Hiệu suất sử dụng phân hữu cơ sinh học và hiệu quả kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng và đề xuất một số biện pháp kỹ thuật góp phần hoàn thiện hệ thống cây trồng tại huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 98 - 100)

Từ năng suất thực thu của các công thức, chúng tôi đánh giá hiệu suất sử dụng phân hữu cơ sinh học trên hai giống BM9603 và nếp cái hoa vàng như sau:

Bảng 4.23. Hiệu suất sử dụng phân hữu cơ sinh học

Giống Lượng bón (kg/ha) P1(đ/c) 0 P2 300 P3 600 P4 900 P5 1.200 G1 NSTT (tạ/ha) 46,0 46,7 47,2 50,8 50,7 HSSD (Kg thóc/100 kg phân) 0 0,7 1,2 4,8 4,7 G2 NSTT (tạ/ha) 45,5 45,7 48,3 50,3 49,8 HSSD (Kg thóc/100kg phân) 0 0,2 2,8 4,8 4,30 Qua bảng trên ta thấy hiệu suất sử dụng phân hữu cơ sinh học đối với giống BM9603 và giống nếp cái hoa vàng tăng dần từ mức P1 đến P4 (0 - 900 kg/ha) sau đó giảm dần. Như vậy khi bón tăng lượng phân hữu cơ sinh học đến 900 kg/ha thì hiệu suất sử dụng tăng, tuy nhiên bón lớn hơn mức trên thì hiệu suất sử dụng có xu hướng giảm. Lý do là với lượng phân 900 kg/ha phù hợp và đủ nhu cầu sinh trưởng, phát triển của hai giống lúa BM9603 và nếp cái hoa vàng, nên khi bón vượt ngưỡng trên lượng phân hữu cơ sinh học dư thừa, cây lúa không sử dụng hết. Hiệu suất sử dụng phân vi sinh từ mức 0 - 900 kg/ha, tỷ lệ thuận với năng suất thực thu của giống.

* Hiệu quả kinh tế qua các mức bón phân hữu cơ sinh học

Bảng 4.24. Hiệu quả kinh tế với các mức phân bón khác nhau

Giống Mức

phân

NS (Tạ/ha)

Hiệu quả kinh tế (triệu đồng)

GR TVC RAVC BM9603 P1 46,0 59,80 30,88 28,92 P2 46,7 60,71 32,38 28,33 P3 47,2 61,36 33,88 27,48 P4 50,8 66,04 35,38 30,66 P5 50,7 65,91 36,88 29,03 Nếp cái hoa vàng P1 45,5 68,25 30,88 37,37 P2 45,7 68,55 32,38 36,17 P3 48,3 72,45 33,88 38,57 P4 50,3 75,45 35,38 40,07 P5 49,8 74,70 36,88 37,82

Qua bảng 4.24 chúng ta thấy được hiệu quả của việc đầu tư phân bón hữu cơ sinh học, ta thấy ở mức bón 900 kg/ha cho thu nhập cao nhất, đây cũng là mức phân bón cho ta hiệu quả kinh tế cao nhất, ở các mức 1200kg/ha hiệu quả kinh tế giảm dần do tổng chi phí vật chất tăng lên. Vì vậy, hiệu quả kinh tế không cao. Qua thí nghiệm chúng ta nhận thấy phân hữu cơ sinh học có thể thay thế được phân chuồng và nên bón ở mức 900 kg/ha, vì phân hữu cơ sinh học hiện nay chưa được dùng phổ biến và rộng rãi nên chúng ta cần thử nghiệm trên các chân đất khác nhau và trên các giống lúa khác nhau để cho kết quả chính xác hơn.

* So sánh hiệu quả kinh tế giữa các công thức trồng trọt cũ và mới

Thí nghiệm làm trên đất 2 vụ lúa - 1màu (rau đông) trong vụ mùa 2016, chúng tôi tiến hành so sánh hiệu quả kinh tế giữa công thức trồng trọt có giống lúa thí nghiệm và giống lúa được trồng chủ yếu vào vụ mùa của địa phương. Kết quả thu được qua bảng 4.26.

Bảng 4.25. So sánh hiệu quả kinh các công thức trồng trọt

TT Công thức trồng trọt Hiệu quả kinh tế MBCR

GR TVC RAVC

1 Lúa Xuân (KD18) - Lúa mùa (BC15) - Rau đông 242,19 131,69 110,50

2 Lúa Xuân (KD18) - Lúa mùa (BM9603) - Rau đông 255,49 130,34 125,15 -9,85 3 Lúa Xuân (KD18) - Lúa mùa ( Nếp CHV) -

Rau đông 264,90 130,34 134,56 -16,82

Qua bảng 4.25 cho thấy:

- Công thức trồng trọt 1: Tổng thu nhập cũ đạt 242,19 triệu đồng/ha, tổng chi phí là 131,69 triệu đồng/ha, lợi nhuận thu về 110,50 triệu đồng/ha. Khi đưa giống BM9603 vào thay thế giống BC15 trong vụ mùa. Công thức này có tổng thu đạt 255,49 triệu đồng/ha, tổng chi phí giảm xuống còn 130,34 triệu đồng/ha, lợi nhuận thu về 125,15 triệu đồng/ha, cao hơn công thức 14,65 triệu đồng/ha. MBCR giữa công thức trồng trọt mới với công thức trồng trọt cũ có giá trị tuyệt đối cao (9,85), dấu âm do tổng chi phí của công thức trồng trọt mới thấp hơn tổng chi phí của công thức trồng trọt cũ nhưng lợi nhuận lại cao hơn.

- Công thức trồng trọt 2: Tương tự như công thức trồng trọt 1. MBCR giữa công thức trồng trọt mới với công thức trồng trọt cũ có giá trị tuyệt đối cao (16,82), dấu âm do tổng chi phí của công thức trồng trọt mới thấp hơn tổng chi phí của công thức trồng trọt cũ nhưng lợi nhuận lại cao hơn.

Việc đưa giống lúa nếp cái hoa vàng vào thay thế cây lúa trồng truyền thống vụ mùa là hoàn toàn phù hợp vì nó làm tăng hiệu quả kinh tế rõ rệt. Giống nếp cái hoa vàng có thời gian sinh trưởng dài mà các hộ nông dân trong huyện Yên Phong đa phần trồng trọt theo công thức: Lúa xuân - Lúa mùa, Lúa xuân - Lúa mùa - Rau đông nên đáp ứng được nhu cầu sản xuất. Giống BM9603 có thời gian sinh trưởng ngắn hơn nên có thể trồng các cây vụ đông có hiệu quả kinh tế cao hơn, yêu cầu kỹ thuật và tốn thời gian chăm sóc hơn (bí xanh, cà chua). Tuy nhiên cần nghiên cứu thị trường để mở rộng diện tích trồng cây vụ đông.

4.4. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP KỸ THUẬT TRỒNG TRỌT NHẰM NÂNG CAO NĂNG SUẤT MỞ RỘNG DIỆN TÍCH LÚA NẾP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng và đề xuất một số biện pháp kỹ thuật góp phần hoàn thiện hệ thống cây trồng tại huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 98 - 100)