cấp bậc còn lại và mang những đặc điểm riêng

phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ. Các công việc trong dự án đôi khi chỉ các hoạt động trò chuyện, tạo hình,…và các sản phẩm của trẻ đôi khi các mô hình, tranh vẽ, kịch,…nhằm thể hiện được gì những mà trẻ đã học được từ dự án. Một số đặc điểm của PPDH theo DA dựa vào quan điểm của Reggio theo tác giả Doctorates and Masters (2013) như sau:

-GV khuyến khích học tập nhận thức thông qua vẽ, mô hình hóa, xây dựng khối và nhiều hơn nữa.

- Trẻ được khám phá các chủ đề và sự kiện liên quan đến chúng dưới sự hướng dẫn của GV.

- Thời gian thực hiện DA có thể dài hay ngắn tùy thuộc mức độ hứng thú của đứa trẻ. Có thể vài tuần hoặc vài tháng.

- Phương pháp Reggio Emilia khuyến khích trẻ tương tác trong nhiều hoàn cảnh và môi trường khác nhau.

Ngoài những đặc điểm chung ở trên, theo tác giả K. Collect (2016) dự án trong Reggio Emilia còn cần có một số yếu tố thiết yếu như sau:

• Trân trọng sở thích của mỗi đứa trẻ: Tại bất kỳ trường nào, GV là dẫn dắt trẻ trên con đường tri thức và khám phá. Dù sao, nó cũng là một quá trình song phương và GV cũng học từ trẻ em. Tất cả các DA Reggio Emilia bắt đầu từ việc thăm dò cẩn thận các sở thích của trẻ.

• Tài liệu về trẻ và DA: các hoạt động được ghi lại một cách có hệ thống và theo dõi tiến trình. GV chú ý đến ý tưởng và phản ứng của trẻ khi làm việc. Nhằm đánh giá sự phát triển của trước và sau khi thực hiện DA

• Câu hỏi: Thắc mắc là yếu tố quan trọng nhất của việc tự học và GV, Reggio tin rằng trẻ em có quyền đặt câu hỏi của riêng mình với thế giới. Tại các lớp học, trẻ em có thể tự do đưa ra những câu hỏi và tìm cách giải quyết nó.

• Làm việc nhóm và giao tiếp xã hội: Giao tiếp xã hội là một trong những nhiệm vụ chính tại các trường mầm non Reggio Emilia thông qua làm nhóm nghiên cứu và thảo luận. Trẻ em học cách làm việc cùng nhau và nói lên suy nghĩ, ý kiến của bản thân với bạn bè và với GV (Kid Collect, 2016).

Tổng hợp từ các tác giả trên, dự án trong trường mầm non có một số đặc điểm đặc trưng mang bản chất riêng dành cho trẻ mầm non như sau:

-Lựa chọn chủ đề xuất phát từ sự hứng thú của trẻ thông qua quá trình quan sát, trò chuyện,…và từ phía phụ huynh.

- Thời gian thực hiện dự án có thể dài hoặc ngắn tùy thuộc vào mức độ hứng thú của trẻ trong dự án. Không có sự gò bó cứng nhắt về thời gian cố định

-Khuyến khích trẻ đưa ra các thắc mắc và gợi ý cho cách xác định các công việc cần thực hiện để tìm kiếm câu trả lời.

-Làm việc nhóm và hoạt động ngôn ngữ: Trẻ được làm việc theo nhóm trẻ cùng sở thích, nhu cầu để chia sẻ suy nghĩ, ý kiến và tìm cách giải quyết vấn đề.

- Phối hợp cùng phụ huynh từ việc lựa chọn chủ đề đến khi kết thúc dự án. -Tạo ra sản phẩm có thể là bản vẽ, mô hình, đóng kịch, kể chuyện,…những gì trẻ biết với bạn bè, cô giáo và phụ huynh.

