Định hướng quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã Phú Thọ tỉnh Phú

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã phú thọ tỉnh phú thọ (Trang 106 - 118)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Một số giải pháp tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã

4.3.1 Định hướng quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã Phú Thọ tỉnh Phú

Phú Thọ trong thời gian tới

Để thực hiện tốt công tác quản lý thu ngân sách cấp huyện, thị xã Phú Thọcần tiến hành những biện pháp cụ thể sau:

sử dụng ngân sách theo đúng quy định của Luật NSNN và tình hình thực tế của địa phương.

- Thực hiện các biện pháp để quản lý thu ngân sách, đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thu theo quy định của pháp luật. Tổ chức thu trên cơ sở phân loại nguồn thu để triển khai thu cho phù hợp và hiệu quả, phát huy nội lực, nâng cao vai trị, trách nhiệm của cấp chính quyền cơ sở và các tổ chức đoàn thể trong việc tăng cường quản lý, khai thác nguồn thu, chống thất thu ngân sách qua việc phân cấp hoặc ủy nhiệm cho xã, phường thu.

- Đánh giá đầy đủ các yếu tố biến động đến tăng giảm nguồn thu, điều chỉnh kịp thời nguồn thu mới phát sinh để tính sát với thực tế sản xuất kinh doanh, có giải pháp quyết liệt phấn đấu tăng thu ngân sách nhà nước 3% trở lên so với dự tốn Chính phủ giao.

- Chấp hành nghiêm quy định công khai, minh bạch về thu ngân sách, quy chế tự kiểm tra tài chính, kế tốn trong các đơn vị sử dụng ngân sách.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động thu ngân sách cấp huyện. Từ phịng Tài chính kế hoạch, Kho bạc, hay Ban Thanh tra tại UBND xã, phường.

- Tăng cường đạo tạo, tổ chức tập huấn nghiệp vụ giám sát cho các thành viên của HĐND xã, phường, đội ngũ lãnh đạo và cán bộ kế toán xã, phường để nâng cao trình độ, nhận thức, trách nhiệm đối với công tác thu ngân sách.

4.3.2. Giải pháp tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã Phú

Thọ- tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới

4.3.2.1. Hoàn thiện bộ máy quản lý thu ngân sách

Hoàn thiện bộ máy quản lý thu ngân sách cấp huyện cần theo hướng tin gọn, hoạt động có hiệu quả nhằm khắc phục tình trạng chồng chéo nhiệm vụ, hoạt động chưa đúng chức năng là yêu cầu đặt ra cho các nhà quản lý.

Cần quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân trong các khâu trong bộ máy quản lý, điều hành, khắc phục triệt để tình trạng chồng chéo trong hoạt động. Trong thực tế, phải thường xuyên làm rõ trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân, bảo đảm cho hệ thống quản lý, điều hành được thông suốt, kịp thời, có hiệu quả và đúng pháp luật.

Để tránh tình trạng thơng đồng giữa cơ quan thu nộp với đối tượng nộp ngân sách thì chúng ta thực hiện việc quản lý thu trực tiếp qua hệ thống Ngân hàng Thương mại, đẩy mạnh việc thu thuế, phí và lệ phí, tài sản cơng theo hình thức cá nhân, tổ chức nộp trực tiếp.

Bố trí, sắp xếp lại bộ máy tổ chức quản lý thu ngân sách theo hướng tinh gọn, hiệu quả: Tiếp tục đổi mới cơ cấu tổ chức bộ máy, rà soát chức năng nhiệm vụ của từng đơn vị quản lý thu NSNN để đảm bảo đáp ứng yêu cầu quản lý tài chính trong giai đoạn mới, thực hiện quản lý có hiệu quả các khoản thu ngân sách thuộc quyền quản lý.

Bồi dưỡng và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế, tài chính nhằm nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Thường xuyên nâng cao phẩm chất, đạo đức cho cán bộ quản lý thu ngân sách trên địa bàn thị xã, tránh những tiêu cực trong khi làm nhiệm vụ. Góp phần làm lành mạnh hố lĩnh vực tài chính trên địa bàn thị xã. Cần rà soát lại số lượng, chất lượng cán bộ quản lý thu NSNN trên địa bàn thị xã để có biện pháp bồi dưỡng nâng cao trình độ để phù hợp với yêu cầu hiện nay..

