Kết quả thí nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng và đề xuất một số biện pháp kỹ thuật góp phần hoàn thiện hệ thống cây trồng tại huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 85)

4.3.1. Một số chỉ tiêu sinh trưởng

4.3.1.1. Thời gian sinh trưởng

Các giống phản ứng với nhiệt độ (cảm ôn) có thời gian sinh trưởng khác nhau nên được trồng trong các vụ khác nhau và được chia thành các nhóm ngày dài, trung ngày và ngày ngắn. Nhóm dài ngày có thời gian sinh trưởng trên 160 ngày như các giống lúa chiêm trước đây ở đồng bằng Bắc Bộ, giống lúa địa phương, giống lúa cạn. Một số giống lúa địa phương của miền Nam trước đây có thời gian sinh trưởng 200 – 240 ngày, thậm chí đến 270 ngày như lúa nổi. Nhóm trung ngày có thời gian sinh trưởng từ 136 đến 160 ngày là nhóm giống cải tiến thích hợp vụ xuân chính vụ, mùa chính vụ. Nhóm ngắn ngày có thời gian sinh trưởng 90 đến 120 ngày. Trong nhóm ngắn ngày lại được phân làm 2 nhóm: nhóm ngắn ngày có thời gian sinh trưởng dưới 100 ngày. Nhóm này được sử dụng phổ biến ở Bắc Trung Bộ đến Đồng bằng sông Cửu Long, trồng vụ hè thu tránh mưa lũ (Phạm Văn Cường và cs., 2015). Kết quả theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng được trình bày ở bảng 4.17.

Thời gian sinh trưởng là do đặc tính di truyền của các giống lúa quyết định, thí nghiệm trên cùng giống lúa thời gian sinh trưởng khác nhau không nhiều. Tổng thời gian sinh trưởng của các giống lúa ở các mức phân bón chênh lệch, dao động 121 - 146 ngày. Liều lượng bón phân hữu cơ sinh học ở từng mức bón có ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng của lúa. Các ô đối chứng có thời gian sinh trưởng 121 ngày và 143 ngày có thời gian sinh trưởng là ngắn nhất, các ô ở mức bón phân hữu cơ sinh học 900kg/ha và 1200kg/ha có thời gian sinh trưởng dài nhất 125 ngày và 146 ngày.

- Giai đoạn đẻ nhánh: Thời tiết thuận lợi có nắng mưa xem kẽ. Tuổi mạ khi cấy là 30 ngày và sau cấy từ 6 - 8 ngày cây lúa bắt đầu đẻ nhánh. Thời kỳ này các mức bón khác nhau nên thời gian sinh trưởng của các giống là khác nhau. Giống BM9603 đẻ nhánh sớm hơn giống nếp Cái Hoa Vàng. Kết thúc đẻ nhánh khi cây lúa đạt từ 56 - 78 ngày tuổi.

- Giai đoạn trỗ 80%: Có các đợt gió Bắc kết hợp mưa nhỏ làm giảm nhiệt độ, thuận lợi cho quá trình trỗ bông, phơi màu, góp phần nâng cao năng suất lúa. Từ bảng số liệu trên cho thấy tăng lượng phân hữu cơ vi sinh đã kéo dài thời gian sinh trưởng. Giống BM9603 ở mức bón phân 900kg/ha có thời gian sinh trưởng từ kết thúc đẻ nhánh đến trỗ 80%, dài nhất là 36 ngày, dài hơn 3 ngày so với đối

chứng (33 ngày). Giống nếp Cái Hoa Vàng ở mức bón 300 kg/ha thời gian sinh trưởng từ kết thúc đẻ nhánh đến trỗ 80% là 37 ngày, dài hơn 1 ngày so với giống đối chứng (36 ngày).

