Thực trạng quản lý chấp hành dự toán thu ngân sách tại thị xã Phú Thọ-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã phú thọ tỉnh phú thọ (Trang 82 - 90)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Hiện trạng công tác quản lý thu ngân sách tại thị xã Phú Thọ tỉnh Phú

4.1.4. Thực trạng quản lý chấp hành dự toán thu ngân sách tại thị xã Phú Thọ-

Thọ - tỉnh Phú Thọ

Từ khi triển khai thực hiện Luật Ngân sách năm 2002, công tác quản lý thu ngân sách cấp huyện qua KBNN tại thị xã Phú Thọngày càng đi vào nề nếp. Các khoản thu nộp vào KBNN được hạch toán kịp thời và điều tiết cho các cấp ngân sách. KBNN đã hướng dẫn cho kế toán xã, phường ghi nộp đúng mục lục ngân sách, đồng thời hạch toán riêng cho từng xã, phường giúp cho xã, phường hàng tháng đối chiếu và nắm được số thu và tồn quỹ ngân sách. Việc chấp hành thu ngân sách xã được tiến hành theo quy trình sau:

- UBND các xã, phường thu các khoản phí, lệ phí, thu đóng góp của dân để xây dựng cơ sở vật chất cho xã, phường và các khoản đóng góp khác như các khoản thu từ hoa lợi cơng sản. Những khoản thu này có biên lai do cơ quan thuế và cơ quan tài chính phát hành, sau đó nộp vào KBNN và được hưởng 100% , hoặc thực hiện ghi thu theo quy định.

- Bên cạnh đó UBND các xã thu các nguồn thu ngân sách trên địa bàn thị xã gồm 5 nguồn: Thu từ đấu giá quyền sử dụng đất tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng; thu ngân sách trong cân đối; thu chuyển nguồn và các khoản thu ngoài cân đối.

- Tuy nhiên, trên địa bàn toàn thị xã 100% các xã, phường đều mất cân đối, do vậy trong các nguồn thu ngân sách thì đều có nguồn thu bổ sung từ ngân sách cấp trên.

- Cuối cùng, định kỳ kế toán ngân sách xã, phường thanh toán biên lai với Chi Cục thuế và phịng Tài chính – KH thị xã.

Qua bảng 4.4 ta thấy khoản thu bổ sung chiếm tỷ trọng lớn nhất và tăng đều các năm đặc biệt là từ năm 2014 – 2016 (Năm 2014 chiếm 60,82%; năm 2015 chiếm 68,39%; năm 2016 chiếm 75,7% tổng thu ngân sách cấp huyện). Nguyên nhân là do tăng chế độ lương, phụ cấp cho cán bộ xã, phường và bổ sung các chương trình mục tiêu xây dựng trường học, đường giao thơng, nhà văn hóa xã, phường, khu dân cư và các chương trình xây dựng nơng thơn mới.

Thu ngân sách cấp huyện có xu hướng tăng, bình quân tăng hàng năm là 30,47%, nguyên nhân: Do nguồn bổ sung từ ngân sách cấp trên tăng mạnh như bổ sung lương, phụ cấp, bổ sung các chương trình mục tiêu của thị xã. Nguyên nhân thứ hai của sự tăng thu ngân sách là ngành thuế có nhiều cố gắng, cải tiến hình thức, phương pháp thu, tăng cường kiểm tra đôn đốc và phối hợp tốt hơn với UBND các xã, phường và các ban ngành trong quá trình thực hiện thu.

Thu ngoài cân đối: Trong 4 nguồn thu chủ yếu thì nguồn thu này chiếm tỷ trọng thấp nhất chủ yếu là nguồn thu từ bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất để xây dựng đường ô tơ cao tốc, đường mịn Hồ Chí Minh đi qua địa bàn thị xã. Cịn lại là khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân để nhằm xây dựng các cơng trình giao thơng, trường học, trạm y tế xã, nghĩa trang liệt sỹ và các cơng trình phúc lợi khác của xã, phường.