4.3.2.2. Hoàn thiện phán cáp quản lý thu ngân sách nhà nước

Đối với văn bản pháp luật, Luật NSNN, Luật Thuế là những lĩnh vực thuộc thẩm quyền nhà nước. Trong phạm vi thẩm quyền của mình, tỉnh cần ban hành chính sách trong phân cấp quản lý nguồn thu theo từng thời kỳ ổn định ngân sách. Xây dựng chính sách theo hướng: Các khoản thu điều tiết ngân sách địa phương cần phân cấp mạnh cho ngân sách cấp huyện nhằm khuyến khích tăng thu, đảm bảo thu đúng, thu đủ.

Các cơ quan quản lý nhà nước phải đẩy mạnh cải cách hành chính theo hướng tạo mơi trường thơng thống, thay đổi phương thức quản lý nhà nước theo hướng không can thiệp vào hoạt động của doanh nghiệp bằng các biện pháp hành chính, thay vào đó là các biện pháp gián tiếp thông qua các công cụ vĩ mô, trong đó có cơng cụ thanh tra, kiểm tra, giám sát.

Phân cấp mạnh trong quản lý, tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kinh tế - tài chính và xác lập rõ trách nhiệm của các cấp cơ sở. Để hoàn thiện cơ chế phân cấp quản lý kinh tế - xã hội phân cấp nguồn thu đối với cấp huyện: HĐND tỉnh Phú Thọ cần có cơ chế phân cấp quản lý kinh tế - xã hội hợp lý, rõ ràng phù hợp với phân cấp nguồn thu đối với cấp huyện, nên phân cấp nguồn thu

nhiều hơn cho ngân sách cấp huyện, nhất là nguồn thu tiền sử dụng đất, bảo đảm cho cấp huyện có sự chủ động lớn hơn về nguồn thu và thẩm quyền quyết định chi ngân sách, trên cơ sở đó chủ động bố trí và thực hiện tốt kế hoạch hoạt động quản lý nhà nước và công tác chuyên mơn tại địa phương mình. Cần xem xét việc phân cấp cho chính quyền cấp huyện có nguồn thu độc lập tương đối, như vậy sẽ tạo cho cấp huyện tích cực và chủ động hơn trong việc nuôi dưỡng và khai thác nguồn thu. Khoản thu độc lập, có tính ổn định cao sẽ giúp chính quyền cấp huyện chủ động bố trí các khoản chi tiêu cố định của mình, khơng bị lệ thuộc quá nhiều vào cấp trên.

Việc phân cấp nguồn thu ngân sách phải rõ ràng, hợp lý: Do hệ thống NSNN gồm nhiều cấp thì việc phân cấp nguồn thu ngân sách là một tất yếu khách quan. Thực chất của phân cấp nguồn thu ngân sách là giải quyết mối quan hệ giữa các cấp chính quyền trong tồn bộ hoạt động của NSNN. Thông qua phân cấp thu NSNN, quyền hạn, trách nhiệm của mỗi cấp chính quyền được xác định cụ thể; đồng thời, phân cấp thu NSNN còn phản ánh mối quan hệ về lợi ích kinh tế giữa các cấp ngân sách, giữa các địa phương. Phân cấp thu ngân sách không chỉ tập trung vào việc nâng cao tính tự chủ của chính quyền địa phương mà cịn phải hướng đến nâng cao tính trách nhiệm về chính trị, tính hiệu quả và minh bạch.

Quán triệt đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọvà của thị xã Phú Thọ. Tập trung cải thiện môi trường đầu tư, nhất là thủ tục hành chính, bồi thường, giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện thuận lợi, môi trường thơng thống cho các nhà đầu tư, đổi mới xúc tiến đầu tư, xúc tiến đầu tư ở cả trong nước và nước ngoài. Tăng cường thu hút đầu tư để phát triển công nghiệp, dịch vụ. Chú trọng thu hút những dự án lớn, có cơng nghệ tiên tiến, có khả năng đóng góp nhiều cho ngân sách của tỉnh.

Công tác quản lý thu NSNN theo hướng kịp thời, hiệu quả đảm bảo đúng chế độ quy định, công khai, minh bạch. Các cơ quan chức năng cần phối hợp trong công tác quản lý thu, chống thất thu, xử lý nợ đọng, chống buôn lậu và chống gian lận thương mại.