Bảng 4.17. Thời gian sinh trưởng của các giống lúa thí nghiệm vụ mùa 2016 tại Yên Phong

ĐVT: Ngày

Giống Lượng bón

cho 1ha

Thời gian sinh trưởng từ gieo đến …

Bắt đầu ĐN ĐN cực đại Trỗ 80% Chín hoàn toàn

G1 P1 (Đ/c) 36 58 91 121 P2 37 58 91 123 P3 37 58 92 123 P4 36 56 92 125 P5 37 56 91 125 G2 P1 (Đ/c) 37 77 113 143 P2 37 77 114 143 P3 38 78 114 143 P4 37 78 114 146 P5 37 78 114 146

- Tổng thời gian sinh trưởng của các công thức giống BM9603 giao động từ 121 - 125 ngày, giống nếp Cái Hoa Vàng dao động từ 143 - 146 ngày. Như vậy, liều lượng bón phân vi sinh ở từng công thức có ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng của lúa. Ở mức không bón phân hữu cơ vi sinh có thời gian sinh trưởng ngắn nhất, mức P4 (900kg/ha) và P5 (1200kg/ha) có thời gian sinh trưởng dài nhất.

- Nhìn chung, các giống lúa thí nghiệm có thời gian sinh trưởng khác nhau. Giống nếp Cái Hoa Vàng có thời gian sinh trưởng dài, phản ứng với ánh sáng ngày ngắn nên chỉ trồng được ở vụ mùa ở miền Bắc Việt Nam. Hai giống lúa phù hợp với chân đất vàn và vàn cao nên có thể bố trí trong cơ cấu luân canh: Lúa xuân - Lúa mùa - Rau đông, Rau xuân - Lúa mùa - Rau đông, Dưa chuột - Lúa mùa - Rau đông.

4.3.1.2. Ảnh hưởng tương tác của liều lượng phân bón và giống đến một số chỉ tiêu sinh trưởng cây lúa

- Chiều cao cây lúa là điểm mang tính di truyền, đặc điểm này mang tính đặc trưng cho từng giống và ít biến động trong phạm vi nhất định của các biện

pháp kỹ thuật tác động. Tuy nhiên, chiều cao cây cũng có thể thay đổi rõ nhất khi dinh dưỡng không đầy đủ hoặc quá thừa. Sự tăng trưởng chiều cao cây nhanh hay chậm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhiệt độ, ánh sáng, mật độ cấy, lượng phân bón …

- Thời gian từ bắt đầu đẻ nhánh đến kết thúc đẻ nhánh phụ thuộc vào giống, giống dài ngày hay ngắn ngày, giống đẻ nhánh khỏe hay yếu, đẻ tập trung hay lai rai. Thời gian đẻ nhánh cũng phụ thuộc rất lớn vào điều kiện môi trường, dinh dưỡng, kỹ thuật canh tác. Những giống cải tiến đạt số nhánh tối đa sau cấy 50 - 60 ngày, sau đó giảm đi do một số nhánh đẻ muộn sinh trưởng yếu bị chết (Nguyễn Văn Cường và cs., 2015). Thực tế cho thấy những giống đẻ nhánh mạnh và tập trung thì có khả năng cho nhánh hữu hiệu cao, những giống đẻ ít, đẻ lai rai sẽ cho nhánh hữu hiệu thấp vì dinh dưỡng nuôi những nhánh đẻ muộn không đủ để hình thành bông.

Kết quả theo dõi sự tác động tương tác giữa liều lượng phân bón và giống đến tăng trưởng chiều cao cây qua các giai đoạn và số nhánh được trình bày ở bảng sau:

Bảng 4.18a. Ảnh hưởng của giống đến một số chỉ tiêu sinh trưởng

Giống Số nhánh tối đa

(nhánh/khóm)

Số nhánh HH/khóm

Chiều cao cây cuối cùng (cm)

G1 10,3a 8,4a 102,4b

G2 10,4a 8,5a 123,3a

LSD0.05 0,52 0,31 0,39

CV(%) 3,2 2,4 0,2

Ghi chú: Cùng chữ trong cùng cột biểu thị sự sai khác không có ý nghĩa; khác chữ trong cùng cột biểu hiện sự sai khác có ý nghĩa.

Qua bảng 4.18a ta thấy:

- Ở mức ý nghĩa 0,05 số nhánh tối đa và số nhánh hữu hiệu/khóm của các giống lúa khác nhau không có ý nghĩa. Giống BM9603 có số nhánh tối đa là 10,3 nhánh/khóm và chiều cao cây cuối cùng đạt 102,4 cm. Giống nếp Cái Hoa Vàng có số nhánh tối đa là 10,4 nhánh/khóm và chiều cao cây cuối cùng đạt 123,3 cm.

