Danh sách các đơn vị hành chính của thị xã Phú Thọ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã phú thọ tỉnh phú thọ (Trang 58 - 64)

STT Chỉ tiêu Diện tích

(ha)

Dân số trung bình (Người) Mật độ dân số (người/km2) Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Toàn thị xã 6.460,07 69.426 69.981 70.313 1.088 I Khu vực nội thị 2.356,73 39.457 39.795 39.899 1.693

1 Phường Âu Cơ 115,95 7.937 8.001 7.840 6.761

2 Phường Hùng Vương 82,03 5.813 5.809 5.897 7.188 3 Phường Phong Châu 74,42 4.002 4.055 4.011 5.389 4 Phường Trường Thịnh 377,21 6.489 6.613 6.822 1.808 5 Phường Thanh Vinh 423,14 3.282 3.247 3.266 2.145

6 Xã Thanh Minh 650,49 4.365 4.446 4.377 672 7 Xã Văn Lung 633,49 7.569 7.624 7.686 1.213 II Khu vực ngoại thị 4.103,34 29.969 30.186 30.414 741 8 Xã Hà Lộc 1.356,86 9.271 9.476 9.505 700 9 Xã Hà Thạch 1.089,23 10.341 10.338 10.440 958 10 Xã Phú Hộ 1.657,25 10.357 10.372 10.469 631 Nguồn: Phòng thống kê thị xã Phú Thọ(2016)

Hiện nay trên địa bàn thị xã có 5 phường (Âu Cơ, Phong Châu, Hùng Vương, Trường Thịnh, Thanh Vinh) và 5 xã (Văn Lung, Hà Lộc, Thanh Minh, Hà Thạch, Phú Hộ). Mỗi xã, phường có đặc điểm riêng.

Để thúc đẩy phát triển kinh tế, thị xã Phú Thọxác định lấy phát triển công nghiệp làm nền tảng để phát triển các ngành thương mại – dịch vụ và nơng nghiệp cận đơ thị. Bên cạnh đó, thị xã Phú Thọtập trung phát triển đầu tư các khu công nghiệp Phú Hà, khu đô thị Thanh Minh, phát triển một số ngành dịch vụ chất lượng cao như: tài chính ngân hàng, viễn thông, công nghệ thông tin, các trung tâm dịch vụ lớn...

Bảng 3.2. Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của thị xã Phú Thọ- tỉnh Phú Thọgiai đoạn năm 2014 – 2016

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh 2015/2014 2016/2015 1. GTSX CN-XD trên địa bàn thị xã tỷ đồng 510 575,5 590,1 112,84 102,54 2. Nông nghiệp – Thủy

sản tỷ đồng 104 112 119,7 107,69 106,86

3. Dịch vụ tỷ đồng 531 627 747,4 118,08 119,20

4. Thu ngân sách triệu

đồng 209.763 214.808 282.100 102,40 131,32 5.Tổng vốn Đầu Tư XDCB trên địa bàn thị xã triệu đồng 619.919 499.566 763.300 80,58 152,79 6. Tổng mức bán lẻ hàng hóa xã hội tỷ đồng 531 627 458,82 118,08 73,18 7. Mẫu giáo

- Giáo viên Người 178 175 189 98,31 108

- Học sinh Người 2.385 2.714 2972 113,79 109,51

8. Tiểu học

- Giáo viên Người 284 291 283 102,46 97,25

- Học sinh Người 4.477 4.585 4.714 102,41 102,81

9. Phổ thông

- Giáo viên Người 297 308 287 103,70 93,18

- Học sinh Người 3.264 3.182 3.202 97,48 100,63

Nguồn: Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội (2014 - 2016 )

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố: Giảm tỷ trọng nơng nghiệp, tăng tỷ trọng dịch vụ, các thành phần kinh tế được tạo điều kiện phát triển. Kết cấu hạ tầng đô thị phát triển ngày càng đồng bộ, đời

sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Trong những năm gần đây, kinh tế, xã hội của thị xã Phú Thọphát triển vượt bậc. Tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm 2011 – 2016 đạt 24,7 %/năm. Đặc biệt, năm 2016, tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng đạt 25,1%; Dịch vụ 51,1%, Nông nghiệp, thủy sản chiếm 23,8%; thu nhập bình quân đầu người đạt 26,9 triệu đồng/người. Thu ngân sách trên địa bàn đạt 282,1 tỷ đồng. Nổi bật là sản xuất cơng nghiệp duy trì mức tăng trưởng cao. Dịch vụ phát triển nhanh, đúng hướng, phát huy được lợi thế, đa dạng về loại hình, chất lượng khơng ngừng được nâng cao; đã ứng dụng nhanh công nghệ mới, hiện đại vào một số khâu dịch vụ, từng bước đáp ứng yêu cầu của trung tâm dịch vụ vùng. Sản xuất nông nghiệp đô thị, cận đơ thị, nơng nghiệp sạch bước đầu có kết quả như: lúa chất lượng cao, rau an toàn, hoa, cây cảnh. Tổng giá trị đầu tư xây dựng năm 2016 trên địa bàn tăng 12,6% so cùng kỳ, đạt 763,3 tỷ đồng.

