Kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng và đề xuất một số biện pháp kỹ thuật góp phần hoàn thiện hệ thống cây trồng tại huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 55)

4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN YÊN PHONG 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Yên Phong là một huyện đồng bằng, nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Bắc Ninh, thuộc vùng Châu thổ Sơng Hồng. Có toạ độ địa lý nằm trong khoảng vĩ độ 21°8’45” đến 21°14’30” vĩ độ Bắc và khoảng kinh độ từ 105°54’30” đến 106°4’15” kinh độ đông. Với 14 đơn vị hành chính gồm: 01 thị trấn và 13 xã, giáp ranh với các địa phương sau:

- Phía Bắc giáp huyện Hiệp Hồ và Việt Yên - Bắc Giang. - Phía Nam giáp huyện Từ Sơn, Tiên Du.

- Phía Đơng giáp thành phố Bắc Ninh.

- Phía Tây giáp huyện Đơng Anh và Sóc Sơn - Hà Nội.

Huyện n Phong có diện tích tự nhiên là 9693,1 ha. Huyện có vị trí tương đối thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế - xã hội. Trung tâm huyện lỵ Yên Phong (Thị trấn Chờ) cách tỉnh lỵ Bắc Ninh 13 km về phía Đơng, cách thủ đơ Hà Nội 25 km về phía Tây Nam, cách quốc lộ 1A, con đường huyết mạch của cả nước 8 km về phía Nam và cách sân bay quốc tế Nội Bài, cửa khẩu hàng khơng lớn nhất nước 14 km về phía Tây. Phía Bắc có sơng Cầu là con sơng lớn, thượng lưu thông đến Thái Nguyên, hạ lưu thơng xuống Hải Dương, Hải Phịng làm cho Yên Phong có nhiều tiềm lực phát triển thương mại, dịch vụ.

4.1.1.2. Điều kiện khí hậu

Yên Phong nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Thời tiết trong năm chia thành 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa nóng ẩm mưa nhiều và mùa khơ lạnh, ẩm độ thấp (hanh) ít mưa. Diễn biến thời tiết các năm gần đây được thể hiện qua bảng 4.1.

- Mùa khô lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung bình tháng từ 15,80C - 22,80C. Biên độ nhiệt giao động cao, tháng 12 có nhiệt độ tối thấp là

6,60C và tháng 11 nhiệt độ tối cao là 34,90C. Bình qn mỗi năm có 2 đến 3 đợt rét

đậm, rét hại kéo dài trên 3 ngày. Nhiệt độ thấp là một trở ngại lớn cho sản xuất nơng nghệp. Tuy nhiên, nó tạo điều kiện cho việc phát triển một số loại rau ôn đới làm đa dạng sản phẩm nông nghiệp, thuận lợi cho tiêu dùng và xuất khẩu. Số nắng

(36,30C). Từ tháng 1 - 3, thời tiết âm u ảnh hưởng tới sinh trưởng, phát triển của cây trồng. Mùa khơ ít mưa, lượng mưa/tháng biến động từ 17,7 - 85,2 mm, chiếm khoảng 12% của cả năm. Vì vậy, cần bố trí cây trồng chịu hạn và có kế hoạch chủ động nguồn nước tưới cho cây trồng.

