3.2.1. Phương pháp tiếp cận
* Tiếp cận theo từng loại nguồn thu ngân sách Thu NSNN bao gồm:
- Thuế, phí và lệ phí do các tỏ chức và cá nhân nộp theo quy định của pháp luật.
+ Thu nhập từ vốn góp của Nhà nước vào các cơ sở kinh tế. + Tiền thu hồi vốn của Nhà nước tại các cơ sở kinh tế. + Thu hồi tiền cho vay của Nhà nước (cả gốc và lãi) - Thu từ các hoạt động sự nghiệp.
- Thu từ bán hoặc cho thuê tài nguyên, tài sản thuộc sở hữu Nhà nước. - Thu từ vay nợ và viện trả không hoàn lại của chính phủ các nước, các tổ chức, cá nhân nước ngoài, từ đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
- Thu khác như: thu từ phạt, tịch thu, tịch biên tài sản…. *Tiếp cận theo cơ chế phân cấp huyện
Luật Ngân sách năm 1996 và năm 2002 đều phân biệt ba loại nguồn thu: nguồn thu ngân sách Trung ương hưởng 100%, nguồn thu ngân sách địa phương hưởng 100% và nguồn thu được phân chia tỷ lệ giữa ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương. Đối với phân cấp nguồn thu, sự khác nhau cơ bản giữa Luật năm 1996 và năm 2002 là Luật năm 1996 quy định cụ thể nhiệm vụ cho 4 cấp chính quyền; Luật năm 2002 cho phép cấp tỉnh được quyền quyết định phân cấp nguồn thu cho cấp huyện và xã.
- Nguồn thu ngân sách Trung ương được hưởng 100% gồm thuế xuất nhập khẩu, VAT và thuế tiêu thụ đặc biệt với một số hàng hóa nhập khẩu, thuế và các khoản thu từ dầu khí, các khoản thu nhập doanh nghiệp của các đơn vị hạch toán toàn ngành.
- Nguồn thu ngân sách địa phương hưởng 100% gồm thuế nhà đất, thuế tài nguyên thiên nhiên (trừ dầu khí), thuế môn bài, thuế chuyển quyền sử dụng đất, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thu từ cho thuê và bán nhà thuộc sở hữu nhà nước, lệ phí trước bạ và phần lớn các loại phí khác.
- Nguồn thu được phân chia tỷ lệ giữa chính quyền Trung ương và địa phương: Gồm thuế VAT loại trừ VAT đối với hàng nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp loại trừ những đơn vị hoạch toán ngành, thuế thu nhập cá nhân, thuế tiêu thụ đặc biệt từ hàng hóa, dịch vụ trong nước và phí xăng dầu.
Tỷ lệ phân chia nguồn thu được xác định trên cơ sở tổng thu từ nguồn thu mà ngân sách địa phương hưởng 100% và tổng chi ngân sách địa phương được tính theo mức phân bổ.
- Luật NSNN không nêu rõ tỷ lệ phân chia nguồn thu giữa ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương mà giao cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định ổn định trong thời kỳ từ 3 đến 5 năm. Tại từng tỉnh, các loại thuế được phân chia sử dụng chung một tỷ phần trăm phân chia.Tỷ lệ này thay đổi ở các tỉnh khác nhau và được tính toán trong quá trình xây dựng ngân sách vào thời kỳ ổn định. Trước khi Luật ngân sách nhà nước năm 2002 có hiệu lực, các loại thuế được phân chia bao gồm VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài. Luật năm 2002 ra đời đã đưa thêm thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ hàng hóa, dịch vụ trong nước và phí xăng dầu vào danh mục thuế được phân chia.
- Thu thập, phân tích thu NSNN và sự tham gia của các tổ chức, cơ quan thuế, đơn vị nộp vào Ngân sách (thu Ngân sách).
3.2.2 Chọn điểm nghiên cứu
Thị xã Phú Thọcó vị trí thuận lợi cho giao lưu kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật giữa vùng trung du miền núi với đồng bằng, giữa nông thôn với thành thị trong phạm vi tỉnh Phú Phọ và cả nước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của thị khá cao; các lĩnh vực văn hóa – xã hội cũng đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Tình hình thu ngân sách của thị trong những năm qua không ổn định. Vì vậy công tác quản lý thu ngân sách thị xã Phú Thọđóng vai trò hết sức quan trọng tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy sự phát triển hài hoà về kinh tế, xã hội, bảo đảm mục tiêu ổn định, công bằng và bền vững.