Nhờ vậy, nền kinh tế của thị xã Phú Thọ- tỉnh Phú Thọluôn phát triển ổn định ở mức cao, thu nhập bình quân đầu người năm 2016 đạt 35,7 triệu đồng/người/năm; tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2012-2016 là 16%/năm; tỷ lệ hộ nghèo toàn thị xã Phú Thọlà 4,49%. Dân số toàn thành phố hơn 91.650 người, trong đó dân số khu vực nội thị là 42.583 người. Tỷ lệ đơ thị hóa đạt 45,37%, với mật độ dân số nội thị là 10.645,75 người/km2. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp hơn 87,71%. Tỷ lệ nhà kiên cố, khá kiên cố, bán kiên cố khu vực nội thị đạt trên 96% (Phòng thống kê thị xã Phú Thọ2015).

Để phát huy thế mạnh của mình, sắp tới của thị xã sẽ tập trung phát triển toàn diện mà trọng tâm là đầu tư kết cấu hạ tầng đô thị, phát triển công nghiệp công nghệ cao, du lịch dịch vụ, giáo dục đào tạo và các thiết chế văn hoá đồng bộ, hiện đại, từng bước đưa thành phố trở thành một trong những trung tâm kinh tế, văn hoá, giáo dục của vùng trung du miền núi Bắc Bộ.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp tiếp cận 3.2.1. Phương pháp tiếp cận

* Tiếp cận theo từng loại nguồn thu ngân sách Thu NSNN bao gồm:

- Thuế, phí và lệ phí do các tỏ chức và cá nhân nộp theo quy định của pháp luật.

+ Thu nhập từ vốn góp của Nhà nước vào các cơ sở kinh tế. + Tiền thu hồi vốn của Nhà nước tại các cơ sở kinh tế. + Thu hồi tiền cho vay của Nhà nước (cả gốc và lãi) - Thu từ các hoạt động sự nghiệp.

- Thu từ bán hoặc cho thuê tài nguyên, tài sản thuộc sở hữu Nhà nước. - Thu từ vay nợ và viện trả khơng hồn lại của chính phủ các nước, các tổ chức, cá nhân nước ngồi, từ đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

- Thu khác như: thu từ phạt, tịch thu, tịch biên tài sản…. *Tiếp cận theo cơ chế phân cấp huyện

Luật Ngân sách năm 1996 và năm 2002 đều phân biệt ba loại nguồn thu: nguồn thu ngân sách Trung ương hưởng 100%, nguồn thu ngân sách địa phương hưởng 100% và nguồn thu được phân chia tỷ lệ giữa ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương. Đối với phân cấp nguồn thu, sự khác nhau cơ bản giữa Luật năm 1996 và năm 2002 là Luật năm 1996 quy định cụ thể nhiệm vụ cho 4 cấp chính quyền; Luật năm 2002 cho phép cấp tỉnh được quyền quyết định phân cấp nguồn thu cho cấp huyện và xã.

- Nguồn thu ngân sách Trung ương được hưởng 100% gồm thuế xuất nhập khẩu, VAT và thuế tiêu thụ đặc biệt với một số hàng hóa nhập khẩu, thuế và các khoản thu từ dầu khí, các khoản thu nhập doanh nghiệp của các đơn vị hạch tốn tồn ngành.

- Nguồn thu ngân sách địa phương hưởng 100% gồm thuế nhà đất, thuế tài ngun thiên nhiên (trừ dầu khí), thuế mơn bài, thuế chuyển quyền sử dụng đất, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thu từ cho thuê và bán nhà thuộc sở hữu nhà nước, lệ phí trước bạ và phần lớn các loại phí khác.

- Nguồn thu được phân chia tỷ lệ giữa chính quyền Trung ương và địa phương: Gồm thuế VAT loại trừ VAT đối với hàng nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp loại trừ những đơn vị hoạch toán ngành, thuế thu nhập cá nhân, thuế tiêu thụ đặc biệt từ hàng hóa, dịch vụ trong nước và phí xăng dầu.

Tỷ lệ phân chia nguồn thu được xác định trên cơ sở tổng thu từ nguồn thu mà ngân sách địa phương hưởng 100% và tổng chi ngân sách địa phương được tính theo mức phân bổ.

- Luật NSNN không nêu rõ tỷ lệ phân chia nguồn thu giữa ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương mà giao cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định ổn định trong thời kỳ từ 3 đến 5 năm. Tại từng tỉnh, các loại thuế được phân chia sử dụng chung một tỷ phần trăm phân chia.Tỷ lệ này thay đổi ở các tỉnh khác nhau và được tính tốn trong q trình xây dựng ngân sách vào thời kỳ ổn định. Trước khi Luật ngân sách nhà nước năm 2002 có hiệu lực, các loại thuế được phân chia bao gồm VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài. Luật năm 2002 ra đời đã đưa thêm thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ hàng hóa, dịch vụ trong nước và phí xăng dầu vào danh mục thuế được phân chia.

