Hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp năm 2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng và đề xuất một số biện pháp kỹ thuật góp phần hoàn thiện hệ thống cây trồng tại huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 61)

STT Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

Đất sản xuất nông nghiệp 5.678,33 100

1 Đất trồng cây hàng năm 5.658,81 99,66 100

1.1 Đất trồng lúa 5.543,20 97,96 100

1.1.1 Đất 2 lúa 5.263,86 94,96

1.1.2 Đất 1 lúa 279,34 5,04

1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 115,61 2,04

2 Đất trồng cây lâu năm 19,52 0,34

Nguồn: Phịng tài ngun và mơi trường huyện n Phong (2015) Qua bảng 4.4 ta thấy: Đất sản xuất nông nghiệp gồm:

- Đất trồng cây hàng năm là 5.658,81 ha, chiếm 99,66% diện tích đất nơng nghiệp. Trong đó:

+ Đất trồng lúa: 5.543,20 ha, chiếm tỷ lệ lớn nhất là 97,96% diện tích đất trồng cây hàng năm. Đất 2 lúa có diện tích 5.263,86 ha, chiếm 94,96% diện tích đất trồng lúa. Đất 1 lúa có diện tích 279,34 ha, chiếm 5,04% diện tích đất trồng lúa.

+ Ngồi ra, cịn có một diện tích nhỏ đất trồng cây hàng năm khác là 115,61 ha chiếm 2,04% diện tích đất trồng cây hàng năm.

- Đất trồng cây lâu năm 19,52 ha, chiếm 0,34% diện tích đất sản xuất nơng nghiệp, chủ yếu là diện tích cây ăn quả lâu năm như khế, ổi, nhãn, bưởi... những diện tích này chủ yếu được phân bố nhỏ lẻ trong các hộ gia đình.

4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

4.1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế

Trong bối cảnh tình hình trong nước gặp khơng ít khó khăn, thách thức như: kinh tế sau suy thoái phục hồi chậm, thời tiết bất ổn, dịch bệnh diễn biến

phức tạp, đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống nhân dân. Trước

tình hình đó, UBND huyện đã tập trung chỉ đạo các ngành, các địa phương kịp thời đề ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn, cùng sự phối hợp chặt chẽ của UB.MTTQ, các đoàn thể từ huyện đến cơ sở và sự đồng tình, hưởng ứng của nhân dân trong huyện, nên tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Tổng sản phẩm các ngành kinh tế năm 2015 so với năm 2013 tăng 458 tỷ đồng. Trong đó: Giá trị ngành nông, lâm, ngư nghiệp tăng 53 tỷ đồng từ năm 2013 đến năm 2015; Công nghiệp và xây dựng năm 2015 tăng 166 tỷ đồng so với năm 2013; Thương mại, dịch vụ năm 2015 tăng 239 tỷ đồng so với năm 2013.

Bảng 4.5. Cơ cấu GDP các ngành kinh tế của huyện Yên Phong từ năm 2013 - 2015 (Tính theo giá hiện hành)

ĐVT: Tỷ đồng TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm So sánh năm 2015 với 2013 2013 2014 2015 I Tổng sản phẩm Tỷ đồng 2.707 2.884 3.165 + 458

1 Nông, lâm, ngư nghiệp Tỷ đồng 887 923 940 + 53 2 Công nghiệp và xây dựng Tỷ đồng 817 899 983 + 166 3 Thương mại, dịch vụ Tỷ đồng 1.003 1.062 1.242 + 239

II Cơ cấu GDP % 100 100 100

1 Nông nghiệp - thuỷ sản % 32,8 32,0 29,7 - 3,1

2 Công nghiệp và xây dựng % 30,2 31,2 31,1 + 0,9

3 Thương mại, dịch vụ % 37,0 36,8 39,2 + 2,2

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Yên Phong (2015)

* Chuyển dịch cơ cấu giữa các ngành kinh tế:

Để tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập cải thiện đời sống nhân dân, những năm qua trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh về đất đai, lao động, khoa học,

huyện đã đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng chất lượng và hiệu quả kinh tế cao. Phát triển mạnh chăn nuôi gia súc, gia cầm và cá giống mới, làm tốt cơng tác phịng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm. Phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thu hút vốn đầu tư. Tổng sản phẩm quốc nội năm 2015 tăng 458 tỷ đồng so với năm 2013, trong đó: tăng mạnh nhất là ngành thương mại, dịch vụ (+239 tỷ đồng), ngành nơng, lâm, ngư nghiệp tăng ít nhất (+53 tỷ đồng). Cơ cấu GDP nông nghiệp - thuỷ sản giảm 3,1% (năm 2013 là 32,8% xuống 29,7% năm 2015); công nghiệp và xây dựng tăng 0,9% (năm 2013 là 30,2% lên 31,1% năm 2015); thương mại, dịch vụ tăng 2,2% (năm 2013 là 37,0% lên 39,2% năm 2015). Mặc dù cơ cấu ngành nông, lâm, ngư nghiệp giảm nhưng tổng sản phẩm vẫn tăng.

