Vai trò quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã phú thọ tỉnh phú thọ (Trang 27 - 29)

Như đã nêu trong định nghĩa Ngân sách Huyện có vai trò của ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện. Đó là vai trò đảm bảo chức năng Nhà nước; an

ninh, quốc phòng; thúc đẩy phát triển, ổn định kinh tế; bù đắp những khiếm khuyết thị trường, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường.

Thứ nhất, thu ngân sách Huyện đảm bảo thực hiện vai trò Nhà nước, bảo

vệ an ninh trật tự cấp huyện.

Là một cấp chính quyền Huyện cũng tổ chức ra cho mình một hệ thống các cơ quan, đoàn thể hành chính nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước. Điều đó cũng có nghĩa là để cho các cơ quan đoàn thể đó hoạt động được cần phải có một quỹ tài chính tập trung cho nó - đó chính là ngân sách huyện. Mặc dù không lớn mạnh như ngân sách trung ương nhưng ngân sách huyện cũng tạo cho mình một vị thế nhất định nhằm chủ động trong việc thực hiện chức năng Nhà nước ở điạ phương. Tuỳ theo phạm vi địa lý, tình hình kinh tế xã hội trên từng huyện mà nhu cầu đảm bảo này là khác nhau (Nguyễn Hà Phương, 2011).

Hiện nay, nước ta có trên hàng triệu công chức đang làm việc trong cả nước. Để duy trì hoạt động của bộ máy này phải tốn một khoản Ngân sách khổng lồ. Nhưng trong khi Nhà nước đang chắt chiu từng đồng thì ở một số đơn vị việc sử dụng Ngân sách vẫn lãng phí, sai phạm. Do vậy, đòi hỏi Ngân sách Huyện, với tư cách là Ngânsách của các đơn vị cơ sở cần phải quản lý chặt chẽ, cấp phát đúng chính sách, chế độ, hạn mức làm sao cho bộ máy Nhà nước hoạt động tốt mà vẫn tiết kiệm, hiệu quả.

Trong các chức năng của Nhà nước, chức năng đảm bảo an ninh trật tự, quốc phòng đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Đây là công cụ quyền lực của Nhà nước,nhằm bảo vệ ý chí của Nhà nước, tạo điều kiện an toàn để huyện phát triển mọi mặt. Để đảm bảo cho chức năng đặc biệt này, ngân sách huyện cần phải có kế hoạch cụ thể, chi tiết, có các khoản dự phòng hợp lý.

Thứ hai, thu ngân sách huyện là công cụ thúc đẩy, phát triển ổn định kinh tế.

Để thực hiện tốt chiến lược kinh tế - tài chính của cấp tỉnh, cấp trung ương, cấp huyện cần phải sử dụng các công cụ sẵn có của mình để điều tiết, định hướng.

Một trong những công cụ đắc lực là ngân sách. Sẽ không có một cơ cấu kinh tế ổn định, phát triển nếu bỏ qua công cụ này. Các huyện phải căn cứ vào thế mạnh của địa phương mình để định hướng, hình thành cơ cấu kinh tế, kích thích phát triển.

Đồng thời các huyện phải cung cấp kinh phí, vốn đầu tư, hỗ trợ về cơ sở hạ tầng, tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động.

Thuế là một phương tiện đắc lực trong điều tiết vĩ mô kinh tế, huyện có thể sử dụng công cụ này để điều chỉnh cơ cấu kinh tế. Ngoài ra cấp huyện phải xây dựng cho mình một tiềm lực kinh tế riêng, đó là các doanh nghiệp Nhà nước do cấp huyện quản lý. Loại hình doanh nghiệp này phải đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế huyện (Nguyễn Hà Phương, 2011).

Thứ ba, ngân sách huyện là phương tiện bù đắp khiếm khuyết thị trường,

đảm bảo công bằng xã hội, gìn giữ môi trường.

Đây là vai trò không thể thiếu đối với ngân sách mỗi quốc gia. Nó có tác dụng xoa dịu nền kinh tế thị trường. Như chúng ta đã biết, kinh tế thị trường là chạy theo lợi nhuận bất chấp hậu quả. Do đó, một loạt các vấn đề xảy đến: Thất nghiệp, hố ngăn cách giàu nghèo tăng, không quan tâm đến người già, trẻ em, người tàn tật, lừa đảo, chiếm đoạt, môi trường ô nhiễm... những điều đó tạo ra cho nền kinh tế - xã hội một vực thẳm phía trước. Cấp huyện theo dõi các báo cáo tổng hợp từ cấp xã, phường phải có biện pháp giải quyết (Nguyễn Hà Phương, 2011).

Ngoài việc quan tâm đến đời sống vật chất của người lao động, huyện phải thường xuyên quan tâm đến đời sống văn hoá, tinh thần của quần chúng, cải tạo các sân chơi, phương tiện giải trí lành mạnh, tiến bộ. Các dịch vụ công cộng như giáo dục, y tế phải giảm được chi phí cho người dân, làm sao để ai cũng được học hành, chăm sóc sức khoẻ đầy đủ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã phú thọ tỉnh phú thọ (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)