Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Hiện trạng công tác quản lý thu ngân sách tại thị xã Phú Thọ tỉnh Phú
4.1.1. Bộ máy quản lý thu Ngânsách nhà nước tại thị xã Phú Thọ tỉnh Phú Thọ
Cùng với sự ra đời và triển khai thực hiện Luật NSNN năm 1996, và đặc biệt Luật NSNN sửa đổi năm 2002, công tác tổ chức thu NSNN ngày càng được hồn thiện. Hiện nay, trên cơ sở dự tốn thu NSNN tháng, quý do cơ quan thu (chi cục Thuế) gửi đến, đồng thời căn cứ vào điều kiện cụ thể như: thời gian phát sinh các khoản thu, số lượng đối tượng nộp, số tiền phải thu, khoảng cách tới trụ sở KBNN... các đơn vị KBNN lập kế hoạch triển khai công tác thu tại trụ sở hoặc tại các điểm thu ngồi trụ sở. Cơng tác quản lý và tập trung các khoản thu NSNN đã được cải tiến một bước, toàn bộ các khoản thu phải được nộp trực tiếp vào KBNN, hạn chế tối đa việc thu tiền qua cơ quan thu.
Quan hệ quản lý Quan hệ phối hợp
Sơ đồ 4.1. Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý thu NSNN
Nguồn: Phịng tài chính – kế hoạch thị xã Phú Thọ(2016) HĐND và UBND
Thị xã Phú Thọ
Cơ quan thu
HĐND và UBND
xã, phường Ban tài chính Kho bạc nhà nước các huyện Phịng tài chính –
kế hoạch, Chi Cục Thuế
Kho bạc nhà nước cấp huyện
Các cơ quan thu được uỷ quyền
Bộ máy quản lý thu NSNN tại thị xã Phú Thọđược tổ chức về cơ bản giống như ở các địa phương khác, bao gồm KBNN và các cơ quan thu, các cơ quan được uỷ quyền thu NSNN như sơ đồ trên.
+ Tổ chức bộ máy quản lý của các cơ quan thu
Bộ máy quản lý của cơ quan thu được tổ chức chủ yếu theo yêu cầu nhiệm vụ phù hợp với tổ chức chung của từng hệ thống.
Cơ quan thuế: Bộ máy được tổ chức theo ngành dọc từ trung ương đến
tỉnh, huyện. Ở thị xã Phú Thọcó Chi cục thuế với chức năng chủ yếu là tổ chức thực hiện thu thuế, phí, lệ phí và tài sản cơng trên địa bàn quản lý theo quy định của pháp luật.
KBNN: KBNN thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quỹ NSNN; các
quỹ Tài chính nhà nước và các quỹ khác dược nhà nước giao theo quy định của pháp luật; thực hiện huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển. Hoạt động của KBNN mang tính chất vừa là cơ quan công quyền, vừa hướng tới các dịch vụ phục vụ nhu cầu giao dịch của các cơ quan, đơn vị và nhân dân đối với NSNN. Đối với hoạt động quản lý thu NSNN, KBNN thực hiện nhiệm vụ phối hợp với các cơ quan chức năng trong quản lý thu NSNN, tập trung các khoản thu NSNN trên địa bàn, hạch toán, kế toán các khoản thu cho các cấp ngân sách.
Cơ quan Tài chính: Bộ máy tổ chức quản lý theo chiều ngang. Tại tỉnh có
Sở Tài chính trực thuộc UBND tỉnh; Tại huyện có Phịng Tài chính trực thuộc UBND huyện; Tại xã có bộ phận Tài chính thuộc UBND xã. Với chức năng quản lý tài chính trên địa bàn.
Cơ quan thu khác: Các phòng, ban, cơ quan chuyên môn của UBND thành phố có chức năng, nhiệm vụ liên quan đến quản lý thu NSNN như các phịng: Kinh tế, Thống kê, Tài ngun – Mơi trường, Quản lý đô thị, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Văn hố – Thơng tin, Tư pháp, Thanh tra nhà nước; các đơn vị: Văn phòng Đăng ký QSD đất, Trung tâm phát triển quỹ đất, Ban Quản lý dự án cơng trình, Ban quản lý chợ... Đây là các đơn vị giúp UBND thị xã Phú Thọthực hiện chức năng quản lý nhà nước theo từng lĩnh vực cụ thể hoặc cung ứng một số dịch vụ công trên địa bàn thành phố. Một số đơn vị có trực tiếp thu nộp, quyết tốn thu về một số khoản phí và lệ phí nhưng số thu khơng lớn. Tuy nhiên, việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước và cung ứng dịch vụ công tại các cơ quan,
đơn vị này lại là tiền đề phát sinh nghĩa vụ nộp ngân sách của các đối tượng nộp thuế, phí và lệ phí và tài sản cơng nhất là trong lĩnh vực quản lý đất đai, quản lý xây dựng... việc thu thập, chuyển giao thông tin, dữ liệu giữa các cơ quan, đơn vị này với Chi cục Thuế thị xã có ý nghĩa quan trọng để nâng cao hiệu quả quản lý thu NSNN trên địa bàn.
