So sánh hiệu quả kinh các công thức trồng trọt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng và đề xuất một số biện pháp kỹ thuật góp phần hoàn thiện hệ thống cây trồng tại huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 99 - 135)

TT Công thức trồng trọt Hiệu quả kinh tế MBCR

GR TVC RAVC

1 Lúa Xuân (KD18) - Lúa mùa (BC15) - Rau đông 242,19 131,69 110,50

2 Lúa Xuân (KD18) - Lúa mùa (BM9603) - Rau đông 255,49 130,34 125,15 -9,85 3 Lúa Xuân (KD18) - Lúa mùa ( Nếp CHV) -

Rau đông 264,90 130,34 134,56 -16,82

Qua bảng 4.25 cho thấy:

- Công thức trồng trọt 1: Tổng thu nhập cũ đạt 242,19 triệu đồng/ha, tổng chi phí là 131,69 triệu đồng/ha, lợi nhuận thu về 110,50 triệu đồng/ha. Khi đưa giống BM9603 vào thay thế giống BC15 trong vụ mùa. Cơng thức này có tổng thu đạt 255,49 triệu đồng/ha, tổng chi phí giảm xuống cịn 130,34 triệu đồng/ha, lợi nhuận thu về 125,15 triệu đồng/ha, cao hơn công thức 14,65 triệu đồng/ha. MBCR giữa công thức trồng trọt mới với cơng thức trồng trọt cũ có giá trị tuyệt đối cao (9,85), dấu âm do tổng chi phí của cơng thức trồng trọt mới thấp hơn tổng chi phí của cơng thức trồng trọt cũ nhưng lợi nhuận lại cao hơn.

- Công thức trồng trọt 2: Tương tự như công thức trồng trọt 1. MBCR giữa công thức trồng trọt mới với công thức trồng trọt cũ có giá trị tuyệt đối cao (16,82), dấu âm do tổng chi phí của cơng thức trồng trọt mới thấp hơn tổng chi phí của cơng thức trồng trọt cũ nhưng lợi nhuận lại cao hơn.

Việc đưa giống lúa nếp cái hoa vàng vào thay thế cây lúa trồng truyền thống vụ mùa là hoàn tồn phù hợp vì nó làm tăng hiệu quả kinh tế rõ rệt. Giống nếp cái hoa vàng có thời gian sinh trưởng dài mà các hộ nông dân trong huyện Yên Phong đa phần trồng trọt theo công thức: Lúa xuân - Lúa mùa, Lúa xuân - Lúa mùa - Rau đông nên đáp ứng được nhu cầu sản xuất. Giống BM9603 có thời gian sinh trưởng ngắn hơn nên có thể trồng các cây vụ đơng có hiệu quả kinh tế cao hơn, yêu cầu kỹ thuật và tốn thời gian chăm sóc hơn (bí xanh, cà chua). Tuy nhiên cần nghiên cứu thị trường để mở rộng diện tích trồng cây vụ đơng.

4.4. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP KỸ THUẬT TRỒNG TRỌT NHẰM NÂNG CAO NĂNG SUẤT MỞ RỘNG DIỆN TÍCH LÚA NẾP

4.4.1. Giải pháp về cải tiến công thức trồng trọt

Căn cứ vào kết quả điều tra nghiên cứu và đánh giá hiệu quả kinh tế của các công thức sản xuất trên chân đất vàn và vàn cao. Trong thời gian tới chúng tôi khuyến cáo ưu tiên phát triển mở rộng diện tích của các cơng thức sản xuất như sau. Giống lúa nếp cái hoa vàng có thời gian sinh trưởng dài (146 ngày). Cần ưu tiên mở rộng các công thức:

Lúa xuân - Lúa mùa - Rau đông; Rau xuân - Lúa mùa - Rau đông; Dưa chuột - Lúa mùa - Rau đông.

