3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3.1. Phương pháp điều tra, thu thập
3.3.1.1. Thu thập thông tin không dùng phiếu điều tra
- Thu thập thông tin thứ cấp (điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, những
kết quả nghiên cứu, thực nghiệm đã có ở huyện Yên Phong) từ UBND huyện, phòng Nông nghiệp, chi cục Thống kê, phòng tài nguyên và môi trường, trạm Khí tượng Thủy văn và một số phòng ban khác huyện Yên Phong. Các thông tin điêu tra gồm:
- Vị trí địa lý. - Khí hậu.
- Địa chất, địa hình. - Thổ những, đất đai. - Điều kiện kinh tế - xã hội:
+ Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội. + Thực trạng dân số, lao động.
+ Thực trạng cơ sở hạ tầng, thị trường tiêu thụ nông sản phẩm của địa phương
3.3.1.2. Thu thập thông tin bằng phiếu điều tra
- Thu thập thông tin bằng phiếu điều tra. Chọn 3 xã Yên Phụ, thị trấn Chờ và xã Long Châu đại diện cho 3 vùng kinh tế - xã hội khác nhau của huyện Yên Phong để tiến hành điều tra. Mỗi xã điều tra trực tiếp 30 hộ nông dân về một số thông in như sau:
+ Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính.
+ Điều tra tình hình sử dụng giống, phân bón cho các loại cây trồng. + Các công thức trồng trọt hiện có của hộ dân.
+ Việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. + Tình hình tiêu thụ lúa nếp tại địa phương.
3.3.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm đồng ruộng
3.3.2.1. Nội dung thí nghiệm
- Mục tiêu:
+ Xác định được giống lúa nếp phù hợp kết hợp với mức phân hữu cơ sinh học cải tạo đất Bình Điền vừa đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao.
Thí nghiệm với 02 nhân tố: + Nhân tố giống đặt ở ô lớn: G1: BM9603;
G2: Nếp cái hoa vàng.
+ Nhân tố phân bón đặt trong ô nhỏ: Phân hữu cơ sinh học cải tạo đất Bình Điền, có 05 mức phân bón khác nhau (kg/ha).
P1: Không bón (Đ/C); P2: 300 kg/ha;
P3: 600 kg/ha; P4: 900 kg/ha; P5: 1200 kg/ha.
Các công thức có nền phân bón chung là: (90 N + 60 P2O5 + 120 K2O) kg/ha.
3.3.2.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm
- Thí nghiệm gồm 10 tổ hợp công thức. Các tổ hợp công thức được bố trí theo kiểu ô lớn, ô nhỏ (Split - Plot). Thí nghiệm được nhắc lại 3 lần, ô nhỏ có
diện tích ô là 10m2, kích thước (2m x 5m), không kể dải phân cách và hàng bảo
vệ (Nguyễn Thị Lan và Phạm Tiến Dũng 2006).
- Địa điểm tại Thị trấn Chờ - huyện Yên Phong. Thí nghiệm thực hiện trên chân đất vàn. Công thức trồng trọt: Lúa xuân - lúa mùa - rau đông.
- Đặc điểm đất trước khi thực hiện thí nghiệm (theo kết quả phân tích đất khu vực thí nghiệm tại phòng thí nghiệm JICA - Học viện Nông nghiệp Việt Nam).