Bảng 4.1. Đặc điểm một số yếu tố khí hậu huyện Yên Phong

(Số liệu trung bình từ năm 2012 đến 2015) Tháng Nhiệt độ TB ngày (oC) Nhiệt độ tối cao (0C) Nhiệt độ tối thấp (0C) Số giờ nắng (giờ)/tháng Lượng mưa (mm)/tháng Lượng bốc hơi nước (mm)/tháng Độ ẩm khơng khí TB (RH%) 1 15,8 25,7 7,7 63,7 21,0 58,5 81,0 2 17,8 28,9 8,5 30,5 17,7 46,0 84,0 3 21,1 31,0 13,1 36,3 50,0 41,7 88,0 4 25,0 36,5 16,0 81,5 67,2 62,4 84,0 5 28,8 39,6 19,1 186,3 177,2 85,0 82,0 6 29,7 39,3 22,6 157,0 180,1 86,8 81,0 7 29,2 39,4 23,5 151,4 362,5 74,8 82,0 8 29,0 37,2 23,5 164,4 355,5 70,5 83,0 9 27,8 35,5 20,9 144,7 270,1 71,4 84,0 10 26,0 34,6 17,8 157,4 94,8 92,1 78,0 11 22,8 34,9 13,9 86,9 85,2 67,6 81,0 12 17,0 30,2 6,6 86,9 32,7 71,3 75,0 TB 24,2 34,4 16,1 112,3 142,8 69,0 81,9 Cả năm 1347,0 1714,0 828,1

Nguồn: Trung tâm khí tượng thuỷ văn Bắc Ninh (2015) - Mùa mưa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, nhiệt độ bình quân tháng từ

25,00C - 29,70C. Biên độ nhiệt giao động thấp, nhiệt độ tối thấp 160C, nhiệt độ

tối cao 39,60C. Tháng 5 có số giờ nắng cao nhất trong năm 186,30C. Nhiệt độ cao

thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt. Lượng mưa trung bình tháng từ 67,2 mm đến 362,5 mm. Các tháng mùa mưa có lượng mưa chiếm khoảng 88% lượng mưa trong năm. Mỗi năm có khoảng 7 - 8 trận bão lớn, vì vậy cần chủ động phịng tránh, để giảm tối đa thất thốt cho mưa bão gây ra.

- Độ ẩm khơng khí trung bình trong năm 81,9%. Độ ẩm khơng khí cao nhất vào tháng 3 là 88%, độ ẩm khơng khí cao tạo điều kiện cho sâu bệnh hại phát triển. Độ ẩm khơng khí thấp nhất vào tháng 12 là 75%.

Nhìn chung n Phong có điều kiện khí hậu thuận lợi thích hợp với nhiều loại cây trồng, để phát triển nền nông nghiệp đa dạng và phong phú. Mùa mưa trồng được các loại cây nhiệt đới, mùa đơng có thể trồng nhiều cây hoa màu ngắn ngày có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, khí hậu đơi khi cũng gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp như vào mùa hè khi bị ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới hoặc bão, kèm theo mưa lớn kéo dài, gây ngập úng cho các vùng thấp trũng gây khó khăn cho việc thâm canh tăng vụ và mở rộng diện tích, mùa đơng nhiệt độ thấp, khô hạn kéo dài khiến cho cây trồng sinh trưởng phát triển chậm.

4.1.1.3. Điều kiện địa chất, địa hình

Đất đai là nguồn tư liệu cho sản xuất nông nghiệp, là yếu tố quyết định loại cây trồng được sử dụng và phát triển trong sản xuất. Tuỳ theo điều kiện thổ nhưỡng, địa hình mà bố trí cây trồng phù hợp để phát huy tối đa tiềm năng của cây trồng.

* Địa chất

Đất đai huyện Yên Phong được hình thành chủ yếu do quá trình được bồi tụ phù sa của hệ thống sơng Thái Bình và rất ít được hình thành tại chỗ do sự phong hoá trực tiếp từ đá mẹ.

Đất đai huyện Yên Phong phần lớn là sản phẩm bồi tụ của hệ thống sông Thái Bình, đó là sơng Cầu và sông Ngũ Huyện Khê, phần còn lại là đất hình thành tại chỗ trên nền phù sa cổ. Đất dốc được hình thành trên đá phiến sét và trên đá cát.

* Địa hình

Nằm trong vùng đồng bằng sơng Hồng, địa hình tồn huyện tương đối bằng phẳng, có độ dốc nghiêng từ Tây Bắc xuống Đơng Nam, độ cao trung bình tồn huyện khoảng 4,5m so với mực nước biển và được bao bọc, chia cắt bởi 3 con sơng: Sơng Cầu ở phía Bắc huyện, sơng Cà Lồ ở phía Tây huyện, sơng Ngũ Huyện Khê phía Đơng huyện. Nhìn chung, địa bàn của huyện thuận lợi cho việc phát triển mạng lưới giao thơng, thuỷ lợi, xây dựng các cơng trình cơ sở hạ tầng, cũng như việc quy hoạch bố trí các khu cơng nghiệp, khu chuyên canh sản xuất hàng hóa, khu đơ thị, khu dân cư.