Giống BM9603 có thời gian sinh trưởng ngắn hơn (125 ngày), cần ưu tiên mở rộng các công thức:

Lúa xuân - Lúa mùa - Bí xanh; Bí xanh - Lúa mùa - Cà chua; Dưa chuột - Lúa mùa - Rau đông.

4.4.2. Giải pháp về kỹ thuật

* Về giống: Mở rộng diện tích trồng giống lúa nếp như nếp cái hoa vàng, nếp BM9603 cho hiệu quả kinh tế cao, thích hợp trồng trên chân đất vàn và vàn cao.

* Về sử dụng phân bón: Để cây trồng thực sự mang lại hiệu quả kinh tế cao, cần đầu tư thâm canh đúng quy trình kỹ thuật. Bón đúng liều lượng, đúng thời điểm, đúng kỹ thuật nhằm phát huy hiệu lực của phân bón và cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây trồng trong từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển, khai thác được tiềm năng và năng suất của giống.

+ Sử dụng phân hữu cơ sinh học cải tạo đất Bình Điền bón cho lúa với mức bón 900kg/ha để bổ sung dinh dưỡng, tăng cường hoạt động của hệ vi sinh vật đất do bón thiếu phân chuồng. Người nơng dân cũng có thể lựa chọn các loại phân hữu cơ khác hoặc tự tạo ra phân hữu cơ bằng cách mua các chế phẩm vi sinh vật và ủ với các phế thải trong sinh hoạt cũng như trong sản xuất.

+ Bón đầy đủ và cân đối NPK, tăng lượng phân hữu cơ kết hợp với bón vơi vào vụ mùa để tăng hàm lượng mùn và cải thiện pH của đất.

+ Hạn chế sử dụng phân vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học để bảo vệ đất. Nên sử dụng phân hữu cơ kết hợp với thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học để bảo vệ môi trường sống của con người.

4.4.3. Một số giải pháp khác

+ Đẩy mạnh chương trình dồn điền đổi thửa, sản xuất lúa nếp theo vùng và tập trung, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác chỉ đạo sản xuất: thời vụ giao cấy, tưới nước, bón phân, phịng trừ sâu bệnh … được đồng bộ, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất.

+ Tăng cường công tác khuyến nông, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ khuyến nông để hỗ trợ trực tiếp cho sản xuất. Đầu tư kinh phí cho các lớp tập huấn, mơ hình trình diễn, chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật, định hướng cho người dân sản xuất và định hướng thị trường đầu ra.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. KẾT LUẬN

Từ kết quả nghiên cứu hiện trạng hệ thống cây trồng tại huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh trong thời gian từ 02/2016 đến 4/2017 chúng tôi đưa ra một số kết luận bước đầu như sau:

1. Huyện n Phong có vị trí địa lý thuận lợi cho việc giao lưu tiêu thụ sản phẩm nông nghiêp. Đất đai tự nhiên phù hợp cho nhiều loại cây trồng phát triển, đặc biệt là cây lúa. Nhưng hệ thống cây trồng chưa phong phú, cho hiệu quả kinh tế thấp, chưa phát huy được tiềm năng về đất đai, nguồn lao động. Sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, đất đai manh mún, chưa có các sản phẩm chủ lực, sức cạnh tranh của hàng hóa dịch vụ chưa cao.

2. Kết quả nghiên cứu cơ cấu cây trồng trên đất lúa và các biện pháp kỹ thuật tại huyện Yên Phong:

- Sử dụng phân bón cho lúa: Việc sử dụng phân bón cho lúa ở Yên Phong cịn nhiều hạn chế (bón theo cảm quan) và bón khơng cân đối N:P:K (bón đạm và kali thấp hơn, phân lân cao hơn so với khuyến cáo), nông dân không sử dụng phân chuồng và vôi trong sản xuất lúa. Cây lúa cần được bón phân hữu cơ để tăng kết cấu hạt keo đất, giảm tỷ lệ cát thô, giảm bay hơi và rửa trôi các chất dinh dưỡng trong đất, đẩy mạnh quá trình phân giải các hợp chất vô cơ, hữu cơ thành các chất dinh dưỡng dễ tiêu cho cây lúa hấp thu.

