Hiệu quả kinh tế của các công thức trồng trọt năm 2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng và đề xuất một số biện pháp kỹ thuật góp phần hoàn thiện hệ thống cây trồng tại huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 81 - 87)

ĐVT: Triệu đồng/ha CT Công thức trồng trọt Tổng thu (GR) Tổng chi (TVC) Lãi thuần (RAVC) Đất 2 lúa và đất 2 lúa + 1 màu

1 Lúa xuân - Lúa mùa 94,50 72,49 22,01

2 Lúa xuân - Lúa mùa - Hành, tỏi 372,50 273,89 98,61 3 Lúa xuân - Lúa mùa - Bí xanh 344,50 205,45 139,05 4 Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai tây 198,50 152,26 46,24 5 Lúa xuân - Lúa mùa - Cà chua 316,90 207,38 109,52 6 Lúa xuân - Lúa mùa - Rau đông (su hào, cải bắp) 234,25 131,69 102,56 7 Lúa xuân - Lúa mùa - Dưa chuột 303,00 198,77 104,23

Đất 1 lúa + 2 màu

8 Lạc xuân - Lúa mùa - Ngô đông 194,50 122,80 71,70 9 Lạc xuân - Lúa mùa - Cà chua 392,30 245,59 146,71 10 Rau xuân - Lúa mùa - Rau đông 313,30 155,12 158,18 11 Rau xuân - Lúa mùa - Khoai tây 277,55 175,69 101,86 12 Dưa chuột - Lúa mùa - Rau đông 437,53 222,20 215,33 13 Dưa chuột - Lúa mùa - Khoai tây 401,78 242,77 159,01 14 Dưa chuột - Lúa mùa - Ngô đông 397,78 213,31 184,47 15 Bí xanh - Lúa mùa - Cà chua 492,20 304,57 187,63

Nguồn: Điều tra nông hộ (2015) Trên đất 1 lúa + 2 màu các công thức luân canh cho lãi thuần cao từ 71,70 triệu đồng/ha - 215,33 triệu đồng/ha. CT12: Dưa chuột - Lúa mùa - Rau đông cho lãi thuần cao nhất đạt 215,33 triệu đồng /ha. Tiếp theo là CT15: Bí xanh - Lúa mùa - Cà chua có lãi thuần 187,63 triệu đồng/ha và CT14: Dưa chuột - Lúa mùa - Ngơ đơng có lãi thuần 184,47 triệu đồng/ha cho hiệu quả kinh tế cao. CT8: Lạc xuân - Lúa mùa - Ngô đông và CT9: Lạc xuân - Lúa mùa - Cà chua tuy có hiệu quả kinh tế thấp hơn CT12, CT15, CT14 và CT13 nhưng xét về mặt mơi trường cơng thức này có tính cải tạo đất cao vì có trồng cây họ đậu xen giữa hai vụ.

Qua đây, ta thấy rằng cây bí xanh, rau đơng, cà chua và dưa chuột là cây trồng cho hiệu quả nhất trong vụ đông. Do vậy, cần tập trung phát triển xây dựng loại cây trồng này tìm kiếm thị trường đầu ra cho sản phẩm.

* Nhận xét chung về thực trạng hệ thống cây trồng

Qua nghiên cứu hiện trạng hệ thống cây trồng huyện Yên Phong chúng tôi thấy năm 2015, đất 2 lúa chiếm 94,96% diện tích đất trồng lúa và chiếm 93,02% diện tích đất trồng cây hành năm. Do đó, lúa là cây trồng chủ lực, cây trồng chính của huyện. Giống lúa thuần như Khang dân, BC15.. là các giống được trồng với diện tích lớn, năng suất ổn định, tính chất hàng hóa cao được thương lái thu mua nhiều; Đặc biệt vụ mùa của huyện trồng các giống lúa nếp như nếp Cái Hoa Vàng, BM9603, … chế biến các loại bánh (bánh phu thê, bánh trưng, bánh giày, bánh tro …), tương, rượu, xơi dùng trong ngày lễ tết, cúng, giỗ, nó cịn mang tính tâm linh của con người và xã hội. Diện tích lúa nếp vụ mùa đạt 940 ha cao hơn vụ xuân đạt 567 ha năm 2015. Trong đó, diện tích lúa nếp chiếm 19% tổng diện tích lúa vụ mùa, lúa nếp Cái Hoa Vàng chiếm 43% tổng diện tích lúa nếp vụ mùa và chiếm 9% tổng diện tích lúa vụ mùa. Diện tích trồng cây hàng năm khác nhỏ, chủ yếu là phục vụ nhu cầu gia đình, phần cịn lại đem bán bn, bán lẻ tại các chợ dân sinh. Vì vậy, một số cơng thức ln canh có thu nhập cao có thể mở rộng sản xuất là:

