Nội dung thử nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng phương pháp dạy học theo dự án vào hoạt động tổ chức khám phá thế giới tự nhiên cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi tại thành phố trà vinh​ (Trang 105 - 107)

Quá trình thử nghiệm được tiến hành bằng cách ứng dụng PPDH theo dự án vào tổ chức hoạt động khám phá TGTN cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. Sau khi đã tiến hành tìm hiểu và chuẩn bị đầy một số tài liệu có liên đến chủ đề “lá cây” chúng tôi tiến hành trao đổi và thống nhất với giáo viên về thời gian tiến hành thử 7 kế hoạch hoạt động có chủ đích với chủ đề “lá cây” và 1 kế hoạch quan sát vườn ươm (theo phụ lục số 8)

Chúng tôi tiến hành thực hiện kế hoạch 1 đầu tiên nhằm thăm dò, tìm hiểu đánh giá nhu cầu và hứng thú của trẻ trên cơ sở đó để xác định được mạng nội dung thực hiện dự án, hướng dẫn trẻ cách thức thực hiên giải quyết vấn đề. Kế hoạch thứ 2 thực hiện giai đoạn bắt đầu dự án. Với kế hoạch thứ 3, 6,7 được tiến hành thực hiện theo dự án nhỏ trong dự án lớn là khám phá chiếc lá. Với kế hoạch thứ 4 được tiến hành theo cách thức của một giáo án thông thường nhằm giải đáp thắc mắc cho trẻ vì sao lá nổi, vì sao lá chìm. Cũng như giải đáp thắc mắc cho trẻ tại sao lá héo, cách bảo quản lá tươi hơn. Kế hoạch 8 được tiến hành nhằm thực hiện giai đoạn kết thúc dự án.

Cụ thể các kế hoạch được thực hiện như sau:

Kế hoạch 1: Thăm dò tìm hiểu, đánh giá nhu cầu hứng thú của bé. Đây là trong giai đoạn 1 của dự án, xác định K-W-L. Vì thế nên chúng tôi tiến hành thực hiện với đề tài “bé đã biết gì về lá cây” . Thông qua kế hoạch này chúng tôi,

sẽ xác định những gì mà trẻ đã biết và biết về lá cây. Kết thúc kế hoạch chúng tôi thành lập nên bảng điều tra nhận thức của trẻ về lá cây và thực hiện mạng chủ đề dự kiến cùng GV của lớp.

Kế hoạch 2: Cùng với trẻ xây dựng mạng nội dung. Từ đó, trẻ xác định được các công việc cần thực hiện trong dự án sẽ thực hiện được trong chủ đề lá cây. Nhằm cùng với trẻ xây dựng nên mạng nội dung theo nhu cầu, hứng thú của trẻ. Vì thế nên chúng tôi xây dựng và thực hiện đề tài “bé muốn biết gì về lá cây?”, kết thúc kế hoạch trẻ xây dựng nên mạng nội dung và định hướng một số công việc cần thực hiện theo dự án.

Kế hoạch 3. Điều tra về lá cây. Nhằm mục tiêu cung cấp thêm kiến thức mới cho trẻ hoặc giúp trẻ phát hiện những hiểu sai của trẻ về lá cây. Vì thế nên chúng tôi thực hiện đề tài “bé điều tra chiếc lá trên sân trường”. Kết thúc kế hoạch này trẻ sẽ biết được tên gọi, đặc điểm của một số lá cây trên sân trường của mình. Thể hiện tình yêu của mình với thiên nhiên xung quanh trường.

Kế hoạch 4: Thực hiện thí nghiệm. Để giúp trẻ tìm hiểu sự hút nước, hoạt động của lá cây nhằm giải đáp thắc mắc cho trẻ tại sao lá cây héo? Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm thực tiễn cho cuộc sống. Chúng tôi thực hiện đề tài “bé tìm hiểu sự hút nước của lá cây”. Kết thúc kế hoạch này trẻ hiểu hoạt đông hút nước của lá cây và cách bảo quản thực phẩm tươi mới hơn, cách giữ lá cây (lá rau, cây cảnh,…) được tươi mới hơn.

Kế hoạch 5: Tìm hiểu và vẽ lại quá trình phát triển của chiếc lá qua xem phim, tranh ảnh. Đề tài “bé tìm hiểu sự phát triển của lá cây” xuất phát từ nhu cầu muốn tìm hiểu về lá non, lá già rụng đi như thế nào của bé? Trong đề tài này các bé tìm cách tìm hiểu sự phát triển của lá cây và tìm cách thực hiện thể hiện nhận thức của bản thân. Kết thúc kế hoạch trẻ có thể kể lại và có sản phẩm tạo hình mô tả về sự phát triển của lá cây.

Kế hoạch 6: Tham quan thực tế và trò chuyện với chuyên gia. Xuất

phát từ đặc điểm của PPDH theo dự án và nhu cầu, sở thích muốn tìm hiểu khám phá trãi nghiệm từ thực tiễn chúng tôi lập kế hoạch tổ chức cho trẻ đi tham quan,

trãi nghiệm thực tế. Đây là cơ hội trẻ có thể trãi nghiệm và khám phá một mô hình vườn ươm về cây con nhằm tạo cây xanh và cung cấp rau sạch cho trường. Từ đó, trẻ có thể tự mình xây dựng nên vườn rau cho cá nhân.

Kế hoạch 7: Xây dựng mô hình vườn rau, sau khi tham quan. Đề tài “Xây dựng mô hình vườn rau” xuất phát từ nhu cầu thực tiễn sau khi đi tham quan vườn ươm, trẻ có thể nhiều cách thể hiện lại những gì mà trẻ đã học được, việc dựng mô hình vườn ươm là một cách thức giúp trẻ tái hiện lại những gì trẻ đã biết và thể hiện vườn rau mà trẻ muốn có trong tương lai

Kế hoạch 8: làm bộ sưu tập với nhiều loại lá cây khác nhau. Đề tài “làm bộ sưu tập lá cây” xuất phát từ nhu cầu trẻ thể hiện lại những gì mình học về lá cây đây giai đoạn kết thúc dự án. Bé có thể lựa chọn nhiều PP khác nhau. Tuy nhiên, tùy theo hoạt động mà giáo viên lựa chọn, trong kế hoạch này chúng tôi lựa chọn giờ tạo hình (làm bộ sưu tập) nhằm giúp trẻ thể hiện những gì trẻ đã học được để trưng bày và giới thiệu những gì trẻ học với cha mẹ. Còn các hoạt động khác như đóng kịch, kể chuyện được thực hiện trong những giờ hoạt động vui chơi tự do.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng phương pháp dạy học theo dự án vào hoạt động tổ chức khám phá thế giới tự nhiên cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi tại thành phố trà vinh​ (Trang 105 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)