- Cơ cấu giống lúa: Bộ giống lúa gieo cấy ở vụ xuân và vụ mùa của huyện Yên Phong là khá phong phú. Tuy nhiên, những giống lúa nếp phù hợp với đặc điểm sinh thái của huyện không đa dạng.

3. Kết quả thử nghiệm giống và mức phân bón hữu cơ sinh học ở vụ mùa 2016 đã chứng minh:

- Về phân bón: Khi đưa các mức bón phân hữu cơ sinh học cải tạo đất Bình Điền, bón cho các giống lúa thí nghiệm trong điều kiện vụ mùa. Bón kết hợp

phân vơ cơ nền phân bón (90N + 60 P2O5 + 120 K2O)kg/ha, phân hữu cơ sinh

học có ảnh hưởng tốt tới các giống lúa thí nghiệm. Giống nếp Cái Hoa Vàng có năng suất thực thu cao nhất đạt 50,3 tạ/ha và giống BM9603 cho năng suất thực thu cao nhất đạt 50,8 tạ/ha ở mức bón phân 900 kg/ha.

- Về giống: Trong vụ mùa, giống lúa nếp cái hoa vàng có thời gian sinh trưởng dài (146 ngày) nên bố trí trồng trên đất cấy 2 vụ lúa, hoặc trên đất trồng các loại rau màu xuân và đơng ngắn ngày, có thời vụ trồng muộn hơn. Giống BM9603 có thời gian sinh trưởng ngắn hơn (118 ngày), nên đưa vào chân đất 2 vụ lúa + 1 vụ màu hoặc 1 lúa + 2 vụ màu để mở rộng diện tích gieo trồng cây vụ đông sớm.

4. Đề xuất các công thức trồng trọt cho hiệu quả kinh tế cao

Giống lúa nếp cái hoa vàng có thời gian sinh trưởng dài (146 ngày). Cần ưu tiên mở rộng các công thức:

Lúa xuân - Lúa mùa - Rau đông Rau xuân - Lúa mùa - Rau đông Dưa chuột - Lúa mùa - Rau đơng.

Giống BM9603 có thời gian sinh trưởng ngắn hơn (125 ngày), cần ưu tiên mở rộng các cơng thức:

Lúa xn - Lúa mùa - Bí xanh Bí xanh - Lúa mùa - Cà chua Dưa chuột - Lúa mùa - Rau đông

5.2. KIẾN NGHỊ

- Trong phạm vi giới hạn của đề tài, chúng tôi chỉ thử nghiệm được một số giải pháp về mặt kỹ thuật và được tiến hành trong một thời gian ngắn ở vụ mùa với điều kiện thời tiết, đất đai cụ thể. Vì vậy những vấn đề này cần được tiếp tục nghiên cứu, thử nghiệm so sánh các giống lúa nếp ở các vùng sinh thái khác nhau, các mức bón phân hữu cơ sinh học và mật độ cấy khác nhau ở các thời vụ, chân đất trên địa bàn huyên Yên Phong.

- Làm mơ hình trình diễn để thuyết phục người dân tin tưởng, áp dụng quy trình sử dụng phân bón hữu cơ sinh học thay thế phân chuồng để tăng thu nhập và tăng hiệu quả kinh tế cho người nơng dân huyện n Phong nói riêng và cho tỉnh Bắc Ninh nói chung.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt:

1. Bộ giáo dục và Đào tạo (2009). Giáo trình những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

2. Bùi Huy Đáp (1985). Văn minh lúa nước và nghề trồng lúa ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

3. Bùi Huy Đáp (1993). Về cơ cấu nông nghiệp Việt Nam, NXB Nông nghiệp Hà Nội. 4. Bùi Huy Đáp và Nguyễn Điền (1996). Nông nghiệp Việt Nam – Từ cội nguồn đến

đổi mới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

5. Bùi Huy Đáp (1998). Lúa Việt Nam trong vùng trồng lúa Nam và Đông Nam Á. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

6. Chu Văn Tiệp và Trịnh Thị Thanh (2015). Phương pháp mới gieo cấy lúa. Đạt giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam năm 2015.

