Mức độ gặp khó khăn của GV khi thực hiện PPDH theo DA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng phương pháp dạy học theo dự án vào hoạt động tổ chức khám phá thế giới tự nhiên cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi tại thành phố trà vinh​ (Trang 64 - 68)

N=77

Khó khăn GV gặp phải khi thực hiện PPDH theo

DA. Mức độ SL Phần trăm

Khó khăn số 1: GV còn quen với phương pháp giáo dục truyền thống chủ yếu lấy người dạy làm trung tâm, trẻ chưa được thật sự được trao quyền làm làm chủ.

Nhiều 18 23.4%

Ít gặp 30 39.0%

Không có 29 37.6%

Khó khăn số 2: GV chỉ mới được nghe qua hoặc qua các buổi tập huấn nhưng không nhiều, tài liệu hướng dẫn ít ỏi,… khiến GV chưa thật sự hiểu rõ qui trình, cách thức thực hiện.

Nhiều 12 15.6%

Ít gặp 44 57.1%

Không có 21 27.3%

Khó khăn số 3: Thực hiện DA cần thời gian dài, cần lên kế hoạch, đòi hỏi GVMN có kỹ năng quản lí tốt thời gian trong quá trình diễn ra DA. Do đó GV phải làm việc ngoài giờ. Bên cạnh đó, GV còn thực hiện nhiều nhiệm vụ hành chính bên cạnh chuyên môn chăm sóc – giáo dục trẻ.

Nhiều 7 35.1%

Ít gặp 7 48.1%

Khó khăn GV gặp phải khi thực hiện PPDH theo

DA. Mức độ SL Phần trăm

Khó khăn số 4: Phải thiết kế DA vừa gắn với nội dung dạy học vừa gắn với thực tiễn đời sống và phù hợp với điều kiện tình hình chung của trường lớp.

Nhiều 38 49.4%

Ít gặp 18 23.4%

Không có 21 27.2%

Khó khăn số 5: Dạy học theo DA đòi hỏi phải có sự phối hợp cao của phụ huynh. Tuy nhiên, một số phụ huynh không quan tâm hoặc e ngại cho con mình tham gia các hoạt động tham quan, trãi nghiệm.

Nhiều 0 39.0%

Ít gặp 22 28.6%

Không có 25 32.4%

Khó khăn số 6: GV chưa có kinh nghiệm trong việc tổ chức hoạt động thực tiễn như: Tham quan, trãi nghiệm thực tế, thực nghiệm,…

Nhiều 9 11.7%

Ít gặp 40 51.9%

Không có 28 36.4%

Khó khăn số 7: Cơ sở vất chất của trường và địa phương không đáp ứng yêu cầu cho việc dạy học theo DA.

Nhiều 6 7.8%

Ít gặp 47 1.0%

Không có 24 31.2%

Khó khăn số 8: Trẻ chưa có những kỹ năng cần thiết để có thể thực hiện các công việc trong DA.

Nhiều 17 22.1%

Ít gặp 43 55.8%

Không có 17 22.1%

Khó khăn số 9: Sỉ lớp đông, khó quản lí và đánh giá đúng năng lực của từng trẻ. Nhiều 49 63.6% Ít gặp 18 23.4% Không có 10 13.0% Ý kiến khác: - BGH chưa thật sự ủng hộ GV ứng dụng PPDH mới - Điều kiện đi khó khăn về đường xá, phương tiện - Nhiều trẻ hiếu động, thậm chí có một số trẻ bị tăng động, tự kỷ,…

Biểu đồ 2.1. Mức độ gặp khó khăn của GV khi thực hiện PPDH theo DA

Từ bảng số liệu trên chúng tôi nhận thấy rằng khó khăn lớn nhất là khó khăn số 4 thực hiện PPDH theo DA là phải thiết kế một DA vừa gắn với nội dung dạy học vừa gắn với thực tiễn đời sống dung phù hợp với điều kiện tình hình chung của trường lớp. Điều này chứng tỏ khả năng vận dụng các điều kiện tự nhiên, cở sở vật chất có sẵn của GV chưa thật sự hiệu quả, điều này bởi bắt nguồn từ thói quen lâu nay của GV là dạy chay, dạy bằng mô hình, tranh ảnh. Bên cạnh đó, dạy học gắn liền với thực tiễn, với nhu cầu và hứng thú của trẻ là đặc điểm đặc chung của các PPDH tích cực nói, như vậy nếu GV cho rằng việc khó khăn lớn của GV là vấn đề này thì việc ứng dụng PPDH theo DA rất khó và kể cả những PPDH khác. Tuy nhiên, ở khó khăn “GV còn quen với phương pháp giáo dục truyền thống chủ yếu lấy người dạy làm trung tâm, trẻ chưa được thật sự được trao quyền làm làm chủ”thì chỉ chiếm có 23.4% có thể thấy khá mâu thuẫn với với khó khăn trên, bởi khó khăn trên xuất từ thói quen dạy học cũ nhưng ở đây GV lại cho rằng mình ít bị chi phối (chiếm 39.9%) và không bị ảnh hưởng bởi PPDH truyền thống (chiếm 37.7%). Bên cạnh đó, việc tổ chức các hoạt động thiếu sự sáng tạo và đổi mới ở nội dung cũng là một phần nguyên