pHKCl
OC N P2O5 K2O P2O5 dt K2O dt CEC TPCG
% mg/100g lđl/100g % Sét % Limon % Cát
Phương pháp phân tích: pH KCl TCVN 5979:2007 P2O5 dt TCVN 5256:1990 OC % TCVN 4050:1985 K2O dt TCVN 8569:2010 N % TCVN 6498:2010 CEC TCVN 8568:2010 P2O5 % TCVN 6498:1985 TPCG TCVN 8567:2010 K2O % TCVN 8660:2011
Qua bảng kết quả phân tích bước đầu cho thấy đất chua, hàm lượng cacbon hữu cơ trong đất ở mức trung bình (0,86%); đạm và kali tổng số ở mức nghèo, lân tổng số và dễ tiêu ở mức giàu; dung tích hấp phụ trao đổi cation thấp, thành phần cơ giới nhẹ. Nguyên nhân là do lạm dụng phân hoá học và bón phân không cân đối của người dân qua các vụ sản xuất mà không chú trọng việc trả lại các chất hữu cơ lấy đi từ đất. Dẫn đến hệ quả hàm lượng kali dễ tiêu trong đất giảm do không còn chất mùn (keo đất) để giữ lại các cation trong đất mà bị rửa trôi cũng làm tăng tỷ lệ cát thô giảm kết cấu hạt, sự tích lũy các kim loại nặng trong đất ngày một tăng. Như vậy, với các tính chất đất như trên thì đất này thích hợp cho việc canh tác lúa nhưng cần phải nghiên cứu mức phân bón phân hữu cơ cho hợp lý để tăng hiệu quả sử dụng các loại phân bón khác.
Sơ đồ bố trí thí nghiệm: G1P2 G2P1 G2P5 G1P4 G1P3 G2P4 G1P4 G2P3 G2P3 G1P2 G1P1 G2P3 G1P1 G2P5 G2P4 G1P5 G1P5 G2P1 G1P3 G2P4 G2P2 G1P1 G1P2 G2P5 G1P5 G2P2 G2P1 G1P3 G1P4 G2P2 NL1 NL2 NL3
3.3.2.3. Biện pháp kỹ thuật thực hiện thí nghiệm
+ Mật độ cấy: 18 khóm/m2;
+ Cấy 3 dảnh/khóm;
+ Áp dụng kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp. S1 là hàng sông lớn (hàng rộng); S2 là hàng sông nhỏ (hàng hẹp); S3 là khoảng cách khóm trên hàng lúa. Kích thước (cm): S1 = 40, S2 = 20, S3 = 20;
+ Ngày gieo mạ: 20/6/2016; + Ngày cấy: 20/7/2016.
* Phương pháp bón phân hữu cơ: Bón rải đều từng ô và bón vào chiều tối để phát huy tối đa hiệu lực của phân.
* Kỹ thuật bón phân:
+ Bón lót: 100% phân HC + 100% P2O5 + 50% N + 20% K2O;
+ Bón thúc lần 1 (sau cấy 7 ngày): 30% N + 50% K2O;
+ Bón thúc lần 2 (sau cấy 25 ngày): 20% N + 30% K2O.
3.3.3. Các chỉ tiêu theo dõi
3.3.3.1. Thời gian sinh trưởng
- Thời gian từ gieo đến khi: + Bắt đầu đẻ nhánh.
+ Kết thúc đẻ nhánh.
+ Kết thúc trỗ: Trên 80% số khóm có bông vươn ra khỏi bẹ lá đòng. + Chín hoàn toàn: Trên 90% số hạt/bông chin.
+ Tổng thời gian sinh trưởng.
3.3.3.2. Một số chỉ tiêu sinh trưởng
- Tổng số nhánh/khóm.
- Số nhánh hữu hiệu/khóm và tỷ lệ nhánh hữu hiệu. - Chiều cao cây cuối cùng (cm).
3.3.3.3. Một số chỉ tiêu sinh lý (các thời kỳ đẻ nhánh, trỗ, chín sáp)
Chọn 3 khóm liền nhau trên cùng 1 hàng ngẫu nhiên rồi tiến hành lấy mẫu 3 lần ở 3 thời kỳ: Đẻ nhánh rộ, trỗ và sau trỗ 20 ngày (chín sáp).
- Xác định chỉ số diện tích lá (LAI): (m2 lá/m2 đất).