7. Dương Ngọc Trí (2007). Cam kết về thuế quan và phi thuế quan trong nông nghiệp của Việt Nam gia nhập WTO. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

8. Đào Châu Thu (2004). Bài giảng cao học hệ thống nông nghiệp, Tường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

9. Đào Thế Tuấn (1984). Bố trí cây trồng hợp lý ở HTX. NXB Nơng nghiệp, Hà Nội. 10. Đào Thế Tuấn (1984). Hệ sinh thái nông nghiệp. NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 11. Đào Thế Tuấn (1989). Hệ thống nơng nghiệp. Tạp chí Cộng sản, 6:4-9. 12. Đào Thế Tuấn (1997). Kinh tế hộ nơng dân. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 13. Đặng Kim Sơn (2006). Nông nghiệp Nông thôn Việt Nam 20 năm Đổi mới và Phát

triển. NXB Chính trị Quốc gia, tr.75-76.

14. Đặng Văn Minh, Nguyễn Văn Tâm và Lê Thị Thu (2010). Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón hữu cơ vi sinh sản xuất tại chỗ tới sinh trưởng, phát triển của giống lúa CTA8 tại tỉnh Lào Cai. Tạp chí Khoa học và Cơng nghệ. Tập 77, số 1.

15. Đặng Vũ Bình và Nguyễn Xuân Trạch (2002). Canh tác kếp hợp nhằm phát triển nông thôn bền vững. Kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật, Trung tâm nghiên cứu liên ngành phát triển nông thôn, trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội, NXB Nông nghiệp Hà Nội. tr.77.

16. Đồn Văn Điếm, Nguyễn Thanh Bình, Trần Đức Hạnh và Lê Quang Vĩnh (2005). Giáo trình Khí tượng nơng nghiệp, NXB Nơng nghiệp, Hà Nội.

17. Đỗ Ánh, Bùi Đình Dinh (1992). Đất phân bón và cây trồng. Khoa học đất số 2, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

18. Đỗ Kim Chung, Phạm Vân Đình, Đinh Văn Đãn, Nguyễn Văn Mác và Nguyễn Thị Minh Thu (2009). Giáo trình Ngun lý kinh tế nơng nghiệp. NXB Nơng nghiệp, Hà Nội. tr 115- 126.

19. Hoàng Văn Đức (1992). Hội thảo nghiên cứu và phát triển hệ canh tác cho nông dân trồng lúa châu Á. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

20. Hoàng Việt (1998). Kinh tế nông hộ với cơng nghiệp hố, hiện đại hố. Tạp chí Kinh tế Nơng nghiệp, 1: 16-18.

21. Hội Khoa học Đất Việt Nam (2000). Đất Việt Nam, Nxb Nông nghiệp Hà Nội, tr.349. 22. Lê Văn Tri (2001). Hỏi đáp về phân bón. NXB Nơng nghiệp, Hà Nội.

23. Lê Văn Tri (2004). Phân phức hợp hữu cơ vi sinh. NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 24. Lý Nhạc, Dương Hữu Tuyền và Phùng Đăng Chinh (1987). Giáo trình Canh tác

học. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

25. Mai Văn Quyền (1996). Thâm canh lúa ở Việt Nam. NXB Nông nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh.

26. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2015 – 2020. 27. Nguyễn Cúc và Đặng Thị Lợi (2007). Giáo trình quản lý kinh tế. NXB Lý luận

chính trị, Hà Nội.