nhân khiến cho GV nhận định cơ sở vật chất chính là sự khó khăn cho việc ứng dụng PPDH còn khó khăn, chẳng hạn khi dạy về con mèo GV chỉ chăm chú dạy về đặc điểm chung của con mèo: con mèo kêu meo meo, đi bằng 4 chân, ăn chuột, con mèo dễ thương, phải biết yêu quí mèo, cách chăm sóc mèo…nhưng chưa chụi thay đổi, đổi mới nội dung, GV chưa thật sự biết cách lựa chọn những nội dung hấp dẫn trẻ, phù hợp với thực tiễn, đáp ứng nhu cầu sống, nhu cầu tìm hiểu, vui chơi của của dù hiện nay GV có thể dễ dàng tiếp cận nguồn thông tin khổng lồ trên internet. Như vậy, với chủ đề con con mèo thay vì lựa chọn các nội dung trên, GV có thể dạy trẻ cách xử lý khi bị mèo quào, những khả năng đặc biệt của loài mèo, những con mèo được quấn luyện phục vụ quân đội,…

Và khó khăn thứ 2 mà GV lựa chọn là khó khăn số 9 việc sỉ lớp đông, khó quản lí và đánh giá đúng năng lực của từng trẻ chiếm đến 63.6%. Để lý giải đều này, tại sao lớp đông lại ảnh hưởng đến việc tổ chức quá trình khám phá TGTN một số GV cho rằng “sỉ số lớp đông nên GV phải mất nhiều thời thời gian sắp xếp, chuẩn bị lớp học và đặc biệt các bé hiếu động khó quản lý”, điều này lại cho thấy GV chưa thật sự biết cách tổ chức nói chung và tổ chức dạy học theo dự án, dự án sẽ thu hút đứa trẻ vào các hoạt động của trẻ, của nhóm GV không còn là người chủ đạo nên sỉ số lớp đông không phải là khó khăn ảnh hưởng đến việc tổ chức thành công hay thất bại PPDH này. GV cũng chưa biết cách thực sự tổ chức quá dạy trình dạy học DA, bởi khi tổ chức hoạt động theo DA mỗi trẻ tự mình thực hiện và tự quản lý chính bản thân trẻ. Khi tham gia vào DA trẻ buộc phải toàn tâm toàn ý thực hiện công trình của mình nên có thể các lớp học của DA nói chung dù ít trẻ hay nhiều trẻ GV hoàn toàn có thể chủ động và quản lý tốt lớp học bởi trẻ không cảm thấy nhàm chán và có thời gian rảnh rỗi để chọc phá bạn hay nhỏng nhẻo với cô bởi chúng đang phải bận rộn với các công việc.

Bên cạnh đó, theo biểu đồ trên chúng ta cũng có thể nhận thấy khó khăn số 7 là khó khăn mà đa số GV cho rằng họ ít gặp và không gặp phải. Thế nhưng điều này lại có trái ngược với khó khăn lớn nhất mà GV đã gặp ở trên. Khi được phỏng vấn hỏi tại sao? Và cơ sở vật chất của trường như thế nào? Thì đa số GV

cho rằng họ gặp khó khăn ở phương tiện đi lại, đồ dùng dạy học,… Như vậy cho thấy GV chưa thật sự nhìn thấy giá trị cơ sở tự nhiên ở xung quanh để có thể khai thác sử dụng trong quá dạy học. Với sự khó khăn trên cho chúng ta hiểu rằng GV còn ngại ứng dụng PPDH DA nói riêng và các PPDH khác nói chung vào chương trình giáo dục hiện nay.

Kết luận chung: Từ quá trình nghiên cứu ở trên cho thấy đa số GV đều đồng ý với việc đổi mới PPDH và mong muốn ứng dụng PPDH theo dự án vào quá trình tổ chức hoạt động khám phá TGTN. Việc ứng dụng PPDH này sẽ giúp GV khắc phục được một số khó khăn đang gặp phải trong quá trình tổ chức trẻ khám phá TGTN như: chưa thu hút được trẻ, chưa kích thích sự sáng tạo, chưa sử dụng tối đa và hiệu quả các nguồn nguyên vật liệu sẵn có,…Tuy nhiên việc ứng dụng PPDH này còn khó khăn lớn nhất là có khá nhiều GV chưa nghe hoặc chưa biết đến PPDH này hoặc đã từng thực hiện nhưng chưa thành công.

2.3.2. Kết qủa tìm hiểu về nhận thức của GV về việc đổi mới PPDH và ứng dụng PPDH theo dự án vào tổ chức hoạt động khám phá TGTN cho trẻ dụng PPDH theo dự án vào tổ chức hoạt động khám phá TGTN cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua PP phỏng vấn

Để tiến hành vấn đề nêu ở trên, chúng tôi tiến hành phỏng vấn với 12 GV/6 trường (theo phụ lục số 2) và thu nhận được một số kết quả như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng phương pháp dạy học theo dự án vào hoạt động tổ chức khám phá thế giới tự nhiên cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi tại thành phố trà vinh​ (Trang 64 - 68)