Phương thức sản xuất với thị trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng và đề xuất một số biện pháp kỹ thuật góp phần hoàn thiện hệ thống cây trồng tại huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 34 - 36)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.4. Phương thức sản xuất với thị trường

Sản xuất là quá trình biến đổi những yếu tố đầu vào thành đầu ra. Mục đích của q trình chuyển hóa này là cung cấp cho khách hàng để tạo giá trị gia tăng. Đầu vào của quá trình chuyển đổi bao gồm nguồn nhân lực, vốn, kỹ thuật, nguyên vật liệu, đất, năng lượng, thông tin … Đầu ra của quá trình chuyển đổi là sản phẩm, dịch vụ, tiền lương, những ảnh hưởng đối với môi trường. Chức năng sản xuất là mọi hoạt động liên quan đến việc tạo ra sản phẩm và cung cấp dịch vụ.

Phương thức sản xuất là cách thức mà con người làm ra của cải vật chất cho xã hội trong một giai đoạn lịch sử nhất định; hay nói cách khác, phương thức sản xuất là sự thống nhất biện chứng giữa lực lượng sản xuất ở một trình độ nhất định với quan hệ sản xuất tương ứng.

Điều này cho thấy rằng, việc tiến hành cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam là yêu cầu phát triển khách quan của lực lượng sản xuất, để nâng cao trình độ của lực lượng sản xuất, nâng cao năng suất lao động, nâng cao được trình độ kinh tế - kỹ thuật, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền sản xuất xã hội. Muốn thực hiện thành cơng q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa phải chú trọng vào xây dựng, bồi

dưỡng và phát huy nguồn lực con người - nhân tố quan trọng nhất của lực lượng sản xuất, áp dụng những thành tựu khoa học - cơng nghệ vào q trình sản xuất, cải tiến công cụ lao động, gắn với đảm bảo an sinh xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái để phát triển nhanh và bền vững.

Thị trường là mặt cầu, còn về mặt cung sản xuất phải dựa trên những tiềm năng, nguồn lực trong nông nghiệp. Phải biết khai thác lợi thế so sánh để biến các tiềm năng đó thành hiện thực. Nghiên cứu cung, cầu là giải quyết mối quan hệ giữa khai thác tiềm năng sẵn có để thoả mãn nhu cầu của thị trường dựa trên cơ sở lợi thế so sánh của mình.

Thị trường là động lực thúc đẩy cải tiến cơ cấu cây trồng hợp lý. Theo cơ chế thị trường thì cơ cấu cây trồng phải làm rõ được các vấn đề: Trồng cây gì, trồng như thế nào và trồng cho ai. Thông qua sự vận động của giá cả, thị trường có tác dụng định hướng cho người sản xuất nên trồng cây gì, với số lượng chi phí như thế nào để đáp ứng được nhu cầu của xã hội và thu được kết quả cao. Thông qua thị trường, người sản xuất điều chỉnh quy mô sản xuất, cải tiến cây trồng, thay đổi giống cây trồng, mùa vụ cho phù hợp với thị trường. Thị trường có tác dụng điều chỉnh cơ cấu cây trồng, chuyển dịch theo hướng ngày càng đạt hiệu quả cao hơn. Cải tiến cơ cấu cây trồng chính là điều kiện và yêu cầu để mở rộng thị trường.

Trong hai thập kỷ qua, nông nghiệp nước ta đã phát triển với tốc độ cao, sản xuất không những đáp ứng đủ nhu cầu trong nước mà còn tham gia xuất khẩu, đứng vị trí cao trên thế giới. Năm 2016 kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam trong tháng 12/2016 đạt kim ngạch gần 1,1 tỷ USD. Qua đó đưa kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng này trong năm 2016 đạt hơn 12,45 tỷ USD, tăng 16,2% so với cùng kỳ năm trước. Các thị trường nhập khẩu hàng nông sản từ Việt Nam trong năm 2016 chủ yếu từ các thị trường: Trung Quốc với gần 3,13 tỷ USD, tăng 50,4% so với cùng kỳ năm trước; EU (28 nước) với hơn 2,59 tỷ USD, tăng 16,2%; Hoa Kỳ đạt hơn 1,87 tỷ USD, tăng 25,2%; .... (Tổng cục hải quan).

Năm 2015, gạo xuất khẩu ước đạt gần 6,59 triệu tấn và thu về trên 2,8 tỷ USD. Tuy nhiên, hiện nay nơng sản hàng hóa chất lượng cao của nước ta chưa nhiều, sản phẩm xuất khẩu chủ yếu ở dạng thơ, giá trị thấp, tính cạnh tranh trên thị trường thế giới cịn yếu, thị trường nơng sản tổ chức chưa chặt chẽ, tính ổn định khơng cao. Cơ sở thương mại phục vụ tiêu thụ còn hạn chế, các hệ thống

kênh thị trường hoạt động cịn chưa thơng suốt, hiệu quả thương mại còn khiêm tốn. Đó là những thách thức lớn đối với quản lý nhà nước trong tiêu thụ nơng sản hàng hóa trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng và đề xuất một số biện pháp kỹ thuật góp phần hoàn thiện hệ thống cây trồng tại huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)