Một số cơ quan, đơn vị trực thuộc cơ quan nhà nước cấp trên tại thị xã có chức năng, nhiệm vụ liên quan hoặc hỗ trợ cho hoạt động quản lý thu NSNN, bao gồm: Cơng an, Tồ án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, Đội quản lý thị trường số 5 thuộc Chi cục QLTT thị; Chi cục Thi hành án dân sự, Hạt kiểm lâm...
Nhìn chung các cơ quan thu NSNN thực hiện chức năng quản lý thu NSNN trên địa bàn với các nhiệm vụ cụ thể là:
- Xây dựng và lập kế hoạch thu NSNN - Quản lý đối tượng nộp
- Xác định mức thu, khoản thu NSNN cho từng hoạt động kinh tế của từng đối tượng nộp; đôn đốc đối tượng nộp tiền vào NSNN
- Trực tiếp thu NSNN trong một số trường hợp cụ thể
* Phương thức thu ngân sách nhà nước tại thị xã Phú Thọ
- Thu ngân sách qua kho bạc: Hiện nay phương thức thu này đang được áp dụng đối với các khoản thuế, phí, lệ phí của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, cá nhân, hộ kinh doanh hoạt động thường xuyên, có địa điểm cố định thuận lợi cho việc nộp; Nhà nước. Ngồi ra, cịn có các khoản vay trong nước (thơng qua các hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ, cơng trái xây dựng Tổ quốc...). - Thu thông qua các cơ quan thu: Phương thức thu NSNN qua cơ quan thu hiện đang được áp dụng đối với các địa bàn ở xa KBNN; đối tượng nộp phân tán; doanh số thu NSNN không lớn; thời gian nộp không tập trung; việc thu trực tiếp vào KBNN có khó khăn. Qua quá trình thực hiện, phương thức thu tỏ ra rất phù hợp với các khoản thu thuộc các đối tượng nộp không thường xuyên, không ổn định như: thu thuế của đối tượng là các doanh nghiệp nhỏ và các hộ kinh doanh cá thể, hộ kinh doanh theo phương pháp khốn; một số khoản phí, lệ phí, thu phạt có số tiền nhỏ. Theo phương thức thu này, cơ quan thu trực tiếp thu tiền từ đối tượng nộp, sau đó, cuối ngày hoặc định kỳ nộp vào KBNN để ghi thu NSNN.
- Uỷ nhiệm thu cho UBND xã, phường: Phương thức này được thực hiện từ năm 2005 Đây là một chủ trương lớn của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế và các cơ quan thu được ủy quyền nhằm thực hiện cải cách hành chính thuế,phí và lệ phí và tài sản cơng tập trung nguồn nhân lực vào việc quản lý các nguồn thu lớn chống thất thu có hiệu quả; đồng thời, đề án này cịn nhằm mục đích đề cao trách nhiệm của chính quyền cấp xã trong việc tăng cường khai thác và quản lý tốt các khoản thuế, phí và lệ phí và tài sản cơng được uỷ nhiệm, gắn thu ngân sách với nhu cầu chi, khuyến khích các xã chăm lo phát triển kinh tế, khai thác nguồn thu, chống thất thu để tăng thu có hiệu quả.
Số thu các loại thuế, phí và lệ phí và tài sản cơng được uỷ nhiệm từ những địa bàn đều tăng cao so với trước, theo báo cáo trước khi ủy nhiệm thu số thuế, phí và lệ phí và tài sản cơng phát sinh hàng tháng chỉ thu được cao nhất 80%, số còn lại phải chuyển sang tháng sau để đôn đốc tiếp; sau khi uỷ nhiệm về cơ bản là thu róc 100%, ngồi ra cịn thu được tiền nợ đọng cũ và các hộ kinh doanh nhỏ lẻ trốn thuế, phí và lệ phí và tài sản công.
