Phần 3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm đồng ruộng
3.3.2.1. Nội dung thí nghiệm
- Mục tiêu:
+ Xác định được giống lúa nếp phù hợp kết hợp với mức phân hữu cơ sinh học cải tạo đất Bình Điền vừa đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao.
Thí nghiệm với 02 nhân tố: + Nhân tố giống đặt ở ô lớn: G1: BM9603;
G2: Nếp cái hoa vàng.
+ Nhân tố phân bón đặt trong ơ nhỏ: Phân hữu cơ sinh học cải tạo đất Bình Điền, có 05 mức phân bón khác nhau (kg/ha).
P1: Khơng bón (Đ/C); P2: 300 kg/ha;
P3: 600 kg/ha; P4: 900 kg/ha; P5: 1200 kg/ha.
Các cơng thức có nền phân bón chung là: (90 N + 60 P2O5 + 120 K2O) kg/ha.
3.3.2.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm
- Thí nghiệm gồm 10 tổ hợp cơng thức. Các tổ hợp cơng thức được bố trí theo kiểu ơ lớn, ơ nhỏ (Split - Plot). Thí nghiệm được nhắc lại 3 lần, ơ nhỏ có
diện tích ơ là 10m2, kích thước (2m x 5m), khơng kể dải phân cách và hàng bảo
vệ (Nguyễn Thị Lan và Phạm Tiến Dũng 2006).
- Địa điểm tại Thị trấn Chờ - huyện Yên Phong. Thí nghiệm thực hiện trên chân đất vàn. Công thức trồng trọt: Lúa xuân - lúa mùa - rau đông.
- Đặc điểm đất trước khi thực hiện thí nghiệm (theo kết quả phân tích đất khu vực thí nghiệm tại phịng thí nghiệm JICA - Học viện Nông nghiệp Việt Nam).
pHKCl OC N P2O5 K2O P2O5 dt K2O dt CEC TPCG
% mg/100g lđl/100g % Sét % Limon % Cát
Phương pháp phân tích: pH KCl TCVN 5979:2007 P2O5 dt TCVN 5256:1990 OC % TCVN 4050:1985 K2O dt TCVN 8569:2010 N % TCVN 6498:2010 CEC TCVN 8568:2010 P2O5 % TCVN 6498:1985 TPCG TCVN 8567:2010 K2O % TCVN 8660:2011
Qua bảng kết quả phân tích bước đầu cho thấy đất chua, hàm lượng cacbon hữu cơ trong đất ở mức trung bình (0,86%); đạm và kali tổng số ở mức nghèo, lân tổng số và dễ tiêu ở mức giàu; dung tích hấp phụ trao đổi cation thấp, thành phần cơ giới nhẹ. Nguyên nhân là do lạm dụng phân hố học và bón phân khơng cân đối của người dân qua các vụ sản xuất mà không chú trọng việc trả lại các chất hữu cơ lấy đi từ đất. Dẫn đến hệ quả hàm lượng kali dễ tiêu trong đất giảm do khơng cịn chất mùn (keo đất) để giữ lại các cation trong đất mà bị rửa trôi cũng làm tăng tỷ lệ cát thô giảm kết cấu hạt, sự tích lũy các kim loại nặng trong đất ngày một tăng. Như vậy, với các tính chất đất như trên thì đất này thích hợp cho việc canh tác lúa nhưng cần phải nghiên cứu mức phân bón phân hữu cơ cho hợp lý để tăng hiệu quả sử dụng các loại phân bón khác.
Sơ đồ bố trí thí nghiệm: G1P2 G2P1 G2P5 G1P4 G1P3 G2P4 G1P4 G2P3 G2P3 G1P2 G1P1 G2P3 G1P1 G2P5 G2P4 G1P5 G1P5 G2P1 G1P3 G2P4 G2P2 G1P1 G1P2 G2P5 G1P5 G2P2 G2P1 G1P3 G1P4 G2P2 NL1 NL2 NL3
3.3.2.3. Biện pháp kỹ thuật thực hiện thí nghiệm
+ Mật độ cấy: 18 khóm/m2;
+ Cấy 3 dảnh/khóm;
+ Áp dụng kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp. S1 là hàng sông lớn (hàng rộng); S2 là hàng sông nhỏ (hàng hẹp); S3 là khoảng cách khóm trên hàng lúa. Kích thước (cm): S1 = 40, S2 = 20, S3 = 20;
+ Ngày gieo mạ: 20/6/2016; + Ngày cấy: 20/7/2016.
* Phương pháp bón phân hữu cơ: Bón rải đều từng ơ và bón vào chiều tối để phát huy tối đa hiệu lực của phân.
* Kỹ thuật bón phân:
+ Bón lót: 100% phân HC + 100% P2O5 + 50% N + 20% K2O; + Bón thúc lần 1 (sau cấy 7 ngày): 30% N + 50% K2O;
+ Bón thúc lần 2 (sau cấy 25 ngày): 20% N + 30% K2O.