4.1.1.4. Thổ nhưỡng, đất đai

Đất đai là nguồn tư liệu cho sản xuất nông nghiệp, là yếu tố quyết định loại cây trồng được sử dụng và phát triển trong sản xuất. Tuỳ theo điều kiện thổ nhưỡng, địa hình mà bố trí cây trồng phù hợp để phát huy tối đa tiềm năng của cây trồng.

* Tài nguyên đất

Theo kết quả điều tra quy hoạch phát triển nông thôn huyện Yên Phong - Bắc Ninh giai đoạn 2010 – 2020 tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 9693,1 ha. Trong đó có 2 nhóm đất chủ yếu: Đất phù sa và đất bạc màu. Quy mô sự phân bố và đặc điểm được thể hiện qua bảng 4.2.

Bảng 4.2. Diện tích các loại đất của huyện Yên Phong năm 2015

TT Tên các loại đất Diện tích Đặc điểm

ha % TPCG pHKCl

1 Đất phù sa được bồi tụ hàng năm (Pb) 464,90 4,80 Cát pha thịt nhẹ 4,5 - 5,5 2 Đất phù sa không được bồi hàng năm(P) 365,37 3,77 Thịt nhẹ 4,0 - 4,5 3 Đất phù sa glây (Pg) 4.503,80 46,46 Thịt- thịt nặng 4,0 - 4,5 4 Đất phù sa có phần loang lổ đỏ vàng (Pf) 1.369,70 14,13 Thịt nhẹ - Thịt 4,5 - 5,0 5 Đất phù sa úng nước (Pj) 993,93 10,25 Thịt nặng - sét 3,5 - 4,0 6 Đất xám bạc màu (Bm) 1.980,20 20,43 Cát pha - thịt nhẹ 4,5 - 5,5 7 Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq) 15,20 0,16 Nhẹ 4,5 – 5,0 Tổng diện tích đất 9693,10 100

Nguồn: Phịng tài ngun và mơi trường huyện n Phong (2015) Qua bảng 4.2 ta thấy:

- Đất phù sa được bồi tụ hàng năm (Pb): Diện tích 464,90 ha chiếm 4,80% diện tích đất tự nhiên. Phân bố trên các bãi bồi ven sơng Cầu, ở địa hình cao và vàn cao. Tập trung ở các xã Tam Đa, Tam Giang, Hịa Tiến, Đơng Tiến, Dũng Liệt. Đất có thành phần cơ giới nhẹ (cát pha, thịt nhẹ) là sản phẩm phù sa của sơng Thái Bình nên đất chua độ pH = 4,5 - 5,5, kali dễ tiêu từ 8 - 10mg/100g đất, lân tổng số từ 0,03 - 0,04%, lân dễ tiêu từ 4,7 - 7,1mg/100g. Nhìn chung đất nghèo lân, các chất dinh dưỡng khác trung bình đến khá.

- Đất phù sa không được bồi hàng năm (P): Diện tích 365,37 ha chiếm 3,77% so với diện tích đất tự nhiên. Phân bố ở các xã Hồ Tiến, Hoà Long, Tam Giang, Dũng Liệt, Đơng Phong, Trung Nghĩa. Đất có địa hình vàn cao. Đất có thành phần cơ giới là thịt nhẹ, ở chân hai vụ lúa thành phần cơ giới của đất thịt trung bình, đất chua pH từ 4,0 - 4,5, hàm lượng cacbon tổng số tầng canh tác 1,5 - 2%, kali tổng số và dễ tiêu cao, Lân tổng số và dễ tiêu nghèo.