LAI = P1 x Số khóm/m
2 đất
P2 x 100 (m2 lá/ m2 đất)
Trong đó: P1 là khối lượng toàn bộ lá tươi (g/khóm)
P2 là khối lượng 1dm2 lá tươi (g/khóm)
- Khả năng tích lũy chất khô xác định bằng phương pháp sấy khô ở nhiệt độ
3.3.3.4. Một số loài sâu, bệnh hại chính
- Theo dõi các loại sâu, bệnh hại chính xuất hiện qua các thời kỳ sinh trưởng, phát triển của lúa. Sau đó đánh giá theo phương pháp cho điểm theo thang điểm của Viện lúa quốc tế IRRI.
3.3.3.5. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
- Số bông/ m2 (A).
- Số hạt/ bông (B).
- Số hạt chắc/bông và tỷ lệ hạt chắc (C%)
- Khối lượng 1000 hạt (D): Cân 3 lần, mỗi lần 100 hạt không chênh lệch quá 5% cộng vào lấy trung bình (Nguyễn Thị Lan, 2005).
* Năng suất lý thuyết:
Năng suất lý thuyết = A x B x C x D x 10-6 (tạ/ha)
* Năng suất thực thu: Thu hoạch riêng từng ô thí nghiệm, tuốt và quạt sạch, tính năng suất từng ô, sau đó quy ra năng suất cho 1ha.
- Hiệu suất sử dụng phân hữu cơ sinh học cải tạo đất Bình Điền (HSSD): số lượng thóc tạo ra khi bón 1 kg phân hữu cơ sinh học Bình Điền.
HSSD = Năng suất CT bón - Năng suất CT không bón Lượng phân bón
3.4. PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU NGHIÊN CỨU
3.4.1. Phương pháp phân tích số liệu
Số liệu được xử lý bằng phương pháp phân tích phương sai ANOVA (phần mềm IRRISTAT) và Excel (Phạm Tiến Dũng và cs., 2010).
3.4.2. Hiệu quả kinh tế của các thí nghiệm
- Tổng thu nhập GR (Gross Return) = năng suất x đơn giá hiện thời.
- Tổng chi phí TVC (Total Variable Cost) = chi phí vật chất + công lao động. - Lãi thuần RAVC (Return Above Variable Cost) = GR – TVC.
- So sánh hiệu quả của 2 giống lúa nếp: áp dụng công thức tính tỷ suất lợi nhuận biên (MBCR).
MBCR = TVCGRn – GRf
Trong đó: GRn là tổng thu nhập hệ thống mới;
GRf làlà tổng thu nhập hệ thống cũ;
TVCn là tổng chi phí hệ thống mới;
TVCf là tổng chi phí hệ thống cũ.
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN YÊN PHONG 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Yên Phong là một huyện đồng bằng, nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Bắc Ninh, thuộc vùng Châu thổ Sông Hồng. Có toạ độ địa lý nằm trong khoảng vĩ độ 21°8’45” đến 21°14’30” vĩ độ Bắc và khoảng kinh độ từ 105°54’30” đến 106°4’15” kinh độ đông. Với 14 đơn vị hành chính gồm: 01 thị trấn và 13 xã, giáp ranh với các địa phương sau:
- Phía Bắc giáp huyện Hiệp Hoà và Việt Yên - Bắc Giang. - Phía Nam giáp huyện Từ Sơn, Tiên Du.
- Phía Đông giáp thành phố Bắc Ninh.
- Phía Tây giáp huyện Đông Anh và Sóc Sơn - Hà Nội.
Huyện Yên Phong có diện tích tự nhiên là 9693,1 ha. Huyện có vị trí tương đối thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế - xã hội. Trung tâm huyện lỵ Yên Phong (Thị trấn Chờ) cách tỉnh lỵ Bắc Ninh 13 km về phía Đông, cách thủ đô Hà Nội 25 km về phía Tây Nam, cách quốc lộ 1A, con đường huyết mạch của cả nước 8 km về phía Nam và cách sân bay quốc tế Nội Bài, cửa khẩu hàng không lớn nhất nước 14 km về phía Tây. Phía Bắc có sông Cầu là con sông lớn, thượng lưu thông đến Thái Nguyên, hạ lưu thông xuống Hải Dương, Hải Phòng làm cho Yên Phong có nhiều tiềm lực phát triển thương mại, dịch vụ.