- Ở mức ý nghĩa 0,05 chiều cao cây cuối cùng khác nhau có ý nghĩa. Chiều cao cây cuối cùng của G1 đạt 102,4 cm và G2 đạt 123,3 cm.

Bảng 4.18b. Ảnh hưởng của phân bón đến một số chỉ tiêu sinh trưởng

Mức phân bón Số nhánh tối đa

(nhánh/khóm)

Số nhánh HH/khóm

Chiều cao cây cuối cùng (cm) P1(Đ/c) 9,7b 7,9c 110,4b P2 9,8b 8,0bc 111,3b P3 10,5a 8,6ab 112,4b P4 10,5a 8,8a 114,7a P5 11,0a 8,7a 115,4a LSD0.05 0,54 0,60 2,00 CV(%) 4,2 5,9 1,4

Ghi chú: Cùng chữ trong cùng cột biểu thị sự sai khác không có ý nghĩa; khác chữ trong cùng cột biểu hiện sự sai khác có ý nghĩa.

Qua bảng 4.18b cho thấy:

- Số nhánh tối đa/khóm: Các công thức bón phân hữu cơ sinh học ảnh hưởng rõ ràng đến số nhánh/khóm. Ở mức P1(đ/c) có số nhánh tối đa trung bình đạt 9,7 nhánh/khóm và tăng dần qua các mức bón, cao nhất ở mức bón P5 (1200kg/ha) đạt 11,0 nhánh/khóm. Số nhánh tối đa ở các mức phân bón P1 và P2 sự sai khác không có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%. Số nhánh tối đa ở mức bón P3, P4 và P5 sai khác không có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%, nhưng sự sai khác có ý nghĩa với các mức phân bón P1 và P2.

- Số nhánh hữu hiệu/khóm: Số nhánh hữu hiệu ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lúa sau này, số nhánh hữu hiệu cao dẫn đến năng suất lúa cao. Số nhánh hữu hiệu tăng dần từ P1 (7,9 nhánh/khóm) đến P4 (8,8 nhánh/khóm) và giảm ở mức P5 (8,7 nhánh/khóm). Ở mức ý nghĩa 0,05 sự sai khác ở các mức phân bón P1 và P2 là không có ý nghĩa, mức phân bón P2 và P3 sự sai khác không có ý nghĩa. Các mức bón P3, P4 và P5 ở mức ý nghĩa 0,05 sự sai khác số nhánh hữu hiệu/khóm là không có ý nghĩa, nhưng sự sai khác có ý nghĩa ở mức phân bón P1 và P2.

- Chiều cao cây cuối cùng: Các mức bón phân hữu cơ sinh học khác nhau ảnh hưởng đến chiều cao cây. Chiều cao cây cuối cùng của các công thức thí nghiệm dao động không lớn từ 110,4 - 115,4 cm. Chiều cao cây cuối cùng của các công thức tăng dần từ P1 đến P5 . Trong đó, mức bón P5 (1200 kg/ha) và P4 (900kg/ha) ở mức ý nghĩa α = 0,05 sự sai khác về chiều cao cây khác nhau không có ý nghĩa. Sự sai khác không có ý nghĩa đối với P1, P2 và P3 ở mức α = 0,05.

Bảng 4.18c. Ảnh hưởng tương tác của giống với liều lượng phân bón đến các chỉ tiêu sinh trưởng

Giống Mức phân bón Số nhánh tối đa

(nhánh/khóm)

Số nhánh HH/khóm

Chiều cao cây cuối cùng (cm) G1 P1 (Đ/c) 9,7a 7,8a 100,2a P2 9,7a 7,9a 100,0a P3 10,3a 8,5a 102,3a P4 10,5a 8,7a 105,1a P5 11,1a 8,9a 104,3a G2 P1 (Đ/c) 9,7a 7,9a 120,6a P2 9,9a 8,1a 122,5a P3 10,7a 8,8a 122,4a P4 10,6a 8,9a 124,4a P5 10,9a 8,6a 126,5a LSD0.05 0,76 0,85 2,83 CV(%) 4,2 5,9 1,4

Ghi chú: Cùng chữ trong cùng cột biểu thị sự sai khác không có ý nghĩa; khác chữ trong cùng cột biểu hiện sự sai khác có ý nghĩa.