- Đất phù sa glây (Pg) : Diện tích 4.503,80 ha chiếm 46,46% so với diện tích đất tự nhiên. Đây là loại đất có diện tích lớn nhất. phân bố ở các xã trong

huyện, xã có diện tích lớn nhất là Tam Giang, Long Châu, Yên Trung, Tam Đa và xã Dũng Liệt. Đất nằm trên địa hình vàn, vàn thấp và trũng. Đất có thành phần cơ giới từ thịt đến thịt nặng, đất rất chua pH từ 4,0 - 4,5. Cacbon tổng số 1,5 - 2%, kali tổng số và dễ tiêu cao, lân tổng số và dễ tiêu nghèo.

- Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng (Pf): Diện tích 1.369,7 ha chiếm

14,13% so với diên tích đất tự nhiên. Phân bố trên các chân đất vàn, vàn cao thuộc các xã Hoà Tiến, Tam Giang, Văn Mơn, Thuỵ Hồ. Đất có thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt, đất chua pH 4,5 - 5,0 tầng canh tác có kali tổng số từ 0,1 - 0,13%, kali dễ tiêu từ 7 - 12mg/100g đất. Lân cả dễ tiêu và tổng số đều nghèo, cacbon tổng số 2%. Nói chung các chất dinh dưỡng của đất đối với cây trồng đều từ nghèo đến trung bình.

- Đất phù sa úng nước (Pj): Diện tích 993,93 ha chiếm 10,25% so với diện tích đất tự nhiên. Phân bố ở chân đất có địa hình trũng ở các xã n Trung, Tam Đa, Thuỵ Hồ và Trung Nghĩa. Đất có thành phần cơ giới thịt nặng đến sét, hàm lượng mùn khá. Cacbon tổng số 2 - 3,5%, đất rất chua pH 3,5 - 4,0. Kali tổng số 0,7 - 1,2%, kali dễ tiêu từ 613mg/100g đất. Như vậy hàm lượng lân trong loại đất này quá thấp.

- Đất xám bạc màu (Bm): Diện tích 1.980,20 ha chiếm 20,43% so với diện tích đất tự nhiên. Phân bố ở chân đất có địa hình vàn, vàn cao ở hầu hết xã trong huyện nhưng nhiều nhất ở các xã Văn Mơn, Đơng Thọ, Thuỵ Hồ… Đất bạc màu của huyện Yên Phong được hình thành trên nền phù sa cổ do canh tác cây ngắn ngày trong thời gian hàng ngàn năm, tầng đất mặt luôn bị rửa trôi cả bề mặt và theo chiều sâu, nên đất có thành phần cơ giới nhẹ, từ cát pha đến thịt nhẹ. Cacbon tổng số từ 0,8 - 1,2%. Kali tổng số rất nghèo từ 0,01 - 0,05%, kali dễ tiêu từ 8 - 10mg/100g đất, lân tổng số từ 0,05 - 0,08%, lân dễ tiêu từ 1 - 1,8mg/100g đất, đất chua pH 4 - 4,4. Các loại chất dinh dưỡng đều nghèo. Hiện tại phần lớn diện tích đất này đã trồng 2 vụ lúa hoặc 1 vụ lúa, 1 vụ màu và một số diện tích trồng 2 lúa 1 màu. Nếu như đầu tư thâm canh tốt thì đây là loại đất có khả năng tăng vụ lớn nhất.

- Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq): Diện tích 15,20 ha chiếm 0,16% diện tích đất tự nhiên. Phân bố ở xã Hồ Long đất có độ dốc từ cấp II và III (5-15 0). Đất có thành phần cơ giới nhẹ, đất chua pH 4,5 - 5,0 hàm lượng cacbon 1 - 1,4%, kali tổng số 0,2 - 0,3%, kali dễ tiêu 5 - 8 mg/100g đất, lân tổng số

0,05 - 0,1%, lân dễ tiêu từ 1 - 2mg/100g đất. Như vậy tất cả các chất dinh dưỡng đều nghèo.