Tổng thu ngân sách cấp huyện qua 3 năm (2014-2016) đều tăng cao và vượt dự toán giao. Năm 2014 tổng thu 66.574 triệu đồng tăng 48,66% so với dự toán giao. Năm 2015 tổng thu 97.122 triệu đồng tăng 61,75% so với dự toán giao và tăng 45.88% so vơi năm 2014. Năm 2016 tổng thu 113.326 triệu đồng tăng 66,36% so với dự toán giao và tăng 16.68% so với năm 2015.

Tổng các khoản thu ngân sách trong cân đối cũng ln đạt và vượt dự tốn nhưng lại có xu hướng chưa ổn định: Năm 2014 khoản thu này tăng 62,88% so với dự toán; năm 2015 tăng 51,74% so với dự toán; đến năm 2016 lại tăng 92,97% so với dự toán đầu năm. Nguồn thu này năm 2014 đạt 7.895 triệu đồng, 2015 đạt 7.704 triệu đồng nhưng đến năm 2016 chỉ còn đạt 7.055 triệu đồng,

nguyên nhân là UBND thị xã có điều chỉnh lại phân cấp một số nguồn thu từ thuế về Ngân sách thị xã, và bãi bỏ một số loại phí, lệ phí.

Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên hàng năm đều tăng mạnh: năm 2014 tăng 62,76% so với dự toán; năm 2015 tăng 98,92% so với dự toán và năm 2016 tăng 74,71% so với dự toán. Nhưng đây chỉ là khoản thu bổ sung mục tiêu cho các xã, phường để xây dựng trường học, đường giao thơng, nhà văn hóa và các chương trình phát triển xây dựng nơng thơn mới.

Thu chuyển nguồn: Là khoản thu chuyển từ các khoản chi năm trước chuyển nguồn kinh phí năm trước sang năm sau để thực hiện các khoản chi đã được bố trí trong dự tốn năm trước hoặc dự toán bổ sung nhưng đến hết thời gian chỉnh lý chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa xong được cơ quan có thẩm quyền cho tiếp tục thực hiện chi vào ngân sách năm sau. Số khoản thu này tăng, giảm không đều các năm. Nguồn thu này chủ yếu là nguồn thu từ tiền đấu giá quyền sử dụng đất, đền bù đất cơng ích của UBND xã, phường chưa thực hiện chi trong năm trước chuyển sang năm nay tiếp tục các nhiệm vụ chi.

Thu ngoài cân đối cũng tăng cao: năm 2014 tăng 86,17% so với dự toán; năm 2015 tăng 56,73% so với dự toán và năm 2016 tăng 483,0% so với dự toán là do nguồn thu từ bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất để xây dựng đường ô tô cao tốc Hà Nội – Lào Cai, đường mịn Hồ Chí Minh gia tăng. Nhìn chung khoản thu ngoài cân đối ln tăng và vượt dự tốn giao.

a, Đối vối công tác quản lý thu thuế

Thứ nhất, do số lượng cán bộ cơng chức thuế cịn “mỏng” nên chưa bao quát

hết, tình trạng người nộp thuế và DN có hành vi trốn thuế và gian lận thuế ngày càng tinh vi. Trong khi đó, tỷ lệ văn bản tồn đọng chưa giải quyết cịn cao, dẫn đến cơng tác giải đáp vướng mắc chưa kịp thời. Hiện nay, lợi dụng sự thơng thống trong chính sách quản lý, sử dụng hố đơn, khơng ít DN (nhất là DN kinh doanh vận tải, XDCB, xuất khẩu hàng bách hoá tổng hợp qua biên giới đất liền, kinh doanh hàng nông, lâm, thuỷ hải sản...) đã thực hiện mua, bán, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, để khấu trừ thuế GTGT, chiếm đoạt tiền hoàn thuế. Việc tổ chức các “Tuần lễ lắng nghe ý kiến người nộp thuế” và tổ chức các Hội nghị đối thoại với DN, tuyên truyền chính sách thuế cịn ít, chưa được quan tâm đúng mức, bên cạnh một số Chi cục làm tốt, ở một số địa phương còn chưa đáp ứng được đầy đủ, chưa đồng bộ; Chưa phân loại được người nộp thuế để áp dụng các hình thức, biện pháp tuyên truyền, hỗ trợ phù hợp.

