Phần 2 Tổng quan tài liệu
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.5. Phương thức sản xuất nông nghiệp bền vững
Theo Edward et al. (1990); Singh et al. (1990) phát triển nông nghiệp bền vững chiếm vị trí quan trọng, nhiều khi có tính quyết định trong sự phát triển chung của xã hội. Khái niệm về nông nghiệp phát triển bền vững trong sự phát triển của xã hội lồi người mới chỉ hình thành rõ nét trong những năm 1990 qua các hội thảo và xuất bản. Có rất nhiều định nghĩa về nơng nghiệp bền vững tùy theo tình hình cụ thể (Dẫn theo Hội Khoa học Đất Việt Nam, 2000).
Theo Đỗ Kim Chung và cs. (2009): Nông nghiệp bền vững là kết quả của q trình phát triển nơng nghiệp bền vững. Nền nông nghiệp thoả mãn được yêu cầu của thế hệ hiện tại, mà không làm giảm khả năng thoả mãn yêu cầu của thế hệ mai sau (Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam, Chương trình nghị sự 21, 2004). Nền nông nghiệp bền vững là nền nông nghiệp phải đáp ứng được hai yêu cầu cơ bản: Đảm bảo đáp ứng cầu hiện tại về nông sản và các dịch vụ liên quan và duy trì được tài nguyên thiên nhiên cho thế hệ mai sau (bao gồm giữ gìn quỹ đất, nước, rừng, khí hậu và tính đa dạng sinh học …). Nông nghiệp bền vững là phạm trù tổng hợp, vừa đảm bảo các yêu cầu về sinh thái, kỹ thuật, vừa thúc đẩy kinh tế- xã hội phát triển.
Còn theo Trung tâm thông tin về Hệ thống Nông nghiệp (AFSIC) (2006), Quốc hội Mỹ đã thông qua điều luật về nền nông nghiệp bền vững được định nghĩa như sau: Nền nông nghiệp bền vững là một hệ thống canh tác tổng hợp cây trồng vật nuôi được áp dụng ở một nơi nhất định trong một thời kỳ dài mà nó sẽ: (i) Thỏa mãn nhu cầu lương thực và chất sơ cho con người; (ii) tăng cường chất lượng môi trường và cơ sở của nguồn tài nguyên thiên nhiên mà nền kinh tế nông nghiệp dựa vào; (iii) sử dụng tổng hợp có hiệu quả nhất các nguồn tài nguyên không hồi phục và nguồn tài ngun nơng trại một cách thích nghi, tự nhiên; (iv) áp dụng chu trình sinh học có kiểm sốt; (v) làm bền vững khả năng tồn tại và phát triển quá trình hoạt động của nông trại; (vi) tăng cường chất lượng cuộc sống cho nông dân và xã hội nói chung.
Có nhiều cách biểu thị các định nghĩa khác nhau, Phạm Văn Phê và Nguyễn Thị Lan (2001) đã khái quát nội dung nông nghiệp bền vững gồm 3 phần cơ bản
sau: (i) Bền vững về an ninh lương thực trong thời gian dài trên cơ sở HTNN phù hợp với điều kiện sinh thái và không tổn hại tới môi trường; (ii) bền vững về tổ chức quản lý, HTNN phù hợp với mối quan hệ của con người, kể cả với các thế hệ mai sau; (iii) bền vững thể hiện tính cộng đồng trong HTNN.
Từ những định nghĩa trên, điều quan trọng nhất là phải biết sử dụng hợp lý tài nguyên đất đai, giữ vững và cải thiện tài ngun mơi trường, có hiệu quả kinh tế, năng suất cao và ổn định, tăng cường chất lượng cuộc sống, bình đẳng giữa các thế hệ và hạn chế rủi ro.
Nông nghiệp bền vững đạt được là nhờ 4 yếu tố: Quản lý đất bền vững, công nghệ được cải tiến, cải thiện tài nguyên môi trường và hiệu suất kinh tế được nâng cao, ổn định. Quản lý đất bền vững chiếm một vị trí quan trọng hàng đầu trong nông nghiệp bền vững. Mục tiêu của quản lý đất bền vững là “Điều hòa các mục tiêu và tạo cơ hội cho việc đạt được kết quả về môi trường, kinh tế và xã hội vì lợi ích của khơng chỉ thế hệ hiện nay mà còn cho các thế hệ trong tương lai” trong khi vẫn duy trì và nâng cao chất lượng của tài nguyên đất.
Gần đây xuất hiện khuynh hướng “nông nghiệp hữu cơ”, chủ trương dùng máy cơ khí nhỏ và sức kéo gia súc, sử dụng rộng rãi phân hữu cơ, phân xanh, phát triển cây họ đậu trong hệ thống luân canh cây trồng, hạn chế sử dụng các loại hóa chất để phịng trừ sâu bệnh. Việc sử dụng phân hữu cơ trong nông nghiệp có vai trị quan trọng trong việc tăng năng suất cây trồng và phát triển nông nghiệp bền vững.
Các nhà khoa học đã khẳng định, khi trồng trọt đã làm tiêu hao độ phì của đất, nhưng cũng qua trồng trọt cây sẽ hoàn trả lại cho đất một số chất hữu cơ làm tăng độ phì của đất. Nếu bố trí hệ thống luân canh phù hợp, ta vừa kết hợp giữa sử dụng đất hiệu quả với bồi dưỡng đất. Loại hình sản xuất lúa - màu làm đồng ruộng được xây dựng tốt, cơ cấu luân canh lúa - màu giúp cho đất đai thay đổi môi trường sau mỗi vụ canh tác, làm cho đất thay đổi tốt hơn các chất dinh dưỡng và loại trừ bớt sâu bệnh.
Thực tế khơng có ranh giới rõ ràng giữa hệ sinh thái tự nhiên và HSTNN, phân biệt giữa chúng là sự can thiệp của con người (Phạm Văn Phê và Nguyễn Thị Lan, 2001). Chính vì thế, mọi hoạt động trong SXNN đều ảnh hưởng đến tính bền vững của hệ sinh thái. Trên cơ sở đó các biện pháp kỹ thuật áp dụng
trong sản xuất nông nghiệp cũng phải tuân thủ quy luật khách quan của tự nhiên, vừa bảo vệ môi trường, vừa thỏa mãn nhu cầu thiết yếu của con người.
Tóm lại, phương thức sản xuất nơng nghiệp bền vững nói chung, trong đó có hệ thống cây trồng cần phát triển đảm bảo sự lâu bền cho cả hiện tại và tương lai, hài hòa cả ba mặt chủ yếu liên quan đến đời sống con người, kinh tế - xã hội và môi trường.