Một số sâu bệnh hại chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng và đề xuất một số biện pháp kỹ thuật góp phần hoàn thiện hệ thống cây trồng tại huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 94 - 95)

Sâu bệnh hại là nhân tố không những làm giảm năng suất lúa một cách nhanh chóng mà còn ảnh hưởng đến phẩm chất gạo. Đồng thời sâu bệnh còn làm tăng mức chi phí hoặc có thể làm mất mùa hoàn toàn. Tùy từng thời vụ, trình độ thâm canh, giống lúa … mà sâu bệnh gây hại với mức độ khác nhau.

Nhìn chung vụ mùa 2016 thời tiết cơ bản thuận lợi cho sinh trưởng, phát triển của lúa mùa. Kết quả theo dõi các mức phân bón và các giống thí nghiệm một số loại sâu, bệnh hại chính như sau.

Bảng 4.21. Tình hình sâu bệnh hại của các công thức thí nghiệm

Giống Mức

phân

Bệnh hại (điểm) Sâu hại (điểm)

Đen lép hạt Khô vằn Cuốn lá Đục thân Rầy nâu

G1 P1(đ/c) 1 1 1 1 1 P2 1 1 1 1 1 P3 1 1 1 1 1 P4 1 1 3 1 1 P5 1 1 3 1 1 G2 P1(đ/c) 1 1 1 3 1 P2 1 1 1 3 1 P3 1 1 1 3 1 P4 1 1 3 1 1 P5 1 1 3 1 1

Ghi chú: Sâu cuốn lá: Điều tra ở thời kỳ đẻ nhánh; Sâu đục thân: Điều tra ở thời kỳ làm đòng Bệnh đen lép hạt, bệnh khô vằn, rầy nâu: Điều tra ở thời kỳ trỗ

- Về bệnh hại: Điều tra bệnh đen lép hạt, bệnh khô vằn ở thời kỳ trỗ. Với điều kiện thời tiết vụ mùa 2016 ta thấy rằng tình hình bệnh gây hại ở ở tất cả các giống và mức phân bón nhưng mức độ nhẹ, không gây thiệt hại lớn đến năng suất lúa.

- Sâu cuốn lá: Bắt đầu gây hại từ khi cây lúa bắt đầu đẻ nhánh đến giai đoạn chín sữa, gây hại nặng nhất ở giai đoạn đẻ nhánh rộ. Qua bảng số liệu 4.22, sâu cuốn lá gây hại nhẹ đến tất cả các công thức không bón phân hữu cơ sinh học và gây hại năng hơn với các công thức bón liều lượng phân hữu cơ vi sinh nhiều được 2 điểm đánh giá. Nó làm ảnh hưởng đến chỉ số LAI và việc hình thành năng suất sau này.

- Sâu đục thân: Thường gây hại nặng nhất vào giai đoạn làm đòng, trước trỗ. Sâu chui vào thân cây lúa sống và gây hại ở đó, làm cho bông lúa bị bạc (lép hoàn toàn). Điều tra ở thời kỳ làm đòng, sâu đục thân xuất hiện ở tất cả công thức thí nghiệm, nhưng gậy hại nặng hơn ở giống G2 (nếp cái hoa vàng) do nếp cái hoa vàng trỗ đầu tháng 10 có sự dồn lứa sâu nên tỷ lệ gây hại cao hơn.

- Rầy nâu: Tập trung gây hại phần thân cây lúa, hút dinh dưỡng sản phẩm quá trình quanh hợp. Mật độ rầy phụ thuộc vào nguồn thức ăn phù hợp ít hay nhiều, nơi cư trú thuận lợi hay không. Các công thức thí nghiệm bị rầy nâu gây hại ở điểm 1.

- Tuy nhiên, do cấy theo phương pháp hàng rộng - hàng hẹp và thường xuyên đi kiểm tra đồng rộng chúng tôi đã tiên hành phun các loại thuốc đặc trị sâu cũng như phòng bệnh nên hạn chế thấp nhất ảnh hưởng của sâu, bệnh đến năng suất lúa sau này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng và đề xuất một số biện pháp kỹ thuật góp phần hoàn thiện hệ thống cây trồng tại huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 94 - 95)