TT Tên các loại đất Diện tích Đặc điểm
ha % TPCG pHKCl
1 Đất phù sa được bồi tụ hàng năm (Pb) 464,90 4,80 Cát pha thịt nhẹ 4,5 - 5,5 2 Đất phù sa không được bồi hàng năm(P) 365,37 3,77 Thịt nhẹ 4,0 - 4,5 3 Đất phù sa glây (Pg) 4.503,80 46,46 Thịt- thịt nặng 4,0 - 4,5 4 Đất phù sa có phần loang lổ đỏ vàng (Pf) 1.369,70 14,13 Thịt nhẹ - Thịt 4,5 - 5,0 5 Đất phù sa úng nước (Pj) 993,93 10,25 Thịt nặng - sét 3,5 - 4,0 6 Đất xám bạc màu (Bm) 1.980,20 20,43 Cát pha - thịt nhẹ 4,5 - 5,5 7 Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq) 15,20 0,16 Nhẹ 4,5 – 5,0 Tổng diện tích đất 9693,10 100
Nguồn: Phịng tài ngun và mơi trường huyện n Phong (2015) Qua bảng 4.2 ta thấy:
- Đất phù sa được bồi tụ hàng năm (Pb): Diện tích 464,90 ha chiếm 4,80% diện tích đất tự nhiên. Phân bố trên các bãi bồi ven sơng Cầu, ở địa hình cao và vàn cao. Tập trung ở các xã Tam Đa, Tam Giang, Hịa Tiến, Đơng Tiến, Dũng Liệt. Đất có thành phần cơ giới nhẹ (cát pha, thịt nhẹ) là sản phẩm phù sa của sơng Thái Bình nên đất chua độ pH = 4,5 - 5,5, kali dễ tiêu từ 8 - 10mg/100g đất, lân tổng số từ 0,03 - 0,04%, lân dễ tiêu từ 4,7 - 7,1mg/100g. Nhìn chung đất nghèo lân, các chất dinh dưỡng khác trung bình đến khá.
- Đất phù sa không được bồi hàng năm (P): Diện tích 365,37 ha chiếm 3,77% so với diện tích đất tự nhiên. Phân bố ở các xã Hoà Tiến, Hoà Long, Tam Giang, Dũng Liệt, Đơng Phong, Trung Nghĩa. Đất có địa hình vàn cao. Đất có thành phần cơ giới là thịt nhẹ, ở chân hai vụ lúa thành phần cơ giới của đất thịt trung bình, đất chua pH từ 4,0 - 4,5, hàm lượng cacbon tổng số tầng canh tác 1,5 - 2%, kali tổng số và dễ tiêu cao, Lân tổng số và dễ tiêu nghèo.
- Đất phù sa glây (Pg) : Diện tích 4.503,80 ha chiếm 46,46% so với diện tích đất tự nhiên. Đây là loại đất có diện tích lớn nhất. phân bố ở các xã trong
huyện, xã có diện tích lớn nhất là Tam Giang, Long Châu, Yên Trung, Tam Đa và xã Dũng Liệt. Đất nằm trên địa hình vàn, vàn thấp và trũng. Đất có thành phần cơ giới từ thịt đến thịt nặng, đất rất chua pH từ 4,0 - 4,5. Cacbon tổng số 1,5 - 2%, kali tổng số và dễ tiêu cao, lân tổng số và dễ tiêu nghèo.
- Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng (Pf): Diện tích 1.369,7 ha chiếm
14,13% so với diên tích đất tự nhiên. Phân bố trên các chân đất vàn, vàn cao thuộc các xã Hoà Tiến, Tam Giang, Văn Mơn, Thuỵ Hồ. Đất có thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt, đất chua pH 4,5 - 5,0 tầng canh tác có kali tổng số từ 0,1 - 0,13%, kali dễ tiêu từ 7 - 12mg/100g đất. Lân cả dễ tiêu và tổng số đều nghèo, cacbon tổng số 2%. Nói chung các chất dinh dưỡng của đất đối với cây trồng đều từ nghèo đến trung bình.
- Đất phù sa úng nước (Pj): Diện tích 993,93 ha chiếm 10,25% so với diện tích đất tự nhiên. Phân bố ở chân đất có địa hình trũng ở các xã n Trung, Tam Đa, Thuỵ Hồ và Trung Nghĩa. Đất có thành phần cơ giới thịt nặng đến sét, hàm lượng mùn khá. Cacbon tổng số 2 - 3,5%, đất rất chua pH 3,5 - 4,0. Kali tổng số 0,7 - 1,2%, kali dễ tiêu từ 613mg/100g đất. Như vậy hàm lượng lân trong loại đất này quá thấp.
- Đất xám bạc màu (Bm): Diện tích 1.980,20 ha chiếm 20,43% so với diện tích đất tự nhiên. Phân bố ở chân đất có địa hình vàn, vàn cao ở hầu hết xã trong huyện nhưng nhiều nhất ở các xã Văn Mơn, Đơng Thọ, Thuỵ Hồ… Đất bạc màu của huyện Yên Phong được hình thành trên nền phù sa cổ do canh tác cây ngắn ngày trong thời gian hàng ngàn năm, tầng đất mặt luôn bị rửa trôi cả bề mặt và theo chiều sâu, nên đất có thành phần cơ giới nhẹ, từ cát pha đến thịt nhẹ. Cacbon tổng số từ 0,8 - 1,2%. Kali tổng số rất nghèo từ 0,01 - 0,05%, kali dễ tiêu từ 8 - 10mg/100g đất, lân tổng số từ 0,05 - 0,08%, lân dễ tiêu từ 1 - 1,8mg/100g đất, đất chua pH 4 - 4,4. Các loại chất dinh dưỡng đều nghèo. Hiện tại phần lớn diện tích đất này đã trồng 2 vụ lúa hoặc 1 vụ lúa, 1 vụ màu và một số diện tích trồng 2 lúa 1 màu. Nếu như đầu tư thâm canh tốt thì đây là loại đất có khả năng tăng vụ lớn nhất.
- Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq): Diện tích 15,20 ha chiếm 0,16% diện tích đất tự nhiên. Phân bố ở xã Hồ Long đất có độ dốc từ cấp II và III (5-15 0). Đất có thành phần cơ giới nhẹ, đất chua pH 4,5 - 5,0 hàm lượng cacbon 1 - 1,4%, kali tổng số 0,2 - 0,3%, kali dễ tiêu 5 - 8 mg/100g đất, lân tổng số
0,05 - 0,1%, lân dễ tiêu từ 1 - 2mg/100g đất. Như vậy tất cả các chất dinh dưỡng đều nghèo.
Nhìn chung đất đai của huyện Yên phong thích hợp với nhiều loại cây trồng, nhất là cây trồng ngắn ngày. Trừ loại đất phù sa úng nước và đất đỏ vàng, cịn lại các loại đất khác đều có điều kiện thuận lợi cho việc thâm canh lúa, hoa màu, cây cơng nghiệp ngày ngắn và tăng diện tích cây vụ đơng. Nếu có kế hoạch bồi dưỡng và cải tạo đất tốt, áp dụng chế độ canh tác hợp lý, kết hợp với biện pháp thuỷ lợi thì sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao.
* Hiện trạng sử dụng đất
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Yên Phong tính đến 31/12/2015 là 9.693,10 ha. Bao gồm: Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng. Hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp thể hiện qua bảng 4.3.