4.1.1.2. Điều kiện khí hậu
Yên Phong nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Thời tiết trong năm chia thành 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa nóng ẩm mưa nhiều và mùa khô lạnh, ẩm độ thấp (hanh) ít mưa. Diễn biến thời tiết các năm gần đây được thể hiện qua bảng 4.1.
- Mùa khô lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung bình tháng từ 15,80C - 22,80C. Biên độ nhiệt giao động cao, tháng 12 có nhiệt độ tối thấp là
6,60C và tháng 11 nhiệt độ tối cao là 34,90C. Bình quân mỗi năm có 2 đến 3 đợt rét
đậm, rét hại kéo dài trên 3 ngày. Nhiệt độ thấp là một trở ngại lớn cho sản xuất nông nghệp. Tuy nhiên, nó tạo điều kiện cho việc phát triển một số loại rau ôn đới làm đa dạng sản phẩm nông nghiệp, thuận lợi cho tiêu dùng và xuất khẩu. Số nắng
(36,30C). Từ tháng 1 - 3, thời tiết âm u ảnh hưởng tới sinh trưởng, phát triển của cây trồng. Mùa khô ít mưa, lượng mưa/tháng biến động từ 17,7 - 85,2 mm, chiếm khoảng 12% của cả năm. Vì vậy, cần bố trí cây trồng chịu hạn và có kế hoạch chủ động nguồn nước tưới cho cây trồng.
Bảng 4.1. Đặc điểm một số yếu tố khí hậu huyện Yên Phong
(Số liệu trung bình từ năm 2012 đến 2015) Tháng Nhiệt độ TB ngày (oC) Nhiệt độ tối cao (0C) Nhiệt độ tối thấp (0C) Số giờ nắng (giờ)/tháng Lượng mưa (mm)/tháng Lượng bốc hơi nước (mm)/tháng Độ ẩm không khí TB (RH%) 1 15,8 25,7 7,7 63,7 21,0 58,5 81,0 2 17,8 28,9 8,5 30,5 17,7 46,0 84,0 3 21,1 31,0 13,1 36,3 50,0 41,7 88,0 4 25,0 36,5 16,0 81,5 67,2 62,4 84,0 5 28,8 39,6 19,1 186,3 177,2 85,0 82,0 6 29,7 39,3 22,6 157,0 180,1 86,8 81,0 7 29,2 39,4 23,5 151,4 362,5 74,8 82,0 8 29,0 37,2 23,5 164,4 355,5 70,5 83,0 9 27,8 35,5 20,9 144,7 270,1 71,4 84,0 10 26,0 34,6 17,8 157,4 94,8 92,1 78,0 11 22,8 34,9 13,9 86,9 85,2 67,6 81,0 12 17,0 30,2 6,6 86,9 32,7 71,3 75,0 TB 24,2 34,4 16,1 112,3 142,8 69,0 81,9 Cả năm 1347,0 1714,0 828,1
Nguồn: Trung tâm khí tượng thuỷ văn Bắc Ninh (2015) - Mùa mưa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, nhiệt độ bình quân tháng từ
25,00C - 29,70C. Biên độ nhiệt giao động thấp, nhiệt độ tối thấp 160C, nhiệt độ
tối cao 39,60C. Tháng 5 có số giờ nắng cao nhất trong năm 186,30C. Nhiệt độ cao
thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt. Lượng mưa trung bình tháng từ 67,2 mm đến 362,5 mm. Các tháng mùa mưa có lượng mưa chiếm khoảng 88% lượng mưa trong năm. Mỗi năm có khoảng 7 - 8 trận bão lớn, vì vậy cần chủ động phòng tránh, để giảm tối đa thất thoát cho mưa bão gây ra.