4.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành

a. Ngành Nông nghiệp

Trong những năm gần đây, sản xuất nơng nghiệp có những bước phát triển tương đối toàn diện và khá ổn định. Nông nghiệp được các cấp đặc biệt quan tâm cơ sở vật chất phục vụ nông nghiệp ngày càng được tăng cường. Đặc biệt việc ứng dụng khoa học kỹ thuật luôn được coi trọng. Năm 2015 tổng sản phẩm đạt 940 tỷ đồng 53 tỷ đồng so với năm 2013, góp phần đảm bảo an ninh lương thực, ổn định chính trị và phát triển kinh tế xã hội. Các cơng trình phục vụ sản xuất cơ bản được kiên cố hóa, đẩy mạnh cơng tác “dồn điền, đổi thửa” gắn với quy hoạch hạ tầng và vùng sản xuất tập trung. Tuy nhiên vẫn còn một số thửa nhỏ, do một số địa phương vẫn còn gặp nhiều hạn chế, rào cản do người dân chưa thay đổi nếp nghĩ, cách làm.

* Trồng trọt

Trong những năm qua diện tích đất sản xuất nơng nghiệp ngày càng bị thu hẹp, do chuyển đổi mục đích sử dụng như: Xây dựng các khu, cụm công nghiệp khu đô thị và khu dân cư. Năm 2015 tổng diện tích đất trồng cây hàng năm là 5.658,81 ha. Tuy diện tích đất bị thu hẹp nhưng cơ cấu giống (trú trọng sản xuất lúa lai, lúa hàng hóa), cơ cấu vụ mùa đã thay đổi đáng kể. Năng suất chất lượng cây trồng tăng cao; năng suất lúa đạt 59,8 tạ/ha.

Các cây trồng chủ yếu trên địa bàn huyện bao gồm các cây lương thực như: lúa, ngô, … Cây công nghiệp như: lạc, … Cây thực phẩm: khoai tây, su hào, cải bắp, …

* Chăn nuôi

Trong những năm qua ngành chăn nuôi phát triển khá tồn diện. Quy mơ sản xuất ngày càng lớn, các mơ hình trang trại phát triển ngày càng phổ biến rộng rãi (năm 2011 có 9 trang trại, năm 2015 số trang trại tăng lên 20). Do số trang trại nằm rải rác trong khu dân cư, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống của người dân.Thức ăn chăn nuôi phần lớn là thức ăn đã qua chế biến.

Bảng 4.6. Số lượng và sản lượng thịt một số loại vật nuôi trên địa bàn huyện qua 3 năm (2013 - 2015) Vật nuôi Năm 2013 2014 2015 Số lượng (con) Trâu 910 877 771 Bò 6.450 6.134 5.834 Lợn 59.577 60.127 61.068 Gia cầm các loại 880.700 900.400 923.500 Sản lượng thịt (tấn) Trâu 78,0 76,0 67,5 Bò 573 538 501 Lợn 12.174 11.632 11.720 Gia cầm các loại 1.908 2.127 2.157

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Yên Phong (2015) Qua bảng 4.6 cho thấy: Các sản phẩm chăn nuôi trên địa bàn huyện chủ yếu là lợn và các loại gia cầm đều có xu hướng tăng, ngồi ra trâu bị có xu hướng giảm dần, chăn nuôi chủ yếu lấy thịt; Cụ thể trâu giảm từ 910 con xuống còn 770 con và sản lượng giảm từ 78,0 tấn xuống còn 67,5 tấn, bò giảm từ 6.450 con xuống còn 5.834 và sản lượng giảm từ 573 tấn xuống 501 tấn. Nguyên nhân chính do chăn ni trâu, bị theo hình thức nông hộ cho hiệu quả kinh tế thấp, thị trường không ổn định, không sử dụng sức kéo trong sản xuất nơng nghiệp vì nơng nghiệp đã được cơ giới hóa, sử dụng máy móc thay cho con người và vật nuôi. Đàn lợn tăng từ 59.577 con lên 61.068 con, gia cầm tăng 42.800 con. Nguyên nhân do nhu cầu tiêu thụ được mở rộng cho các khu công nghiệp trên địa bàn huyện và thủ đô Hà Nội.