Bảng 4.4. Quy mô và cơ cấu các khoản thu ngân sách nhà nước tại thị xã Phú Thọgiai đoạn 2014 – 2016

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Dự toán Thực hiện TH/DT (%) Dự toán Thực hiện TH/DT (%) Dự toán Thực hiện TH/DT (%) TỔNG THU NSSN 243.580 421.191 172,9 304.176 579.406 190,5 406.022 537.818 132,5 I. Thu thuế 29.720 30990 104,3 29.721 39.110 131,6 38.380 49.787 129,7 1. Thu từ DN TW và ĐPQL 2.150 2.243 104,3 1.500 1.661 110,7 1.900 2.463 129,6 2. Thu từ khu vực NQD 27.030 28.126 104,1 27.521 36.630 133,1 35.800 45.774 127,9 3. Thuế sử dụng đất phi NN 200 226 113,0 100 146 146,0 200 639 -

4. Thuế thu nhập cá nhân 340 395 116,2 600 673 112,1 480 911 189,8

II. Thu phí và lệ phí 4.800 5458 113,7 4.705 6320 134,3 4641 8085 174,2

5. Lệ phí trước bạ 2.900 2.703 93,2 2.770 3.545 128,0 3.450 4.459 129,2

6. Các loại phí, lệ phí 1.900 2.755 145,0 1.935 2.775 143,4 1.191 3.626 -

III. Thu tài sản công 6.130 11.321 184,5 6750 11046 163,6 7730 12897 166,8

7. Hoa lợi công sản 600 691 115,1 700 671 95,9 650 663 102,0

8. Thu tiền thuê đất 130 205 157,7 200 234 117,0 230 324 140,9

9. Thu tiền sử dụng đất 4.000 4.521 113,0 4.000 4.018 100,5 5.000 5.760 115,2

10.Thu đóng góp tự nguyện 0 897 - 0 2068 - 0 310 -

11. Thu khác 1.400 5.007 - 1.850 4.055 - 1.850 5.840 -

IV.Thu kết dư NS năm trước 0 3.358 - 0 5.350 - 0 18.844 -

V.Thu chuyển nguồn 0 40.864 - 0 55.256 - 0 28.581 -

VI.Thu bổ sung từ NS cấp tỉnh 202.930 329.200 162,2 263.000 462.324 175,8 355.271 419.624 118,1

Nguồn: Phịng Tài chính-KH thị xã Phú Thọ(2016)

Thứ hai, hệ thống thuế qua nhiều lần cải cách vẫn chưa đáp ứng được yêu

cầu; chưa chuyển hướng kịp thời để thích nghi với mơi trường kinh tế ngày càng đổi mới; chưa dự báo hết những chuyển biến nhanh chóng của q trình phát triển KT-XH; chính sách thuế chưa bao quát hết mọi nguồn thu trong nền kinh tế, chưa khuyến khích và bảo hộ có chọn lọc, có thời hạn sản xuất trong nước. Chưa thực sự đảm bảo bình đẳng và cơng bằng về nghĩa vụ thuế.Ngồi ra chính sách thuế vẫn còn nhiều phức tạp, một số sắc thuế cịn nhiều thuế suất, cịn lồng ghép nhiều chính sách xã hội, cịn nhiều mức miễn,giảm thuế làm hạn chế tính trung lập của thuế, làm cho cơng tác quản lý thuế tương đối phức tạp, dễ phát sinh tiêu cực.