4.3.2.3. Hoàn thiện quy trình và nâng cao hiệu quả thực hiện kế hoạch thu ngân sách nhà nước tại thị xã Phú Thọ- tỉnh Phú Thọ

ứng dụng công nghệ thông tin vào tổ chức, quản lý thu ngân sách cấp huyện nhằm phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, đáp ứng mục tiêu tập trung mọi khoản thu từ thuế, phí, lệ phí,… vào ngân sách nhà nước kịp thời, chính xác.

a. Tăng cường công tác uỷ nhiệm thu ngân sách nhà nước tại thị xã Phú Thọ- tỉnh Phú Thọ

Cơ quan thuế phối hợp với Kho bạc nhà nước và các ngân hàng thương mại để triển khai dự án phối hợp thu thuế và các khoản lệ phí qua ngân hàng thương mại một cách rộng rãi để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu nộp thuế; tiến hành tuyên truyền, quảng cáo, quảng bá lợi ích của việc thu nộp thuế trực tiếp tại các ngân hàng thương mại; vận động các hộ kinh doanh tham gia và hỗ trợ, hướng dẫn các hộ kinh doanh trong công tác thu nộp thuế qua ngân hàng; tổ chức các điểm thu nộp thuế và chuẩn bị chu đáo để việc nộp thuế của các hộ kinh doanh được thuận tiện.

Ngành thuế cần phải thực hiện kiểm tra, rà soát danh bạ đối tượng nộp thuế, đảm bảo hầu hết các hộ kinh doanh đều được cấp mã số thuế và lập bộ trên các ứng dụng của ngành, làm cơ sở để trao đổi dữ liệu thông tin người nộp thuế, sổ bộ thuế với Kho bạc nhà nước và ngân hàng để đảm bảo thông tin về số thuế của người nộp thuế được đầy đủ, chính xác.

b. Đẩy mạnh phân cấp ngân sách

Phân cấp nguồn thu phải đảm bảo cho các cấp ngân sách có sự độc lập và linh hoạt nhất định trong nguồn lực của mình. Phù hợp với mục tiêu này là việc tăng nguồn thu tại địa phương, hoàn thiện việc phân chia nguồn thu trên cơ sở mang tính khách quan và hợp lý. Phân cấp nguồn thu cho địa phương phải tạo ra động lực cho địa phương tạo thêm và nuôi dưỡng nguồn thu, phát huy thế mạnh của địa phương và thực hiện quản lý ngân sách hiệu quả.

Các khoản thu mỗi cấp hưởng 100% phải được coi là nguồn thu chủ yếu của các cấp ngân sách. Vì vậy, cần phân cấp mạnh hơn về nguồn thu này cho ngân sách cấp huyện để khuyến khích chính quyền các cấp làm chủ ngân sách cấp mình. Mở rộng danh mục đối tượng thu cho ngân sách cấp huyện và tương đương trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, thương mại... Thuế sử dụng phi đất nông nghiệp hiện nay phân chia theo tỷ lệ %

cho 3 cấp (tỉnh, huyện, xã), tỉnh nên phân cho cấp huyện để đáp ứng nhu cầu chi tại cơ sở và khuyến khích quan tâm đến các nguồn thu này nhất là khi Luật số 106/2016/QH13 sửa đổi ngày 04/6/2016, Quốc hội khóa XIII kì họp thứ 11 quy định: ‘’ Điều 61. Cơ quan quản lý thuế thực hiện miễn thuế, giảm thế đối với các trường hợp thuộc diện miễn thuế, giảm thuế được quy định tại các văn bản pháp luật về thuế và miễn thuế đối với hộ gia đình, cá nhân có số thuế sử dụng đất phi nơng nghiệp phải nộp hàng năm từ 50.000 đồng trở xuống’’, đầu tư tại chỗ để phát triển kinh tế địa phương, nhất là cho nông nghiệp, nông thôn.

Trong quản lý ngân sách địa phương, có thể phân tổ thành 2 loại: loại thứ nhất thuộc diện phải bổ sung cân đối thì phân cấp tất cả các nguồn thu trên địa bàn và để lại 100% cho địa phương; loại thứ hai thuộc diện có khả năng cân đối cũng phân cấp tất cả các nguồn thu trên địa bàn nhưng theo một tỷ lệ quy định. Thực hiện cơ chế này sẽ có ưu điểm cơ bản là tạo nguồn lực cho ngân sách địa phương một cách đầy đủ, qua đó phản ánh thực chất cân đối của địa phương, địa phương sẽ thấy rõ tiềm lực tài chính của mình để chủ động phấn đấu. Đồng thời, các địa phương cũng quan tâm đầu tư đến các nguồn thu, giảm các khoản thu luân chuyển lòng vịng trong quản lý NSNN, có nguy cơ thất thu do tiêu cực nảy sinh.

