Một số kết quả nghiên cứu về phân bón cho lúa ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng và đề xuất một số biện pháp kỹ thuật góp phần hoàn thiện hệ thống cây trồng tại huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 44 - 48)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.2. Cơ sở thực tiễn thực hiện đề tài

2.2.3. Một số kết quả nghiên cứu về phân bón cho lúa ở Việt Nam

Bón phân hợp lý là sử dụng phân bón thích hợp bón cho cây đảm bảo tăng năng suất cây trồng với hiệu quả kinh tế cao nhất, không để lại các hiệu quả tiêu cực đến nơng sản và mơi trường sinh thái. Bón phân hợp lý là thực hiện 5 đúng: bón đúng loại phân; bón đúng lúc, bón đúng đối tượng; bón đúng thời tiết, mùa vụ; bón đúng cách (Đường Hồng Dật, 2003; Vũ Hữu Yêm, 1995).

Phạm Quang Tuấn và Nguyễn Thị Lan (2009), khi nghiên cứu bón phân hữu cơ vi sinh FITO cho giống lúa BT 13 thấy rằng chỉ cần bón thêm 1.500 kg

phân FITO trên nền phân bón (90 kg N + 60 kg P2O5 + 60kg K2O)/ha sẽ cho

năng suất cao hơn 9,5 tạ/ha so với không dùng phân hữu cơ FITO cũng trên nền phân (90 kg N + 60 kg P2O5 + 60kg K2O).

Hiệu suất sử dụng phân đạm vô cơ của giống Bắc thơm 7 tại huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên dao động từ 16,0 - 25,6 kg thóc/kg N ở lượng giống gieo sạ 35 kg/ha và từ 17,2 - 26,3 kg thóc/kg N ở lượng giống gieo 50 kg/ha. Hiệu suất sử dụng phân đạm vơ cơ giảm khi tăng mức đạm bón (Vũ Thị Phương Thảo, 2013).

Để phát huy tính tích cực và khắc phục tính tiêu cực của việc dùng phân bón hóa học trong điều kiện đất trồng và cây trồng như hiện nay là phải bón cân đối N - P - K. Bón phân cân đối cần đáp ứng được tối thiểu 3 yêu cầu: bón đúng về các yếu tố dinh dưỡng cây cần, bón đủ về lượng và bón phù hợp về tỷ lệ các nguyên tố đó. Bón lân cân đối với đạm sẽ làm giảm hàm lượng đạm tiêu tốn để sản xuất ra 1 tấn thóc từ 24 - 26% và hiệu suất sử dụng phân đạm tăng từ 50 - 88% (Phạm Văn Cường và cs., 2015).

Tại Việt Nam, nghiên cứu cho thấy, sau khi tăng lượng đạm thì cường độ quang hợp, cường độ hô hấp và hàm lượng diệp lục của cây lúa tăng lên, nhịp độ quang hợp, hô hấp không khác nhau nhiều nhưng cường độ quang hợp tăng mạnh hơn cường độ hơ hấp gấp 10 lần cho nên vai trị của đạm làm tăng tích luỹ chất khơ (Nguyễn Thị Lẫm, 1994). Kết quả nghiên cứu trên 2 giống lúa ngắn ngày (Khang Dân và giống mới chọn tạo) của Tăng Thị Hạnh và cs., 2014 cho thấy: khi tăng mức đạm bón từ 0 đến 45 kg N/ha đã làm tăng các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất ở cả vụ xuân và vụ mùa.

Trên cơ sở thực tế sản xuất đã có nhiều khuyến cáo về mức bón phân kali cho lúa. Ở Việt Nam liều lượng phân kali khuyến cáo sử dụng cho lúa ở đồng bằng sơng Hồng cịn chưa được thống nhất, thường dao động từ 60 - 120 K2O/ha đối với lúa thường, 90 - 120 K2O /ha đối với lúa lai, tùy theo mức độ đạm bón và lượng phân chuồng được sử dụng (Bùi Đình Dinh 1993, Nguyễn Văn Bộ 2000).

Từ khi có phân hóa học ra đời làm nâng cao được năng suất thì vai trị phân hữu cơ giảm nhẹ, thậm chí lạm dụng phân hóa học trong sản xuất nơng nghiệp mà không cần sự hiện diện của phân hữu cơ, nhưng việc sử dụng sai làm dẫn đến một nền nông nghiệp không bền vững, phân hữu cơ không thể thay thế phân hóa học và ngược lại, mỗi loại có vai trị khác nhau cùng tác động trực tiếp và quyết định năng suất, chất lượng sản phẩm. Trong sản xuất nơng nghiệp, phân hữu cơ có vai trị cực kỳ quan trọng, bởi vì: Chất hữu cơ tồn tại, xen kẽ với các thành phần kết cấu của đất, tạo sự thơng thống giúp rễ phát triển mạnh, nên có cường độ hơ hấp tối đa và dễ dàng hấp thu các nguồn dinh dưỡng; Chất hữu cơ sẽ lưu

trữ các khoáng chất đa, trung và vi lượng từ các loại phân bón hóa học, cung cấp dần cho cây, hạn chế được hiện tượng thất thốt phân bón trong q trình sử dụng, giảm chi phí, giúp đất giữ ẩm làm cho cây chống chịu khô hạn tốt hơn; Sự hiện diện của chất hữu cơ làm mơi trường sống cho các hệ vi sinh có ích, các hệ vi sinh này cân bằng mơi trường của hệ sinh thái. Vì vậy, sẽ hạn chế một số đối tượng gây bệnh, góp phần tăng năng suất và chất lượng nơng sản.