- Thu thập, phân tích thu NSNN và sự tham gia của các tổ chức, cơ quan thuế, đơn vị nộp vào Ngân sách (thu Ngân sách).

3.2.2 Chọn điểm nghiên cứu

Thị xã Phú Thọcó vị trí thuận lợi cho giao lưu kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật giữa vùng trung du miền núi với đồng bằng, giữa nông thôn với thành thị trong phạm vi tỉnh Phú Phọ và cả nước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của thị khá cao; các lĩnh vực văn hóa – xã hội cũng đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Tình hình thu ngân sách của thị trong những năm qua khơng ổn định. Vì vậy công tác quản lý thu ngân sách thị xã Phú Thọđóng vai trị hết sức quan trọng tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy sự phát triển hài hoà về kinh tế, xã hội, bảo đảm mục tiêu ổn định, công bằng và bền vững.

Trên cơ sở đó tạo điều kiện tăng thu nhập, cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư. Với vai trị là một trung tâm kinh tế, văn hóa – xã hội lớn thứ 2 của tỉnh, đô thị Phú Thọhiện nay và trong tương lai sẽ trở thành đơ thị có nền kinh tế phát triển, có dịch vụ hạ tầng tốt, có nhiều điều kiện thu hút đầu tư. Chất lượng sống đô thị và nông thôn nâng cao, từ đây thu hút được lượng lớn lực lượng lao động về làm việc và sinh sống. Để nghiên cứu tổng thể một cách tồn diện về cơng tác quản lý thu ngân sách thị xã Phú Thọ, số liệu đề tài được thu thập trên tất cả 10 xã, phường của thị xã bao gồm: phường Âu Cơ, phường Hùng Vương, phường Phong Châu, phường Trường Thịnh, phường Thanh Vinh, xã Phú Hộ, xã Hà lộc, xã Thanh Minh, xã Hà Thạch và xã Văn Lung.

3.2.3. Phương pháp thu thập thông tin a. Thông tin thứ cấp a. Thông tin thứ cấp

Những thơng tin về tình hình cơ bản, tình hình phát triển KT – XH của thị xã Phú Thọ, các chính sách của thị xã đối với công tác quản lý thu Ngân sách nhà nước, các tài liệu khác có liên quan do các phịng chức năng của UBND Thị xã cung cấp.

Nguồn số liệu: Thông tin thứ cấp đươc chọn lọc và tổng hợp từ các tài liệu: Luật Ngân sách nhà nước năm 2002, Các báo cáo khảo sát, nghiên cứu kinh nghiệm quản lý tài chính ngân sách của các địa phương, báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển KT – XH Tỉnh Phú Thọ, báo cáo lập dự toán thu, chấp hành dự toán thu, điều chỉnh thu, quyết toán thu Ngân sách nhà nước các năm từ 2014 đến 2016 của Thị xã Phú Thọ.

Các số liệu có liên quan đến đề tài cịn được thu thập thơng qua các ấn phẩm, các niên giám thống kê, các văn bản pháp quy, báo cáo của địa phương, của phịng tài chính, trang thơng tin điện tử của các ban, ngành liên quan. Dữ liệu thứ cấp: Sử dụng báo cáo lập dự toán thu, chấp hành dự toán thu, điều chỉnh thu, quyết toán thu hàng năm của thị xã và của các đơn vị, các xã, phường từ cơ quan: Kho bạc nhà nước, Chi cục thuế, cơ quan tổng hợp là phịng Tài chính – Kế hoạch thị xã Phú Thọ. Cụ thể:

-Tổng hợp chung lập dự toán thu, chấp hành dự toán thu, điều chỉnh thu, quyết toán thu Ngân sách nhà nước Thị xã Phú Thọnăm 2014, 2015 và 2016.

-Đối với cấp thành phố: Các loại Báo cáo: Tổng hợp, chi tiết, thuyết minh báo cáo lập dự toán thu, chấp hành dự toán thu, điều chỉnh thu, quyết toán thu Ngân sách nhà nước của UBND thị xã Phú Thọnăm 2014, 2015, 2016.

- Đối với cấp xã, phường; tổng hợp, chi tiết, thuyết minh báo cáo lập dự toán thu, chấp hành dự toán thu, điều chỉnh thu, quyết toán thu Ngân sách nhà nước các xã, phường năm 2014, 2015, 2016.

b. Thông tin sơ cấp

Phương pháp thu thập: Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp, bằng

hệ thống các câu hỏi, kết hợp việc trao đổi gợi mở để người được hỏi hiểu và cung cấp đúng nội dung thông tin cần điều tra.

Chọn mẫu điều tra

Chọn mẫu điều tra ngẫu nhiên (theo danh sách) có phân lớp theo từng đối tượng điều tra. Câu hỏi và phiếu điều tra được xây dựng trên cơ sở thực hiện các nội dung nghiên cứu để đáp ứng được mục tiêu của đề tài:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã phú thọ tỉnh phú thọ (Trang 58 - 64)