1.4.4. Các giai đoạn xây dựng kế hoạch dạy học theo DA thực hiện hoạt động khám phá TGTN cho trẻ 5-6 tuổi

Các giai đoạn thực hiện DA theo một số tác giả trong nước

Trong quá trình tổ chức hoạt động khám phá TGTN theo DA GV cần chú ý đến đặc điểm khám phá thế giới tự nhiên và mục tiêu giáo dục theo Chương trình GDMN dành cho trẻ 5-6 tuổi đã được đề cập ở trên. Khi tổ chức thực hiện PPDH theo DA thì có ba hình thức triển khai như sau: Cách thứ nhất, DA tìm hiểu bao trùm toàn bộ chương trình và diễn ra cả ngày. Cách thứ hai, trẻ chỉ tìm hiểu DA vào những khoảng thời gian nhất định, thường là vào giờ khoa học tự nhiên hoặc khoa học xã hội. Cách thứ ba là một biến đổi đôi chút của hình thức dạy học theo DA (Lưu Thị Minh Hường, 2017). Trong ba hình thức triển khai dạy học theo DA thì hình thức thức ba dễ dàng thực hiện hơn, GV có thể chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục một cách sáng tạo và phù hợp với điều kiện sẵn có của trường, của lớp.

Các bước thực hiện DA theo tác giả L.G.Kats:

thể hoạt động có chủ đích, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời,…Nó bao gồm 4 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: Chọn chủ đề. Là một việc quan trong cần phải được thực hiện đầu tiên trong công việc DA. Với những người GV và trẻ có kinh nghiệm thì họ dễ dàng chọn được những chủ đề hấp dẫn và họ còn có thể mạo hiểm chọn những chủ đề đòi hỏi công việc khó khăn và đầy thử thách. GV có thể lựa chọn những chủ đề có liên quan đến những trải nghiệm đầu tiên của trẻ, có thể dễ dàng tổ chức đa dạng các hoạt động và các chủ đề cũng có thể bắt đầu từ cha mẹ. + Giai đoạn 2: Giai đoạn bắt đầu DA: Để bắt đầu một chủ đề GV cần khuyến khích trẻ nhớ lại và chia sẽ về những hiểu biết của mình về chủ đề. GV có thể ghi chú và đánh giá những kiến thức của trẻ về chủ đề thông qua hoạt động kể chuyện, đàm thoại, vẽ,… Để từ đó GV có thể liên hệ với phụ huynh như một cộng tác viên trong việc thực hiện các công việc như: hỗ trợ địa điểm tham quan, mượn sản vật, trả lời hoặc hỗ trợ trẻ tìm kiếm thông tin,…

Giai đoạn 3: thực hiện DA: Sử dụng nguồn thông tin mà trẻ đã thể hiện ở giai đoạn bắt đầu. GV phát hiện ra các lỗ hổng, hiểu lầm của trẻ về đối tượng. Đây là cơ sở để GV và trẻ lập ra bảng kế hoạch về các công việc cần thực hiện trong giai đoạn này. GV không cần nóng vội sữa sai hay cung cấp những thông tin mới cho trẻ vì trong quá trình điều tra, nghiên cứu, thử nghiệm trẻ sẽ tự khám phá điều đó và chính nó tạo ra nguồn lực thúc đẩy đứa trẻ học tập. Đứa trẻ sẽ tìm nguồn cảm hứng cũng như niềm vui, sự hạnh phúc. Đồng thời, đứa trẻ tự mình đánh giá, phát hiện và sữa chữa những hiểu biết còn sai sót trong giai đoạn mở đầu DA. Trong giai đoạn này những hoạt động như: Hỏi ý kiến chuyên gia, điều tra, khám phá đặc biệt là những hoạt động mà trẻ được trực tiếp tham gia và trải nghiệm chính là động lực giúp trẻ hoàn thành các công việc trong DA.

+ Giai đoạn 4: Kết thúc DA: Trẻ có thể tóm tắt và chia sẻ những bài học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng phương pháp dạy học theo dự án vào hoạt động tổ chức khám phá thế giới tự nhiên cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi tại thành phố trà vinh​ (Trang 37)