c. Nâng cao hiệu quả cơng tác dự tốn, quyết tốn thu ngân sách cấp huyện tại thị xã Phú Thọ- tỉnh Phú Thọ

- Cơng tác lập dự tốn thu ngân sách cấp huyện:

Lập dự toán là khâu đầu tiên, lập dự tốn có vai trị đặc biệt quan trọng trong việc quản lý ngân sách cấp huyện cũng như làm cho ngân sách cấp huyện có tính ổn định an tồn và hiệu quả. Đây là khâu mở đầu có tính chất quyết định trong q trình điều hành quản lý ngân sách. Lập dự tốn ngân sách phải căn cứ vào phương hướng, chủ trương, chính sách, nhiệm vụ phát triển kinh tế - văn hố - xã hội, an ninh, quốc phịng của địa phương trong năm kế hoạch và những năm tiếp theo; khai thác triệt để tiềm năng, lợi thế của địa phương. Dự toán thu ngân sách phải được thảo luận giữa ngân sách các cấp và các đơn vị thụ hưởng ngân sách, xác định đầy đủ các khoản thu và các nhu cầu đảm bảo nguyên tắc mọi khoản thu phải được tập trung vào ngân sách và mọi khoản chi đều phải có dự tốn và tiêu chuẩn quy định.

Phú Thọ như hiện nay cần phải hạn chế ngay tình trạng dự toán của các đơn vị trực thuộc xây dựng thiếu căn cứ, không đúng định mức, xa rời khả năng ngân sách, không đảm bảo thời gian qui định của Luật Ngân sách Nhà nước. Để hạn chế tình trạng các xã, phường lập dự tốn ngân sách khơng tích cực, che dấu nguồn thu, các cơ quan thuộc hệ thống tài chính cần có chương trình kế hoạch cụ thể khảo sát nắm chắc tình hình hoạt động của các cơ sở kinh tế, các đối tượng kinh doanh và các đối tượng sử dụng nguồn kinh phí ngân sách để xây dựng dự toán thu sát thực, khoa học. Khi yêu cầu các cơ sở lập dự toán, các cơ quan tổng hợp cần tính tốn kỹ các yếu tố ảnh hưởng đến việc lập dự toán ngân sách nhà nước nhất là tình hình biến động về kinh tế, giá cả và chính sách chế độ của Nhà nước để đưa ra được hệ số điều chỉnh phù hợp, khắc phục tình trạng thiếu chuẩn xác và tin cậy của số liệu, ảnh hưởng tiêu cực đến việc phân tích kinh tế, tài chính, xét duyệt giao kế hoạch và điều hành thực hiện kế hoạch những năm sau.

- Cơng tác quyết tốn thu ngân sách nhà nước: Các đơn vị thụ hưởng ngân sách chịu trách nhiệm chính trong lập quyết toán ngân sách nhà nước tại đơn vị, đối chiếu khớp đúng với nguồn kinh phí được Kho bạc nhà nước cấp phát, lập các biểu mẫu theo qui định gửi cơ quan tài chính tổng hợp thẩm tra và phê duyệt. Số liệu quyết tốn phải đảm bảo trung thực, chính xác, phản ánh đúng nội dung thu - chi theo mục lục ngân sách nhà nước và đúng thời gian qui định. Tổng quyết tốn ngân sách cấp huyện trong đó có ngân sách cấp xã, phường phải chịu sự thẩm tra của cơ quan chuyên môn và phê duyệt của HĐND cấp huyện. Thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc đối với tất cả các đơn vị sử dụng ngân sách. Xây dựng thể chế giám sát tài chính đồng bộ, chú trọng hoạt động giám sát của các đoàn thể quần chúng, của nhân dân và hoạt động tự giám sát, kiểm tra tài chính của đơn vị cơ sở. Nâng cao chất lượng công tác thẩm tra, phê duyệt quyết toán của các bộ phận chuyên quản của phịng Tài chính - Kế hoạch huyện đối với quyết toán của các đơn vị dự toán, quyết toán ngân sách cấp dưới. Các cán bộ chuyên quản phải thường xuyên bám sát đơn vị được giao phụ trách để hướng dẫn, kiểm tra, uốn nắn sai sót, giúp đỡ các đơn vị ngay trong quá trình thực hiện thu ngân sách để kịp thời phát hiện, ngăn ngừa sai phạm có thể xảy ra. Cần có cơ chế qui định rõ chế độ trách nhiệm của cán bộ chuyên quản khi xảy ra sai sót tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã phú thọ tỉnh phú thọ (Trang 106 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)