Trong thời gian qua, việc áp dụng các phương thức thu trên nhìn chung đã góp phần bao quát tốt hơn mọi đối tượng nộp, mọi khoản thu. Tuy nhiên, việc thực hiện các phương thức này còn một số hạn chế sau:
Các phương thức thu hiện tại chủ yếu dựa vào tính tự giác của người nộp, chưa mang tính cưỡng chế cao do đó dẫn đến tình trạng số thuế, phí và lệ phí và tài sản công nợ đọng của các đơn vị cịn tương đối lớn và đế hồn thành được kế hoạch thu hiện nay cơ quan thu vẫn mất rất nhiều công sức đốc thúc. Phương thức ủy nhiệm thu cho UBND xã, phường hiện mới chỉ được áp dụng đối với một số nguồn thu từ thuế, phí và lệ phí và tài sản cơng, nên đã dẫn đến tình trạng cùng một đối tượng thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước nhưng khoản thu này thì nộp cho cán bộ thu ở chính quyền sở tại, khoản thu khác lại nộp cho cơ quan thu, do đó làm cho đối tượng nộp khơng thực sự hiếu rõ ai là cơ quan quản lý việc nộp NSNN của mình.
* Hình thức thu ngân sách nhà nước tại Thị xã Phú Thọ
Thu ngân sách nhà nước tại Thị xã Phú Thọđược thực hiện bằng cả hai hình thức chuyển khoản và tiền mặt.
+ Căn cứ vào lệnh chuyển tiền truyền qua đường điện tử do Kho bạc khác thu hộ truyền về, KBNN các huyện, thành phố sẽ trực tiếp hạch toán vào ngân sách.
+ Căn cứ vào bảng kê thu ngân sách do ngân hàng được ủy quyền thu ngân sách truyền qua chương trình hiện đại hóa thu ngân sách giữa 3 ngành Thuế - Kho bạc – Hải quan : KBNN hạch toán trực tiếp vào NSNN theo qui định.
Đối với thu bằng tiền mặt:
Trường hợp thu bằng tiền mặt chỉ áp dụng với các khoản thu phạt, tịch thu và thu vay trong nước thơng qua các hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ, cơng trái xây dựng Tổ quốc.
Để biến nguồn thu ngân sách thành thu nhập của NSNN cần phải có các hình thức thu thích hợp. Những hình thức đó được coi như những công cụ, phương tiện biến nguồn thu thành thu nhập của NSNN. Hình thức thu ngân sách phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố kinh tế - xã hội. Trong những cơ chế quản lý kinh tế khác nhau thì cơ cấu các hình thức thu cũng khác nhau.
Hiện nay có những hình thức thu cơ bản sau đây:
- Thu thuế: Thuế là một biện pháp tài chính bắt buộc (phi hình sự) của
Nhà nước nhằm động viên một bộ phận thu nhập từ lao động, của cải, vốn, từ việc chi tiêu hàng hoá dịch vụ và từ việc lưu giữ, chuyển dịch tài sản của các thể nhân và pháp nhân nhằm trang trải các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Việc thu thuế bao giờ cũng được thể chế bằng hệ thống pháp luật.
Nhà nước là người đại diện cho người dân, Nhà nước thay mặt cho xã hội cung cấp cho mọi người dân hàng hố và dịch vụ cơng cộng thuần t, nên Nhà nước với quyền lực chính trị của mình quy định thuế để coi phần nộp mà người dân trích một phần thu nhập của mình khơng mua hàng hố phục vụ cho cá nhân, mà coi như trả cho hàng hố dịch vụ cơng cộng của Nhà nước. Nhà nước thu thuế khơng phải nơ dịch, bóc lột cơng dân, mà thực chất là người đại diện cho xã hội, được xã hội giao phó cho việc cung ứng hàng hố dịch vụ cơng cộng, mà thuế là nguồn lực tạo ra hàng hố dịch vụ cơng cộng đó.
Thu phí và lệ phí: Trong điều kiện kinh tế thị trường, đối với hàng hoá dịch
vụ tư nhân, khi người dân muốn nhận một sản phẩm hàng hố dịch vụ nào đó thì buộc họ phải đưa ra một lượng giá trị tương đương để trao đổi theo nguyên tắc
ngang giá. Cịn khi thụ hưởng hàng hố dịch vụ cơng cộng thì việc trả các chi phí phức tạp hơn. Cụ thể :
+ Hàng hố cơng cộng do Nhà nước cung cấp thì việc thu hồi chi phí thực hiện theo giá quy định của Nhà nước; giá này thường ít bị chi phối bởi quy luật thị trường.