Đất 2 lúa và 2 lúa + 1 màu: Lúa xuân - Lúa mùa - Bí xanh Lúa xuân - Lúa mùa - Cà chua Đất 1 lúa + 2 màu: Bí xanh - Lúa mùa - Cà chua Dưa chuột - Lúa mùa - Rau đông Rau xuân - Lúa màu - Rau đông

Khuyến cáo người nông dân tiếp tục trồng và mở rộng diện tích các cơng thức nêu trên. Các cơng thức cịn lại người nông dân vẫn tiếp tục áp dụng để cân bằng sinh thái trong cơ cấu câu trồng. Tuy nhiên, cũng nên đưa các giống có năng suất cao, chất lượng tốt vào thay thế cho các giống cũ năng suất thấp, phẩm chất kém của một số loại cây trồng trong cơng thức ln canh có hiệu quả kinh tế thấp, để nâng cao hiệu quả kinh tế của các hệ thống cây trồng này lên.

4.2.5. Thị trường tiêu thụ lúa nếp

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh năm 2015, sản lượng thóc nếp huyện Yên Phong đạt 7.607,91 tấn. Trong đó, nhu cầu tiêu dùng như nấu xơi, gói bánh trong các dịp lễ tết, đám ma, cưới hỏi, nấu rượu, … trong huyện chiếm khoảng 50%. Cịn khoảng 50% lượng thóc nếp, một phần phục vụ nhu cầu làm bánh phu thê của huyện Từ Sơn, phần còn lại được các thương lái thu gom và cung cấp cho các tỉnh lân cận như Hà Nội, Hải Dương, Hưng n, Hải Phịng,…

Với vị trí tiếp giáp với Hà Nội, gần Thành phố Bắc Ninh, hệ thống đường giao thông ngày càng được nâng cấp nên rất thuận lợi cho việc trao đổi, buôn bán hàng hóa giữa huyện Yên Phong với Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và Lạng Sơn. Do vậy việc tiêu thụ sản phẩm gạo nếp của huyện rất thuận tiện. Ngồi ra, các khu, cụm cơng nghiệp của huyện Yên Phong ngày càng mở rộng và phát triển, lượng công nhân làm việc tới hàng chục nghìn người, cũng là thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp lớn và rất tiềm năng.

Tuy có nhiều điều kiện thuận lợi về thị trường nhưng sản xuất lúa nếp của huyện mới chỉ dừng lại ở quy mô các nông hộ nhỏ lẻ, sản lượng thấp, chủ yếu tự cung, tự cấp, việc buôn bán và xuất khẩu cịn rất ít. Vì vậy, cần có sự vào cuộc tích cực hơn nữa của các cấp, các ngành để Yên Phong có thể phát triển sản xuất lúa nếp theo hướng quy mơ, hàng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm để cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu.

Sơ đồ các kênh tiêu thụ lúa nếp và sản phẩm lúa nếp

4.2.6. Đánh giá thuận lợi và tồn tại trong phát triển sản xuất lúa nói chung và lúa nếp nói riêng của huyện lúa nếp nói riêng của huyện

4.2.6.1. Thuận lợi

- Yên Phong có hệ thống giao thông thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, văn hóa, khoa học, kỹ thuật và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa với Thị xã Từ Sơn, Thành phố Bắc Ninh và các tỉnh bạn như: Hà Nội, Bắc Giang, Lạng Sơn.

- Đất đai của huyện có địa hình tương đối bằng phẳng, đặc điểm đất đai và khí hậu rất phù hợp cho sinh trưởng, phát triển của cây lúa nói chung và cây lúa nếp nói riêng.

- Nguồn nước phong phú, hệ thống sơng ngịi dày đặc tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hình thành vùng đồng bằng phù sa màu mỡ và cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp của huyện.

Đại lý Bán buôn Bán lẻ Người sản xuất Bán buôn Bán lẻ Bán lẻ Người tiêu dùng Chế biến sản phẩm Bán lẻ Bán lẻ Bán buôn

- Nguồn lao động khá dồi dào, có truyền thống sản xuất nơng nghiệp lâu đời, cùng với nhận thức của người dân ngày càng được nâng cao đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp thu mở rộng diện tích lúa nếp.

- Sản xuất nông nghiệp của huyện luôn nhận được sự quan tâm, đầu tư của các cấp. Vì vậy, tốc độ phát triển kinh tế ổn định, cơ cấu kinh tế, cơ cấu trong nông nghiệp đã và đang chuyển dịch theo hướng tích cực. Ngành nơng nghiệp đã đạt được nhiều thành tựu, góp phần đưa giá trị sản xuất của các lĩnh vực: Trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản liên tục tăng qua các năm, đã khuyến khích nơng dân tham gia sản xuất nơng nghiệp, mở rộng diện tích sản xuất lúa nếp.

- Đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, khơng cịn ăn no mặc ấm mà đang ăn ngon mặc đẹp nên yêu cầu chất lượng gạo của người tiêu dùng ngày càng cao. Đây là cơ hội để lúa nếp phát triển, mở rộng.

4.2.6.2. Tồn tại

- Diện tích đất nơng nghiệp ngày càng giảm, đất đai nhỏ lẻ, manh mún gây khó khăn cho việc sản xuất lúa theo vùng tập trung để tiện quản lý, chăm sóc.

- Tuy huyện có nguồn nước phong phú, hệ thống sơng ngịi dày đặc nhưng thiếu cơng trình đầu mối tạo nguồn, mực nước trên các hệ thống sông những năm gần đây thường cạn kiệt vào mùa khơ nên những diện tích đồng cao hoặc cuối nguồn thường gặp rất nhiều khó khăn về nguồn nước tưới. Vào mùa mưa, một số kênh tiêu nội đồng đang xuống cấp khơng cịn đáp ứng năng lực tiêu thoát nước, dễ gây ngập úng, giảm năng suất lúa.

- Do q trình phát triển cơng nghiệp hóa dẫn đến sự phân cơng lao động lại lao động trong nông nghiệp và nông thôn, lao động trẻ, khỏe, năng động, có trình độ chuyển sang làm cơng nghiệp, dịch vụ, gây khó khăn cho việc tiếp thu, mở rộng diện tích sản xuất lúa …

- Việc tiếp cận và đưa tiến bộ kỹ thuật mới, hiện đại vào ứng dụng trong sản xuất nơng nghiệp vẫn cịn chậm, thiếu đồng bộ nên hiệu quả đạt được chưa nhiều và chưa cao.

- Bộ giống lúa nếp vẫn cịn nhiều bất cập, người dân cấy thóc thịt từ vụ này sang vụ khác. Công tác thử nghiệm các giống lúa mới, phục tráng giống cổ truyền chưa được quan tâm đúng mức.

- Trình độ canh tác của người dân còn hạn chế. Đầu tư cho cây trồng chưa tuân thủ quy trình sản xuất, thiếu nguồn phân hữu cơ, phân vơ cơ bón chưa hợp lý.

4.3. KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM 4.3.1. Một số chỉ tiêu sinh trưởng 4.3.1. Một số chỉ tiêu sinh trưởng

4.3.1.1. Thời gian sinh trưởng

Các giống phản ứng với nhiệt độ (cảm ơn) có thời gian sinh trưởng khác nhau nên được trồng trong các vụ khác nhau và được chia thành các nhóm ngày dài, trung ngày và ngày ngắn. Nhóm dài ngày có thời gian sinh trưởng trên 160 ngày như các giống lúa chiêm trước đây ở đồng bằng Bắc Bộ, giống lúa địa phương, giống lúa cạn. Một số giống lúa địa phương của miền Nam trước đây có thời gian sinh trưởng 200 – 240 ngày, thậm chí đến 270 ngày như lúa nổi. Nhóm trung ngày có thời gian sinh trưởng từ 136 đến 160 ngày là nhóm giống cải tiến thích hợp vụ xuân chính vụ, mùa chính vụ. Nhóm ngắn ngày có thời gian sinh trưởng 90 đến 120 ngày. Trong nhóm ngắn ngày lại được phân làm 2 nhóm: nhóm ngắn ngày có thời gian sinh trưởng dưới 100 ngày. Nhóm này được sử dụng phổ biến ở Bắc Trung Bộ đến Đồng bằng sông Cửu Long, trồng vụ hè thu tránh mưa lũ (Phạm Văn Cường và cs., 2015). Kết quả theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng được trình bày ở bảng 4.17.

Thời gian sinh trưởng là do đặc tính di truyền của các giống lúa quyết định, thí nghiệm trên cùng giống lúa thời gian sinh trưởng khác nhau không nhiều. Tổng thời gian sinh trưởng của các giống lúa ở các mức phân bón chênh lệch, dao động 121 - 146 ngày. Liều lượng bón phân hữu cơ sinh học ở từng mức bón có ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng của lúa. Các ơ đối chứng có thời gian sinh trưởng 121 ngày và 143 ngày có thời gian sinh trưởng là ngắn nhất, các ô ở mức bón phân hữu cơ sinh học 900kg/ha và 1200kg/ha có thời gian sinh trưởng dài nhất 125 ngày và 146 ngày.

- Giai đoạn đẻ nhánh: Thời tiết thuận lợi có nắng mưa xem kẽ. Tuổi mạ khi cấy là 30 ngày và sau cấy từ 6 - 8 ngày cây lúa bắt đầu đẻ nhánh. Thời kỳ này các mức bón khác nhau nên thời gian sinh trưởng của các giống là khác nhau. Giống BM9603 đẻ nhánh sớm hơn giống nếp Cái Hoa Vàng. Kết thúc đẻ nhánh khi cây lúa đạt từ 56 - 78 ngày tuổi.