- Độ ẩm không khí trung bình trong năm 81,9%. Độ ẩm không khí cao nhất vào tháng 3 là 88%, độ ẩm không khí cao tạo điều kiện cho sâu bệnh hại phát triển. Độ ẩm không khí thấp nhất vào tháng 12 là 75%.
Nhìn chung Yên Phong có điều kiện khí hậu thuận lợi thích hợp với nhiều loại cây trồng, để phát triển nền nông nghiệp đa dạng và phong phú. Mùa mưa trồng được các loại cây nhiệt đới, mùa đông có thể trồng nhiều cây hoa màu ngắn
ngày có giá trị kinh tế cao.Tuy nhiên, khí hậu đôi khi cũng gây khó khăn cho sản
xuất nông nghiệp như vào mùa hè khi bị ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới hoặc bão, kèm theo mưa lớn kéo dài, gây ngập úng cho các vùng thấp trũng gây khó khăn cho việc thâm canh tăng vụ và mở rộng diện tích, mùa đông nhiệt độ thấp, khô hạn kéo dài khiến cho cây trồng sinh trưởng phát triển chậm.
4.1.1.3. Điều kiện địa chất, địa hình
Đất đai là nguồn tư liệu cho sản xuất nông nghiệp, là yếu tố quyết định loại cây trồng được sử dụng và phát triển trong sản xuất. Tuỳ theo điều kiện thổ nhưỡng, địa hình mà bố trí cây trồng phù hợp để phát huy tối đa tiềm năng của cây trồng.
* Địa chất
Đất đai huyện Yên Phong được hình thành chủ yếu do quá trình được bồi tụ phù sa của hệ thống sông Thái Bình và rất ít được hình thành tại chỗ do sự phong hoá trực tiếp từ đá mẹ.
Đất đai huyện Yên Phong phần lớn là sản phẩm bồi tụ của hệ thống sông Thái Bình, đó là sông Cầu và sông Ngũ Huyện Khê, phần còn lại là đất hình thành tại chỗ trên nền phù sa cổ. Đất dốc được hình thành trên đá phiến sét và trên đá cát.
* Địa hình
Nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng, địa hình toàn huyện tương đối bằng phẳng, có độ dốc nghiêng từ Tây Bắc xuống Đông Nam, độ cao trung bình toàn huyện khoảng 4,5m so với mực nước biển và được bao bọc, chia cắt bởi 3 con sông: Sông Cầu ở phía Bắc huyện, sông Cà Lồ ở phía Tây huyện, sông Ngũ Huyện Khê phía Đông huyện. Nhìn chung, địa bàn của huyện thuận lợi cho việc phát triển mạng lưới giao thông, thuỷ lợi, xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng, cũng như việc quy hoạch bố trí các khu công nghiệp, khu chuyên canh sản xuất hàng hóa, khu đô thị, khu dân cư.
4.1.1.4. Thổ nhưỡng, đất đai
Đất đai là nguồn tư liệu cho sản xuất nông nghiệp, là yếu tố quyết định loại cây trồng được sử dụng và phát triển trong sản xuất. Tuỳ theo điều kiện thổ nhưỡng, địa hình mà bố trí cây trồng phù hợp để phát huy tối đa tiềm năng của cây trồng.
* Tài nguyên đất
Theo kết quả điều tra quy hoạch phát triển nông thôn huyện Yên Phong - Bắc Ninh giai đoạn 2010 – 2020 tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 9693,1 ha. Trong đó có 2 nhóm đất chủ yếu: Đất phù sa và đất bạc màu. Quy mô sự phân bố và đặc điểm được thể hiện qua bảng 4.2.
Bảng 4.2. Diện tích các loại đất của huyện Yên Phong năm 2015
TT Tên các loại đất Diện tích Đặc điểm
ha % TPCG pHKCl
1 Đất phù sa được bồi tụ hàng năm (Pb) 464,90 4,80 Cát pha thịt nhẹ 4,5 - 5,5 2 Đất phù sa không được bồi hàng năm(P) 365,37 3,77 Thịt nhẹ 4,0 - 4,5