Nhìn chung đất đai của huyện Yên phong thích hợp với nhiều loại cây trồng, nhất là cây trồng ngắn ngày. Trừ loại đất phù sa úng nước và đất đỏ vàng, còn lại các loại đất khác đều có điều kiện thuận lợi cho việc thâm canh lúa, hoa màu, cây cơng nghiệp ngày ngắn và tăng diện tích cây vụ đơng. Nếu có kế hoạch bồi dưỡng và cải tạo đất tốt, áp dụng chế độ canh tác hợp lý, kết hợp với biện pháp thuỷ lợi thì sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao.

* Hiện trạng sử dụng đất

Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Yên Phong tính đến 31/12/2015 là 9.693,10 ha. Bao gồm: Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng. Hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp thể hiện qua bảng 4.3.

Bảng 4.3. Hiện trạng sử dụng đất huyện Yên Phong năm 2015

TT

Mục đích sử dụng Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

Tổng diện tích đất của đơn vị hành

chính (1+2+3) 9693,10 100

1 Đất nông nghiệp 6.068,46 62,61 100

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 5.678,33 93,57 1.2 Đất nuôi trồng thủy sản 369,94 6,10 1.3 Đất nông nghiệp khác 20,19 0,33

2 Đất phi nông nghiệp 3.583,09 36,97 100

2.1 Đất ở 973,76 27,18 100

2.2 Đất chuyên dung 1.997,34 55,75 100 2.3 Đất cơ sở tôn giáo 14,63 0,41

2.4 Đât cơ sở tín ngưỡng 27,97 0,78 2.5 Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang

lễ, nhà hoả tang 87,39 2,44 2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối 287,51 8,02 2.7 Đất có mặt nước chuyên dung 190,38 5,31 2.8 Đất phi nông nghiệp khác 4,11 0,11

3 Đất chưa sử dụng 41,55 0,42

Qua bảng 4.3 ta thấy:

- Diện tích đất nơng nghiệp huyện n Phong là 6.068,46 ha, chiếm tỷ lệ lớn nhất 62,61% diện tích đất tự nhiên. Bao gồm: Đất sản xuất nông nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản và đất sản xuất nơng nghiệp khác. Trong đó:

+ Diện tích đất sản xuất nơng nghiệp là 5678,33 ha, chiếm 93,57% diện tích đất nơng nghiệp.

+ Đất ni trồng thuỷ sản 369,94 ha, chiếm 6,10% diện tích đất nơng nghiệp. + Đất nơng nghiệp khác 20,19 ha, chiếm 0,33% diện tích đất nơng nghiệp. - Đất phi nông nghiệp 3.583,09 ha, chiếm 36,97% diện tích đất tự nhiên. Đất phi nơng nghiệp có xu hướng tăng nhanh do việc mở rộng các khu dân cư, đơ thị và mở rộng diện tích các khu cơng nghiệp.

- Tổng diện tích đất chưa sử dụng của huyện Yên Phong là 41,55 ha, chiếm 0,42% tổng diện tích đất tự nhiên, đây là các diện tích chưa được khai thác sử dụng.

Bảng 4.4. Hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp năm 2015

STT Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

Đất sản xuất nơng nghiệp 5.678,33 100

1 Đất trồng cây hàng năm 5.658,81 99,66 100

1.1 Đất trồng lúa 5.543,20 97,96 100

1.1.1 Đất 2 lúa 5.263,86 94,96

1.1.2 Đất 1 lúa 279,34 5,04

1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 115,61 2,04

2 Đất trồng cây lâu năm 19,52 0,34

Nguồn: Phịng tài ngun và mơi trường huyện n Phong (2015) Qua bảng 4.4 ta thấy: Đất sản xuất nông nghiệp gồm:

- Đất trồng cây hàng năm là 5.658,81 ha, chiếm 99,66% diện tích đất nơng nghiệp. Trong đó:

+ Đất trồng lúa: 5.543,20 ha, chiếm tỷ lệ lớn nhất là 97,96% diện tích đất trồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng và đề xuất một số biện pháp kỹ thuật góp phần hoàn thiện hệ thống cây trồng tại huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 55)