Qua bảng 4.18c ta thấy: Ở mức ý nghĩa 0,05 số nhánh tối đa/khóm, số nhánh hữu hiệu/khóm và chiều cao cây cuối cùng khác nhau không có ý nghĩa. Số nhánh tối đa/khóm tăng dần từ 9,7 - 11,1 (nhánh/khóm) đối với giống BM9603 và từ 9,7 - 10,9 (nhánh/khóm) đối với giống nếp cái hoa vàng. Số nhánh hữu hiệu/khóm tăng dần từ 7,8 - 8,9 (nhánh/khóm) đối với giống BM9603 và tăng từ 7,9 - 8,9 (nhánh/khóm) sau đó giảm xuống 8,6 nhánh/khóm ở mức bón 1200kg/ha của giống nếp Cái Hoa Vàng. Chiều cao cây cuối cùng tăng dần qua các mức phân bón.

4.3.2. Một số chỉ tiêu sinh lý

4.3.2.1. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón và giống đến chỉ số diện tích lá (LAI)

Chỉ số diện tích lá là một chỉ tiêu sinh lý quan trọng đánh giá khả năng quang hợp của quần thể ruộng lúa. Những ruộng lúa có năng suất cao thường có khả năng duy trì chỉ số diện tích lá trong một thời gian tương đối dài. Chỉ số diện tích lá là một chỉ số có khả năng thay đổi theo từng giống, lượng phân bón và mật độ. Do đó, cần điều chỉnh các yếu tố đó sao cho hợp lý để chỉ số diện tích lá sớm đạt tối ưu nhất ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây lúa, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình quanh hợp đạt tối đa và tạo thành các chất hữu cơ.

Mỗi giống lúa có LAI thích hợp, LAI thay đổi theo từng giống và các biện pháp kỹ thuật canh tác như mật độ, lượng phân bón, điều kiện khí hậu, ánh sáng, chế độ tưới nước, … nhưng quan trọng hơn cả lượng phân bón là yếu tố chi phối mạnh mẽ nhất đối với sự thay đổi của LAI.

Bảng 4.19a. Ảnh hưởng của giống đến chỉ số diện tích lá (LAI) ở một số giai đoạn sinh trưởng

Đvt: m2 lá/m2 đất Giống Đẻ nhánh rộ Trỗ 80% Chín sáp G1 2,01a 4,19a 3,67a G2 1,90a 4,27a 3,89a LSD0.05 0,385 0,647 0,558 CV(%) 12,7 9,9 9,5

Ghi chú: Cùng chữ trong cùng cột biểu thị sự sai khác không có ý nghĩa; khác chữ trong cùng cột biểu hiện sự sai khác có ý nghĩa.

Ảnh hưởng của giống đến chỉ số diện tích lá được theo dõi, đánh giá ở 3 thời kỳ là đẻ nhánh, trỗ và chín sáp. Chỉ số diện tích lá cao nhất ở thời kỳ trỗ 80%, giảm ở thời kỳ chín sáp. Cả 3 thời kỳ: Đẻ nhánh, trỗ 80% và chín sáp sự sai khác là không có ý nghĩa ở mức α = 0,05. Thời kỳ đẻ nhánh rộ LAI giống

BM9603 là 2,01 m2 lá/m2 đất, cao hơn giống nếp Cái Hoa Vàng LAI đạt 1,90 m2

lá/m2 đất. Thời kỳ trỗ 80% và chín sáp LAI của giống nếp Cái Hoa Vàng cao hơn

giống BM9603.

Bảng 4.19b. Ảnh hưởng của phân bón đến chỉ số diện tích lá (LAI) ở một số giai đoạn sinh trưởng

Đvt: m2 lá/m2 đất Mức phân bón Đẻ nhánh rộ Trỗ 80% Chín sáp P1(Đ/c) 1,84a 4,03b 3,53b P2 1,89a 3,99b 3,52b P3 1,90a 4,27ab 3,70b P4 2,07a 4,45a 4,06a P5 2,08a 4,42a 4,09a LSD0.05 0,204 0,319 0,337 CV(%) 8,5 6,2 7,3

Ghi chú: Cùng chữ trong cùng cột biểu thị sự sai khác không có ý nghĩa; khác chữ trong cùng cột biểu hiện sự sai khác có ý nghĩa.