* Thủy sản

Tổng giá trị sản xuất thủy sản năm 2015 là 105,8 tỷ đồng giảm 5,5 tỷ đồng so với năm 2013. Diện tích và sản lượng thủy sản đều có xu hướng giảm thể hiện qua

bảng 4.7. Nguyên nhân giảm là do năm 2013 có các chính sách khuyến khích người nơng dân đã đầu tư vào nuôi cá nhưng khi kinh tế ngày càng phát triển cùng với điều kiện thời tiết thời gian này khá khó khăn nên những hộ khơng có kinh nghiệm đã chuyển sang các lĩnh vực khác.

* Một số yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp - Mạng lưới khuyến nông

Mạng lưới khuyến nông của huyện đã từng bước được kiện toàn. Hiện nay, tất các các xã, thị trấn đều đã có cán bộ khuyến nông chuyên ngành: trồng trọt, BVTV hoặc chăn nuôi - thú y, trực tiếp tham mưu về chuyên môn cho công tác chỉ đạo tại cơ sở, hướng dẫn nông dân các giải pháp kỹ thuật phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương.

Hàng năm, nhờ công tác khuyến nông đã được triển khai hàng trăm lớp tập huấn, chuyến giao tiến bộ kỹ thuật cho hàng ngàn hộ nông dân. Giúp đỡ các địa phương thành lập hàng chục câu lạc bộ khuyến nông tự nguyện để tạo môi trường giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, phổ biến kiến thức thực tế giữa các hộ nông dân, các HTX... Tổ chức và triển khai xây dựng thành cơng hàng trăm mơ hình trồng trọt, chăn ni, thuỷ sản cho hiệu quả thu nhập cao như: Sản xuất rau an tồn ở thơn Đồi - xã Tam Giang, mơ hình lúa nếp cái Hoa Vàng theo hướng VietGAP thôn Đức Lân - xã Yên Phụ, …

Vì vậy, đến nay vài trị của khuyến nơng ngày càng được trú trọng và không thể thiếu trong tổ chức của hệ thống nơng nghiệp.

- Chính sách khuyến khích nơng nghiệp

Sau khi tỉnh được tái lập, nơng nghiệp được xác định là ngành đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực và nâng cao thu nhập cho người nông dân, nên đã nhận được nhiệu sự quan tâm. Từ năm 2002 đến nay, đã có nhiều chính sách hỗ trợ nơng nghiệp được ban hành phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội. Các chính sách tập trung vào hỗ trợ giống, hỗ trợ hạ tầng sản xuất từ năm 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh như: Hỗ trợ 05 triệu đồng/ha đất canh tác/năm cho các tổ chức, cá nhân sản xuất cây trồng hàng hóa tập trung có giá trị kinh tế cao; Hỗ trợ 20 triệu đồng/ha đất canh tác/năm trong 03 năm đầu cho tổ chức, cá nhân sản xuất từ 03ha chuyên canh rau trở lên được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc tương đương; Hỗ trợ 50% giá giống cho các vùng sản xuất lúa năng suất cao, chất lượng cao tập trung

có quy mơ từ 05 ha trở lên và giống cây ăn quả chất lượng cao có quy mơ từ 0,5 ha trở lên; Hỗ trợ công chỉ đạo, nghiệm thu, chi trả hỗ trợ sản xuất lúa, rau màu cho Ban quản lý HTX dịch vụ nông nghiệp với mức 50 nghìn đồng/ha/vụ.

Bảng 4.7. Bảng phân tích SWOT đối với sản xuất nông nghiệp của huyện Yên Phong

Điểm mạnh (Strengths)

- Có điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, hạ tầng cơ sở vật chất, kỹ thuật thuận lợi phát triển sản xuất nơng nghiệp.

- Có nghề nấu rượu, làm bánh trưng, bánh giày, bánh khúc và nghề truyền thống làm bánh Phu Thê ở Từ Sơn, là thị trường tiêu thụ lúa nếp tốt.

- Sản xuất đang chuyển dịch dần theo hướng mở rộng diện tích cây trồng có giá trị kinh tế cao như lúa hàng hố (lúa nếp, lúa tẻ thơm …), khoai tây đông …

- Các khu và cụm công nghiệp ngày càng phát triển, tạo việc làm cho hơn 45.000 lao động trong và ngoài huyện nên nhu cầu về lương thực và thực phẩm là rất lớn.

- Có sự quan tâm chỉ đạo của các cấp Ủy, Đảng, chính quyền và các chính sách hỗ trợ.

Điểm yếu (Weaknesses)

- Diện tích đất nông nghiệp giảm. Ruộng đất manh mún, nhỏ lẻ.

- Phát triển sản xuất chưa tập trung thành vùng hàng hoá.