- Giai đoạn trỗ 80%: Có các đợt gió Bắc kết hợp mưa nhỏ làm giảm nhiệt độ, thuận lợi cho q trình trỗ bơng, phơi màu, góp phần nâng cao năng suất lúa. Từ bảng số liệu trên cho thấy tăng lượng phân hữu cơ vi sinh đã kéo dài thời gian sinh trưởng. Giống BM9603 ở mức bón phân 900kg/ha có thời gian sinh trưởng từ kết thúc đẻ nhánh đến trỗ 80%, dài nhất là 36 ngày, dài hơn 3 ngày so với đối

chứng (33 ngày). Giống nếp Cái Hoa Vàng ở mức bón 300 kg/ha thời gian sinh trưởng từ kết thúc đẻ nhánh đến trỗ 80% là 37 ngày, dài hơn 1 ngày so với giống đối chứng (36 ngày).

Bảng 4.17. Thời gian sinh trưởng của các giống lúa thí nghiệm vụ mùa 2016 tại Yên Phong

ĐVT: Ngày

Giống Lượng bón

cho 1ha

Thời gian sinh trưởng từ gieo đến …

Bắt đầu ĐN ĐN cực đại Trỗ 80% Chín hồn tồn

G1 P1 (Đ/c) 36 58 91 121 P2 37 58 91 123 P3 37 58 92 123 P4 36 56 92 125 P5 37 56 91 125 G2 P1 (Đ/c) 37 77 113 143 P2 37 77 114 143 P3 38 78 114 143 P4 37 78 114 146 P5 37 78 114 146

- Tổng thời gian sinh trưởng của các công thức giống BM9603 giao động từ 121 - 125 ngày, giống nếp Cái Hoa Vàng dao động từ 143 - 146 ngày. Như vậy, liều lượng bón phân vi sinh ở từng cơng thức có ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng của lúa. Ở mức khơng bón phân hữu cơ vi sinh có thời gian sinh trưởng ngắn nhất, mức P4 (900kg/ha) và P5 (1200kg/ha) có thời gian sinh trưởng dài nhất.

- Nhìn chung, các giống lúa thí nghiệm có thời gian sinh trưởng khác nhau. Giống nếp Cái Hoa Vàng có thời gian sinh trưởng dài, phản ứng với ánh sáng ngày ngắn nên chỉ trồng được ở vụ mùa ở miền Bắc Việt Nam. Hai giống lúa phù hợp với chân đất vàn và vàn cao nên có thể bố trí trong cơ cấu luân canh: Lúa xuân - Lúa mùa - Rau đông, Rau xuân - Lúa mùa - Rau đông, Dưa chuột - Lúa mùa - Rau đông.

4.3.1.2. Ảnh hưởng tương tác của liều lượng phân bón và giống đến một số chỉ tiêu sinh trưởng cây lúa

- Chiều cao cây lúa là điểm mang tính di truyền, đặc điểm này mang tính đặc trưng cho từng giống và ít biến động trong phạm vi nhất định của các biện

pháp kỹ thuật tác động. Tuy nhiên, chiều cao cây cũng có thể thay đổi rõ nhất khi dinh dưỡng không đầy đủ hoặc quá thừa. Sự tăng trưởng chiều cao cây nhanh hay chậm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhiệt độ, ánh sáng, mật độ cấy, lượng phân bón …

- Thời gian từ bắt đầu đẻ nhánh đến kết thúc đẻ nhánh phụ thuộc vào giống, giống dài ngày hay ngắn ngày, giống đẻ nhánh khỏe hay yếu, đẻ tập trung hay lai rai. Thời gian đẻ nhánh cũng phụ thuộc rất lớn vào điều kiện môi trường, dinh dưỡng, kỹ thuật canh tác. Những giống cải tiến đạt số nhánh tối đa sau cấy 50 - 60 ngày, sau đó giảm đi do một số nhánh đẻ muộn sinh trưởng yếu bị chết (Nguyễn Văn Cường và cs., 2015). Thực tế cho thấy những giống đẻ nhánh mạnh và tập trung thì có khả năng cho nhánh hữu hiệu cao, những giống đẻ ít, đẻ lai rai sẽ cho nhánh hữu hiệu thấp vì dinh dưỡng ni những nhánh đẻ muộn khơng đủ để hình thành bơng.

Kết quả theo dõi sự tác động tương tác giữa liều lượng phân bón và giống đến tăng trưởng chiều cao cây qua các giai đoạn và số nhánh được trình bày ở bảng sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng và đề xuất một số biện pháp kỹ thuật góp phần hoàn thiện hệ thống cây trồng tại huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 81 - 87)