Qua bảng 4.19b ta thấy: Khi tăng liều lượng phân bón thì LAI tăng dần qua các thời kỳ từ đẻ nhánh rộ đến trỗ 80%, sau đó giảm dần ở thời kỳ chín sáp. Cụ

thể thời kỳ đẻ nhánh tăng từ 1,84 - 2,08 m2 lá/m2 đất ở các mức phân bón. Ở mức

ý nghĩa α = 0,05 các mức bón phân khác nhau không có ý nghĩa. Thời kỳ trỗ tăng

từ 4,03 - 4,45 m2 lá/m2 đất. Ở mức ý nghĩa α = 0,05 hai mức bón phân P1, P2

khác nhau không có ý nghĩa và khác nhau có ý nghĩa với mức bón phân P4 và

P5. Mức bón P4 có LAI cao nhất 4,45 m2 lá/m2 đất khác nhau không có ý nghĩa

với các mức bón P3 và P5. Thời kỳ chín sáp LAI giảm xuống 3,52 - 4,09 m2

lá/m2 đất ở các mức phân bón. Điều này chứng tỏ khi tăng liều lượng phân bón

thì tăng khả năng duy trì bộ lá xanh cho các giống lúa, kéo dài thời gian tích lũy dinh dưỡng vào hạt giúp tăng năng suất. Vai trò của phân bón cho LAI có sự sai khác nhau có ý nghĩa ở mức 0,05 ở cả 3 thời kỳ.

Bảng 4.19c. Ảnh hưởng tương tác giữa giống và phân bón đến chỉ số diện tích lá (LAI) ở một số giai đoạn sinh trưởng

Đvt: m2 lá/m2 đất Giống Mức phân bón Đẻ nhánh rộ Trỗ 80% Chín sáp G1 P1 (Đ/c) 1,82a 4,05a 3,41a P2 1,92a 4,02a 3,35a P3 1,96a 4,23a 3,56a P4 2,18a 4,37a 4,00a P5 2,18a 4,30a 4,03a G2 P1 (Đ/c) 1,86a 4,00a 3,65a P2 1,85a 3,96a 3,69a P3 1,84a 4,31a 3,84a P4 1,96a 4,52a 4,11a P5 1,98a 4,54a 4,15a LSD0.05 0,288 0,451 0,476 CV(%) 8,5 6,2 7,3

Ghi chú: Cùng chữ trong cùng cột biểu thị sự sai khác không có ý nghĩa; khác chữ trong cùng cột biểu hiện sự sai khác có ý nghĩa.

Nhìn chung, khi tăng liều lượng phân bón thì chỉ số diện tích lá tăng. Giai đoạn

đẻ nhánh, chỉ số diện tích lá giống BM9603 ở mức bón P4, P5 đạt cao nhất 2,18 m2

lá/m2 đất và khác nhau không có ý nghĩa với các mức bón và giống khác khi α =

0,05. Thời kỳ trỗ 80%, LAI nằm trong khoảng từ 3,96 m2 lá/m2 đất - 4,54 m2 lá/m2

hai giống và các mức phân bón khác nhau không có ý nghĩa ở thời kỳ này. Thời kỳ chín sáp, công thức nào có chỉ số diện tích lá cao chứng tỏ nó có khả năng duy trì bộ lá xanh cao hơn, điều này sẽ kéo dài thời gian tích lũy chất khô về hạt cho lúa, dẫn đến tăng năng suất cho các công thức này. Sự tương tác của cả phân hữu cơ sinh học và giống cho thấy sự sai khác không có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%.

4.3.2.2. Khả năng tích lũy chất khô của các giống lúa thí nghiệm

Chất khô là chất hữu cơ tạo ra từ quá trình hút dinh dưỡng và quang hợp

của cây lúa. Khả năng tích lũy chất khô của cây lúa là khả năng tích lũy các chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng và đề xuất một số biện pháp kỹ thuật góp phần hoàn thiện hệ thống cây trồng tại huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)