Phân hữu cơ sinh học là loại sản phẩm phân bón được tạo thành thơng qua q trình lên men vi sinh vật, các hợp chất hữu cơ có nguồn gốc khác nhau (phế thải nông nghiệp, phế thải chăn nuôi, phế thải chế biến, phế thải đô thị, phế thải sinh hoạt …). Trong đó các hợp chất hữu cơ phức tạp dưới tác động của vi sinh vật hoặc các chất sinh học được chuyển hóa thành mùn.

Phân hữu cơ vi sinh có tác dụng kích thích hoạt động của vi sinh vật đất tốt hơn phân hóa học. Mặt khác, phân hữu cơ làm tăng khả năng giữ nước trong đất. Do vậy, điều chính được một phần chế độ nhiệt trong đất. Phân hữu cơ sinh học có tác động chậm hơn phân hóa học, nhưng có một ưu điểm lớn mà phân hóa học khơng thể có được, đó là chứa các chủng vi sinh vật hữu ích và các chất hữu cơ có tác dụng tăng độ phì nhiêu của đất và cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây trồng. Xu thế các nước hiện nay là đang tăng dần lượng phân hữu cơ, giảm dần lượng phân hóa học để bón cho cây trồng.

Theo Nguyễn Thị Ngọc Dinh và cs. (2015), lượng phân giun quế không ảnh hưởng đến tổng thời gian sinh trưởng, số lá/thân chính, số nhánh hữu hiệu/khóm của giống lúa ĐTL2 trong vụ xuân nhưng có ảnh hưởng khác nhau đến một số chỉ tiêu sinh lý như: chỉ số SPAD, chỉ số diện tích lá và khả năng tích lũy chất khơ. Lượng phân giun quế bón tăng lên thì các chỉ tiêu sinh lý trên của giống lúa ĐTL2 cũng tăng theo. Lượng phân giun quế tăng cũng làm tăng năng suất của giống lúa ĐTL2. Phân tích hồi quy bậc 2 đã xác định được lượng phân giun quế cho năng suất tối ưu của giống lúa ĐTL2 trồng theo hướng hữu cơ là 16,4 tấn/ha nhưng hiệu quả kinh tế của cơng thức bón 10 tấn/ha là cao nhất (thu nhập 27.596.000đ/ha vụ xn). Vì thế, nên bón phân giun quế cho giống lúa ĐTL2 trồng theo hướng hữu cơ với lượng 10 tấn/ha cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao.

Các phế phụ phẩm nông nghiệp rất đa dạng là nguồn nguyên liệu tốt để xử lý thành phân hữu cơ. Chất lượng phân hữu cơ xử lý từ rơm rạ và chất độn

chuồng đều có chất lượng tốt. Trong đó tỷ lệ K2O tổng số của phân hữu cơ chế biến từ rơm cao hơn (3,10%) phân hữu cơ chế biến từ chất độn chuồng (1,02%). Tỷ lệ các chất dinh dưỡng khác trong hai loại phân là tương đương nhau. Phân hữu cơ được chế biến từ rơm rạ và chất độn chuồng đếu có ảnh hưởng tích cực đến số nhánh/khóm, đến khả năng tích lũy vật chất khô, các yếu tố cấu thành

năng suất và năng suất thực thu. Với mức nền là 60N + 60 P2O5 + 50 K2O thì

năng suất thực thu của giống lúa CTA 88 càng tăng khi bón tăng lượng phân hữu cơ. Bón phân hữu cơ với mức 9 tấn/ha sẽ cho năng suất cao nhất (Đặng Văn Minh và cs., 2010).

Sử dụng phân hữu cơ bón cho cây trồng là tập quán truyền thống của nông dân Việt Nam. Tập quán này vẫn được duy trì, phát triển và có giá trị cho đến ngày nay theo tốc độ phát triển của ngành trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất nơng sản hàng hố có hiệu quả kinh tế và chất lượng cao. Các loại phân hữu cơ chuyên dung cho lúa, rau màu, cây ăn quả, cây công nghiệp mang nhãn hiệu Đầu Trâu của Bình Điền đang được bà con nơng dân các vùng trong cả nước tín nhiệm sử dụng, góp phần tích cực giúp bà con nông dân sản xuất đạt kết quả tốt. Đối với lúa, các mơ hình trình diễn ở nhiều tỉnh trong cả nước cho thấy bón phân hữu cơ Đầu Trâu Bình Điền ruộng lúa ít bị sâu bệnh hại, giảm lượng thuốc trừ sâu bệnh được 20 - 30%, năng suất lúa vẫn đạt cao. Cùng với nhãn hiệu Đầu Trâu, Cơng ty Cổ phần Bình Điền đã sản xuất và cung ứng một số loại phân bón hữu cơ, đáng chú ý là phân hữu cơ sinh học cải tạo đất Bình Điền.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng và đề xuất một số biện pháp kỹ thuật góp phần hoàn thiện hệ thống cây trồng tại huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 44 - 48)