- Hiểu biết của nông dân về phân bón, giống và kỹ thuật cịn hạn chế. Đầu tư cho cây trồng chưa hợp lý, chưa tuân thủ đúng quy trình sản xuất, thiếu nguồn phân hữu cơ.

- Công tác thử nghiệm các giống lúa mới chưa được quan tâm đúng mức. Các giải pháp kỹ thuật nhằm phát huy tiềm năng năng suất, chất lượng cây trồng cịn ít.

Cơ hội (Opportunities)

- Nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm nông nghiệp của người dân và công nhân trong vùng là rất lớn.

- Các chính sách của Đảng và Nhà nước khuyến khích phát triển nơng nghiệp theo hướng hàng hoá.

Thách thức (Threats)

- Đất nông nghiệp giảm nên việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất là quan trọng hàng đầu.

- Thị trường và yếu tố đầu vào biến động phức tạp, khơng có lợi cho người sản xuất. - Yêu cầu chất lượng gạo của người tiêu dùng ngày càng cao.

- Phát triển nông nghiệp phải đi đôi với bảo vệ tài nguyên đất và môi trường, tiến đến nông nghiệp bền vững.

b. Ngành công nghiệp - xây dựng

Những năm qua, huyện Yên Phong đạt được nhiều kết quả trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Qua 10 năm thúc đẩy phát triển công nghiệp, Yên Phong đã thu hút hàng trăm doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn. Trong đó có những doanh nghiệp lớn như tập đồn Samsung. Đến nay, Yên Phong đã được tỉnh Bắc Ninh cho phép khảo sát lập quy hoạch các khu, cụm cơng nghiệp với diện tích 1.054,43 ha, chiếm 10,9% tổng diện tích đất tự nhiên. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2015 là 464.918 tỷ đồng tăng 321.292 tỷ đồng so với năm 2011. Gía trị sản xuất có vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất, chiếm 98,79% giá trị sản xuất cơng nghiệp. Trên địa bàn đang hình thành các sản phẩm chủ lực gồm điện tử, công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, chế biến nông sản… Sản xuất tiểu thủ công nghiệp tại các làng nghề duy trì ổn định.

c. Ngành dịch vụ - thương mại

Cùng với công nghiệp, các hoạt động thương mại - dịch vụ phát triển, mạng lưới bán buôn, bán lẻ và kinh doanh dịch vụ mở rộng, hàng hoá đa dạng, phong phú góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân. Những kết quả đạt được trong giai đoạn 2010 - 2015 đã góp phần đưa Yên Phong từ một huyện nông nghiệp sang một huyện phát triển công nghiệp, dịch vụ và đô thị. Trong giai đoạn 2015 - 2020, nâng cấp thị trấn Chờ thành đơ thị loại IV. Bên cạnh đó, huyện sẽ tạo bước đột phá về phát triển công nghiệp; đẩy nhanh tốc độ phát triển các loại hình dịch vụ, nhất là các dịch vụ phục vụ các khu, cụm công nghiệp. Huyện cũng tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu cho các dự án công nghiệp trên địa bàn.

4.1.2.3. Cơ sở hạ tầng

* Hệ thống giao thông

Giao thông là một trong nhiều yếu tố quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội. Ở đâu có hệ thống giao thơng thuận lợi, ở đó sự đi lại giao lưu bn bán, đời sống nhân dân được nâng cao và sự hội nhập thông tin xã hội kịp thời.

Mạng lưới giao thông trên địa bàn huyện Yên Phong có nhiều thuận lợi cho việc vận chuyển, giao lưu kinh tế trong và ngoài tỉnh với tổng chiều dài gần 50 km, trong đó hầu hết là đường nhựa đặc biệt là có đoạn QL 18 đường cao tốc chạy qua với chiều dài 11,3 km.

- Mạng lưới đường tỉnh lộ và huyện lộ, đường nông thôn đã được đầu tư nâng cấp, nhưng nhìn chung chất lượng cịn hạn chế gây khó khăn cho giao thơng trong huyện và nội tỉnh.

- Đường sông cũng là một lợi thế đáng kể của Yên Phong, 3 con sông: sông Cầu, sông Cà Lồ, sông Ngũ Huyện Khê chảy qua Yên Phong tạo ra một mạng lưới đường thủy nối liền với các huyện và tỉnh bạn.

* Cơng trình thuỷ lợi

Các cơng trình thủy lợi của huyện đã góp phần tích cực vào phục vụ cho sản xuất nơng nghiệp đặc biệt là trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng hệ số sử dụng đất, phát triển ngành nghề dịch vụ. Các cơng trình thủy lợi chính của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng và đề xuất một số biện pháp kỹ thuật góp phần hoàn thiện hệ thống cây trồng tại huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)