+ Đối với dịch vụ cơng cộng vơ hình do Nhà nước cung cấp, việc lượng hố chi phí cụ thể để từng người dân phải trả khi thụ hưởng các dịch vụ này theo nguyên tắc ngang giá là rất khó thực hiện, nên việc thu hồi chi phí trực tiếp cũng rất khó khăn. Do vậy, nhiều nước trên thế giới đều dùng công cụ thuế (chủ yếu là thuế gắn thu để thu hồi các chi phí này).
+ Đối với dịch vụ công cộng hữu hình do Nhà nước cung cấp, thì Nhà nước cũng phải xác định “giá phí” mà người thụ hưởng phải thanh tốn. Tuy nhiên “giá phí” này thường thường khơng hồn tồn vì mục đích kinh tế, mà cịn mang ý nghĩa chính trị, xã hội... Do đó, chúng phổ biến là khơng tính đủ chi phí và khơng bị chi phối nhiều bởi các yếu tố thị trường.
Như vậy, thu phí của Nhà nước thực chất là Nhà nước thu hồi một phần hay tồn bộ chi phí đầu tư cung cấp dịch vụ cơng cộng hữu hình cho xã hội, đồng thời cũng là các khoản chi phí mà người dân phải trả khi thụ hưởng các dịch vụ cơng cộng đó.
Ngồi ra, trong quá trình hoạt động, một số cơ quan thuộc bộ máy Nhà nước cịn cung cấp các dịch vụ hành chính pháp lý cụ thể cho dân chúng. Người dân thụ hưởng dịch vụ này cũng phải trả một phần chi phí. Tuy thế, việc thu khoản tiền này hồn tồn khơng có ý nghĩa là thu hồi một phần chi phí do cơ quan của bộ máy Nhà nước bỏ ra, ở đây khơng phải là thu phí, khơng phải là giá dịch vụ, mà khoản thu này chủ yếu phục vụ yêu cầu quản lý Nhà nước. Người dân thụ hưởng dịch vụ này có nghĩa vụ nộp cho Nhà nước một khoản tiền. Đây chính là các khoản lệ phí. Như vậy, lệ phí là khoản thu phát sinh ở các cơ quan của bộ máy chính quyền Nhà nước có cung cấp dịch vụ cơng cộng về hành chính, pháp lý cho dân chúng. Lệ phí thường là khoản thu nhỏ, rải rác, lẻ tẻ, chủ yếu phát sinh ở các địa phương.
Thu phí và lệ phí nhằm tạo nên thu nhập, bù đắp chi tiêu của Nhà nước ở các lĩnh vực tạo ra hàng hố dịch vụ cơng cộng, hành chính, pháp lý, góp phần thực hiện cơng bằng xã hội khi hưởng thụ các hàng hố dịch vụ cơng cộng của
dân chúng. Đồng thời, qua việc thu phí và lệ phí, Nhà nước thực hiện việc quản lý và kiểm sốt có hiệu quả hơn các hoạt động xã hội trong khuôn khổ pháp luật, giúp cho người dân nâng cao ý thức trách nhiệm đối với các giá trị vật chất và tinh thần của cộng đồng xã hội.
Thu thuế, phí và lệ phí là những khoản thu thường xuyên, chiếm từ 90 – 95% trong tổng số thu NSNN.
Ngồi những khoản thu về thuế, phí và lệ phí chúng ta cịn có những khoản thu tài sản cơng:
Tài sản công bao gồm: đất đai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản; nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời; tài nguyên thiên nhiên khác; tài sản nhà nước tại cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp cơng lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp; tài sản công được giao cho các doanh nghiệp quản lý và sử dụng; tài sản dự trữ nhà nước; tài sản thuộc kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích cơng cộng và các tài sản khác do Nhà nước đầu tư, quản lý thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.
Thông qua thực hiện kiểm kê nắm được tổng quan về số lượng, giá trị và cơ cấu phân bố sử dụng tài sản nhà nước trong khu vực hành chính sự nghiệp và tài sản nhà nước trong các doanh nghiệp. Đã phân cấp rõ hơn nhiệm vụ quản lý giữa Chính phủ và chính quyền địa phương các cấp, giữa các cơ quan có chức năng quản lý chuyên ngành với các cơ quan, đơn vị được giao quản lý gắn với sử dụng tài sản nhà nước; đồng thời xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng cấp