Thứ ba, trình độ nhận thức của xã hội về thuế còn thấp, đại bộ phận người

dân chưa hiểu rõ bản chất tốt đẹp và lợi ích của công tác thuế, chưa thấy được việc thực hiện nghĩa vụ thuế là trách nhiệm của mọi công dân, chưa phê phán mạnh mẽ các trường hợp gian lận về thuế, chưa hỗ trợ tích cực cho cơ quan thuế thu thuế; ý thức chấp hành pháp luật về thuế của các đối tượng nộp thuế cịn thấp, tính trạng trốn thuế, gian lận thuế, nợ đọng thuế diễn ra khá phổ biến vửa thất thu thuế vừa không công bằng trong xã hội. Các chế tài về thuế còn hạn chế, chưa đủ sức răn đe việc vi phạm pháp luật về thuế, sự phối hợp giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật và cơ quan thuế trong một số trường hợp xử lý vi phạm chưa được chặt chẽ, chưa thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật. Một thời gian dài chưa coi trọng đúng mức công tác tuyên truyền giao dục, giải thích chính sách thuế để nâng cao sự hiểu biết, tự giác tuân thủ pháp luật của đối tượng nộp thuế.

Thứ tư, nghĩa vụ trách nhiệm pháp luật và quyền lợi của đối tượng nộp thuế, cơ quan thuế, tổ chức và cá nhân có liên quan đến cơng tác thuế chưa được quy định đầy đủ và thiếu nhất quán giữa các sắc thuế. Do đó chưa đủ cơ sở pháp lý để tổ chức quản lý thuế có hiệu quả. Bên cạnh đó một số quy định cịn rườm rà, phức tạp, chưa rõ ràng, minh bạch gây khó khăn, tốn kém cho cả người nộp thuế và cơ quan thuế, dễ phát sinh tiêu cực trong việc chấp hành nghĩa vụ thuế.

Thứ năm, các giải pháp quản lý KT-XH chưa được cải cách đồng bộ để hỗ

trợ cho công tác quản lý thuế như: quản lý đất đai, quản lý thanh tốn khơng dùng tiền mặt, quản lý xuất nhập khẩu, quản lý đăng ký kinh doanh. Hiện nay, hình thức thanh tốn bằng tiền mặt cịn diễn ra phổ biến trong nền kinh tế do vậy ngành thuế khơng thể kiểm tra, kiểm sốt được q trình thanh tốn, thu nhập của các đối tượng chịu thuế dẫn đến việc tính tốn số thuế phải nộp khơng chính xác,

làm thất thu thuế cho ngân sách.

b. Đối với cơng tác quản lý thu phí, lệ phí

Thứ nhất, UBND tỉnh, Sở Tài chính chưa thường xun rà sốt, bổ sung

danh mục, điều chỉnh mức thu đối với các khoản thu phí trên địa bàn theo định kỳ, thường là khi Trung ương có thay đổi hoặc khi có vấn đề nổi cộm xảy ra trên địa bàn thì mới chỉ đạo rà sốt, dẫn đến việc sửa đổi bổ sung các văn bản pháp lý về quy định thu phí, lệ phí thuộc thẩm quyền của địa phương chưa kịp thời, nhiều mức thu đã q lạc hậu hoặc có khi q cao khơng phù hợp với thực tiễn chậm được sửa đổi, có nhiều khoản thu khơng đúng quy định của pháp luật chậm được bãi bỏ.

Thứ hai, các cấp chính quyền địa phương cũng chưa thật sự quan tâm đến

cơng tác thu phí, lệ phí, xem đây là khoản thu nhỏ nên thiếu quan tâm chỉ đạo thực hiện.