28. Nguyễn Duy Tính (1995). Nghiên cứu hệ thống cây trồng vùng đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ. NXB Nơng nghiệp, Hà Nội.

29. Nguyễn Đình Hợi (1995). Kinh tế tổ chức và quản lý Sản xuất kinh doanh nông nghiệp. NXB Thống kê, Hà Nội.

30. Nguyễn Hữu Tề (2004). Bài giảng cho học viên cao học. Trường Đại Học Nông nghiệp – Hà Nội.

31. Nguyễn Ngọc Nông (2002). Phương pháp chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân, Chuyên đề 3 – Một số phương pháp tiếp cận và pháp triển nông thôn, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, NXB Nông nghiệp. Hà Nội, tr.42.

32. Nguyễn Như Hà và Lê Thị Bích Đào (2009). Giáo trình phân bón 1. NXB Nơng nghiệp, Hà Nội.

33. Nguyễn Tất Cảnh, Trần Thị Hiền và Nguyễn Xuân Mai (2008). Giáo trình hệ thống canh tác. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

34. Nguyễn Thanh Liêm (2006). Quản trị sản xuất. NXB Tài Chính, Hà Nội.

35. Nguyễn Thị Lan (2005). Xác định dung lượng mẫu ở một số chỉ tiêu nghiên cứu với cây lúa, Tạp chí KHKTNN trường ĐHNN Hà Nội. Tập III, số 4/2005. tr. 272 - 278, 36. Nguyễn Thị Lan và Phạm Tiến Dũng (2006). Giáo trình phương pháp thí nghiệm,

NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.

37. Nguyễn Thị Lẫm (1994). Nghiên cứu ảnh hưởng của đạm đến sinh trưởng phát triển và năng suất một số giống lúa. Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

38. Nguyễn Thị Ngọc Dinh, Phạm Tiến Dũng, Nguyễn Ích Tân, Nguyễn Hồng Hạnh và Phan Thị Thủy (2015). Ảnh hưởng của liều lượng phân giun quế đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống lúa ĐTL2 trong vụ xuân sản xuất theo hướng hữu cơ tại Gia Lâm, Hà Nội. Tạp chí Khoa học và Phát triển 2015. Tập 13, số 7.

39. Nguyễn Trí Tài (2014). Đánh giá ảnh hưởng của công tác dồn điền, đổi thửa đến sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp. Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

40. Nguyễn Văn Bộ (2001). Nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam: Thách thức và cơ hội, Tiếp cận môi trường trong thương mại ở Việt Nam, Liên Hợp Quốc ấn hành. tr. 183-188. 41. Nguyễn Văn Khoa và Phạm Văn Cường (2015). Hiệu quả sử dụng đạm của cây lúa

cạn vùng Tây Bắc , tập 13, số 8/2015, trang 1333 – 1342, Tạp chí Khoa học và Phát triển, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

42. Nguyễn Văn Liêm, Nguyễn Văn Viết, Ngô Sỹ Giai (2007). Điều tra khảo sát và đánh giá điều kiện khí hậu nơng nghiệp phục vụ tái định cư thuỷ điện Sơn La tại các vùng Ba Chà, Mường Toong – Mường Nhé tỉnh Điện Biên, Báo cáo KQDA của Viện KTTVTW.

43. Nguyễn Văn Viết (2009). Tài ngun khí hậu nơng nghiệp Việt Nam. NXB Nơng nghiệp, Hà Nội.

44. Nguyễn Xuân Mai (1998). Một số giải pháp góp phần hồn thiện hệ thống canh tác ở huyện Châu Giang – Hưng Yên. Luận án tiến sĩ Nông nghiệp. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

45. Phạm Bình Quyền, Phạm Chí Thành và Trần Đức Viên (1992). Về phương pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng và đề xuất một số biện pháp kỹ thuật góp phần hoàn thiện hệ thống cây trồng tại huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 99 - 135)