Nghĩa tổ chức hoạt động khám phá TGTN cho trẻ 5-6 tuổi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng phương pháp dạy học theo dự án vào hoạt động tổ chức khám phá thế giới tự nhiên cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi tại thành phố trà vinh​ (Trang 30 - 33)

1.3. Tổ chức hoạt động khám phá TGTN cho trẻ 5-6 tuổi

1.3.2. nghĩa tổ chức hoạt động khám phá TGTN cho trẻ 5-6 tuổi

Hoạt động khám phá TGTN đối với trẻ mầm non có ý nghĩa rất lớn trong quá trình phát trình sinh trưởng và phát triển của trẻ mầm non. Có thể thấy tự nhiên không chỉ giúp trẻ dễ dàng nhận biết thế giới xung quanh, phát triển về thể chất mà còn giúp đứa trẻ có được những tình yêu với cái đẹp, biết yêu quí và giữ gìn cái đẹp, góp phần đưa cái đẹp và sự sáng tạo vào cuộc sống. Đối với trẻ em mà nói tự nhiên chính là một trong đối tượng và phương tiện quan trọng để phát

triển toàn bộ nhân cách đứa trẻ (Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, 2007).

Bên cạnh đó, tác giả Richard Louv đã chỉ ra tầm quan trọng của thiên nhiên đối với trẻ em, sự thay đổi về cuộc sống hiện đại đã dần dần khiến đứa trẻ không còn có nhiều cơ hội để tiếp xúc, chơi các trò chơi, hoạt động khám phá trãi nghiệm như lúc ông còn nhỏ (Richard Louv, 2008). Thực tế cho thấy rằng, không chỉ ở Mỹ mà ở Việt Nam, trong những năm gần đây những đứa trẻ ở thành phố và rất nhiều trẻ em ở nông thôn không còn được chơi ngoài đồng, tắm sông, câu cá,… mà thay vào đó, các em bị bắt đến trường, bị bắt học bằng nhiều phương tiện được cho hiện đại và an toàn hơn cho trẻ như: tranh ảnh, mô hình, tivi…Trong cuốn sách Last Child in the Woods: Saving Our Children From Nature-Deficit Disorder (tạm dịch: Đứa trẻ cuối cùng ở trong rừng), Richard Louv thuật lại câu chuyện phỏng vấn một đứa trẻ phải sống cách biệt với thiên nhiên và em nói rằng mình thích chơi trong nhà hơn ngoài trời vì đó là nơi có các ổ cắm điện. Nhiều cha mẹ sợ hãi không muốn cho trẻ đặc biệt là các em ở thành phố ra khỏi nhà vì sợ nguy hiểm từ côn trùng và bệnh tật. Ông đã kết luận và đưa ra khái niệm về “chứng rối loạn thiếu hụt thiên nhiên” ở những đứa trẻ không được tiếp xúc với thiên nhiên (Nam Việt, 2019).

Đầu những năm 1980, Edward O. Wilson, nhà sinh vật học của Đại học Harvard đã đề xuất một lý thuyết gọi là biophilia rằng con người bị thu hút theo bản năng về phía môi trường tự nhiên. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ của thế kỷ 21 sẽ đặt câu hỏi về lý thuyết này, khi họ xem con mình thể hiện sự ưa thích rõ ràng khi ngồi trên một chiếc ghế dài trước màn hình hơn là chơi bên ngoài (Edward O. Wilson, 2014).

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc trẻ em ngày nay bị hạn chế hoặc không được tiếp xúc với TGTN. Cha mẹ bận rộn với công việc và sợ nguy hiểm nên trẻ con được khuyến khích hoặc bị ép buộc ở trong nhà nhiều hơn. Những nổi sợ của cha mẹ đối với TGTN quá lớn, khiến đứa trẻ dần mất đi cơ hội tiếp xúc với TGTN. Do các trò chơi điện tử, chương trình tivi hấp dẫn đứa trẻ nhiều hơn chơi các trò chơi vận động ngoài trời. Và không gian sống chật hẹp, môi

trường sống xung quanh trẻ không có nhiều cây cối, con vật,…nên chúng đành vâng lệnh bố mẹ và ở trong nhà với các trò chơi điện tử, đồ chơi ba mẹ mua cho. Rupu Gupta là một nhà nghiên cứu và nhà tâm lý học bảo tồn, lãnh đạo công việc sinh quyển tại Tổ chức Tri thức Mới. Tác giả cho rằng những lợi ích của TGTN đối trẻ em là phát triển thể chất và tinh thần cũng như đời sống xã hội, khả năng nhận thức và thành tích học tập tăng lên, kêu gọi nhiều gian tự nhiên ở các đô thị và đặc biệt là “Sân trường xanh” được các giả xem như một giải pháp tuyệt vời (R.Gupta, 2019).

Bên cạnh, một trong những quan điểm nổi bật của Reggio là quan điểm “môi trường là người thầy thứ ba” và thiên nhiên được sử dụng trong hầu hết các hoạt động và trong lớp học thiên nhiên có mặt ở khắp mọi người. Giáo dục sử dụng và tận dụng tối đa các nguồn tài liệu vật liệu tự nhiên: đá cuội lớn, gỗ lũa, mảnh gỗ vụn, gỗ giấy, vỏ sò, đá cuội lớn hoặc đá trơn bóng, quả thông với các kích cỡ khác nhau, lá hình dạng khác nhau, cành cây, cát, vỏ hạt lớn, hạt dẻ, miếng vỏ cây… được bày trí khắp nơi từ trong lớp học đến ngoài trời nhằm kích thích sự sáng tạo, thông qua đó trẻ còn học được rất nhiều kỹ năng cơ bản như: đẩy, thúc, ép, cán , cuộn, cắt, xe tròn …(L.Thornton and P.Brunton, 2010).

Tóm lại, chúng ta có thể nhận thấy rằng việc tổ chức cho trẻ khám phá TGTN mang lại ý nghĩa vô cùng quan trọng và cụ thể như sau:

- Giúp đứa trẻ trở nên khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng, chống chọi với các điều kiện môi trường khác nhau. Tinh thần vui tươi phấn khởi, giảm căng thẳng, lo lắng và bồn chồn, từ đó giúp trẻ dịu đi chứng rối loạn thiếu tập trung/hiếu động thái quá. Ở trong TGTN, trẻ em được tự do khám phá, chạy nhảy, la hét… các hoạt động thường bị cấm đoán và hạn chế trong nhà.

- TGTN có thể xem là một phòng thí nghiệm, khổng lồ và trẻ em là những nhà khoa học. Trong hoạt động khám phá TGTN, trẻ em sẽ tập trung, chú ý, quan sát, suy nghĩ, đặt câu hỏi và đưa ra các giả thuyết, giải quyết các vấn đề từ đó thúc đẩy các quá trình nhận thức phát triển một cách tự nhiên.

tốt đẹp ở trẻ em. Một đứa trẻ năng động như thế nào cũng sẽ hoạt động chậm lại để đào một cái hố trên cát, xem một con bọ rùa bò. Trẻ trở nên ổn định, điều chỉnh hành vi của bản thân.

- Khi trẻ chơi ngoài trời, tăng thêm cơ hội tiếp xúc với bạn bè và nhiều người. Trong TGTN, trẻ em có thể chơi một mình hoặc chơi với bạn, học cách chơi cùng nhau, chia sẻ và giải quyết vấn đề.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng phương pháp dạy học theo dự án vào hoạt động tổ chức khám phá thế giới tự nhiên cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi tại thành phố trà vinh​ (Trang 30 - 33)