Thứ ba, các đơn vị được giao nhiệm vụ trực tiếp thu các khoản phí, lệ phí

chưa chủ động trong việc rà soát kiến nghị sửa đổi bổ sung những vấn đề chưa hợp lý trong quá trình thực hiện, chưa tận dụng hết những điều kiện thuận lợi của đơn vị mình để tăng cường khai thác nguồn thu.

c. Đối với công tác quản lý thu tài sản công

Cơng tác kế hoạch hóa nguồn thu chưa được coi trọng đúng mức. Đây là một trong những hạn chế lớn hiện nay về công tác quản lý thu ngân sách. Cơ quan quản lý thu ngân sách chưa làm tốt cơng tác kế hoạch hóa các nguồn thu để từ đó có biện pháp quản lý và thu đúng, thu đủ. Hạn chế này thể hiện ở chỗ chưa nắm chắc được khả năng nguồn thu trên địa bàn bao gồm các nguồn thu đã có, nguồn thu sẽ phát sinh để từ đó có biện pháp đa dạng hóa các nguồn thu. Đối với khoản thu từ quỹ đất cơng ích, tài sản cơng và hoa lợi công sản là nguồn thu thường xuyên của ngân sách nhà nước, thị xã khơng được đấu thầu thu khốn một lần cho nhiều năm làm ảnh hưởng đến việc cân đối ngân sách thị xã các năm sau; trường hợp thật cần thiết phải thu một lần cho một số năm, thì chỉ được thu trong nhiệm kỳ của HĐND, không được thu trước thời gian của nhiệm kỳ HĐND khoá sau, trừ trường hợp thu đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

- Các khoản thu trong năm đều hồn thành dự tốn giao, một số khoản thu trong cân đối có tỷ lệ hồn thành vượt mức kế hoạch cao như thu từ quỹ đất công và hoa lợi cơng sản, thuế giá trị gia tăng, phí lệ phí và thu khác ngân sách.

Bảng 4.5. Đánh giá về công tác thực hiện quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã Phú Thọ Đơn vị: % TT Nhận định Tổng số Trả lời Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 1 Nguồn thu cân đối ngân sách có

xu hướng tăng 30 2 6,7

2 UBND thị xã đã hoàn thành hay chưa hoàn thành dự toán thu ngân sách do HĐND thị xã giao

30 22 73,3

3 Chấp hành tốt nộp thuế; phí, lệ phí và tài sản công của doanh nghiệp, cá nhân

30 7 23,3

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2017)

- Nguồn thu được kịp thời nộp NSNN qua kho bạc.

- Công tác quản lý thu ngân sách được đổi mới, công tác chống thất thu được quan tâm chỉ đạo.

- Việc thanh tra, kiểm tra chưa được thuờng xun do đó mà tình trạng nợ thuế, trốn thuế, nợ các khoản đấu thầu quỹ đất cơng ích và hoa lợi công sản ở các xã, phường vẫn còn diễn ra. Trong 3 năm từ năm 2014 đến 2016 tình trạng nợ kéo dài một số khoản thuế và nợ đấu thầu quỹ đất cơng ích và hoa lợi cơng sản như sau:

Bảng 4.6. Tình hình nợ thuế, đấu thầu quỹ đất cơng ích và hoa lợi công sản Đơn vị: Triệu đồng Đơn vị: Triệu đồng

STT Nội dung thu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Số hộ Số tiền (tr.đ) Số hộ Số tiền (tr.đ) Số hộ Số tiền (tr.đ)

1 Thuế môn bài 98 250 120 290 115 275

2 Thuế nhà đất 350 85 312 75 209 48

3 Thuế VAT 25 20 30 29 28 26

4 Thu từ quỹ đất cơng ích 100 315 120 320 100 380 5 Thu từ hoa lợi công sản 50 160 60 190 85 194

Cộng 623 830 642 904 537 923

Kết quả đạt được về quản lý chấp hành dự toán thu ngân sách nhà nước tại thị xã Phú Thọ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã phú thọ tỉnh phú thọ (Trang 82 - 90)