Trên cơ sở đó tạo điều kiện tăng thu nhập, cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư. Với vai trò là một trung tâm kinh tế, văn hóa – xã hội lớn thứ 2 của tỉnh, đô thị Phú Thọhiện nay và trong tương lai sẽ trở thành đô thị có nền kinh tế phát triển, có dịch vụ hạ tầng tốt, có nhiều điều kiện thu hút đầu tư. Chất lượng sống đô thị và nông thôn nâng cao, từ đây thu hút được lượng lớn lực lượng lao động về làm việc và sinh sống. Để nghiên cứu tổng thể một cách toàn diện về công tác quản lý thu ngân sách thị xã Phú Thọ, số liệu đề tài được thu thập trên tất cả 10 xã, phường của thị xã bao gồm: phường Âu Cơ, phường Hùng Vương, phường Phong Châu, phường Trường Thịnh, phường Thanh Vinh, xã Phú Hộ, xã Hà lộc, xã Thanh Minh, xã Hà Thạch và xã Văn Lung.
3.2.3. Phương pháp thu thập thông tin a. Thông tin thứ cấp a. Thông tin thứ cấp
Những thông tin về tình hình cơ bản, tình hình phát triển KT – XH của thị xã Phú Thọ, các chính sách của thị xã đối với công tác quản lý thu Ngân sách nhà nước, các tài liệu khác có liên quan do các phòng chức năng của UBND Thị xã cung cấp.
Nguồn số liệu: Thông tin thứ cấp đươc chọn lọc và tổng hợp từ các tài liệu: Luật Ngân sách nhà nước năm 2002, Các báo cáo khảo sát, nghiên cứu kinh nghiệm quản lý tài chính ngân sách của các địa phương, báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển KT – XH Tỉnh Phú Thọ, báo cáo lập dự toán thu, chấp hành dự toán thu, điều chỉnh thu, quyết toán thu Ngân sách nhà nước các năm từ 2014 đến 2016 của Thị xã Phú Thọ.
Các số liệu có liên quan đến đề tài còn được thu thập thông qua các ấn phẩm, các niên giám thống kê, các văn bản pháp quy, báo cáo của địa phương, của phòng tài chính, trang thông tin điện tử của các ban, ngành liên quan. Dữ liệu thứ cấp: Sử dụng báo cáo lập dự toán thu, chấp hành dự toán thu, điều chỉnh thu, quyết toán thu hàng năm của thị xã và của các đơn vị, các xã, phường từ cơ quan: Kho bạc nhà nước, Chi cục thuế, cơ quan tổng hợp là phòng Tài chính – Kế hoạch thị xã Phú Thọ. Cụ thể:
-Tổng hợp chung lập dự toán thu, chấp hành dự toán thu, điều chỉnh thu, quyết toán thu Ngân sách nhà nước Thị xã Phú Thọnăm 2014, 2015 và 2016.
-Đối với cấp thành phố: Các loại Báo cáo: Tổng hợp, chi tiết, thuyết minh báo cáo lập dự toán thu, chấp hành dự toán thu, điều chỉnh thu, quyết toán thu Ngân sách nhà nước của UBND thị xã Phú Thọnăm 2014, 2015, 2016.
- Đối với cấp xã, phường; tổng hợp, chi tiết, thuyết minh báo cáo lập dự toán thu, chấp hành dự toán thu, điều chỉnh thu, quyết toán thu Ngân sách nhà nước các xã, phường năm 2014, 2015, 2016.
b. Thông tin sơ cấp
Phương pháp thu thập: Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp, bằng
hệ thống các câu hỏi, kết hợp việc trao đổi gợi mở để người được hỏi hiểu và cung cấp đúng nội dung thông tin cần điều tra.
Chọn mẫu điều tra
Chọn mẫu điều tra ngẫu nhiên (theo danh sách) có phân lớp theo từng đối tượng điều tra. Câu hỏi và phiếu điều tra được xây dựng trên cơ sở thực hiện các nội dung nghiên cứu để đáp ứng được mục tiêu của đề tài:
Bảng 3.3. Thông tin chung về đối tượng điều tra
TT Ngành nghề của đối tượng điều tra SL (người)
1 Người nộp ngân sách nhà nước 80
DN TNHH 15
Công ty cổ phần 15
DN Tư nhân 15
Hộ sản xuất kinh doanh 25
Hộ gia đình, cá nhân 10
2 Cán bộ lãnh đạo, quản lý thu 30
Phòng Tài chính-KH 6
Chi Cục thuế 7
KBNN 6
UBND 10
Chuyên gia 1
Tổng số phiếu điều tra (=1+2) 110
Nguồn: Tác giả tổng hợp (2017)
+ Thu thập từ điều tra bởi các nhóm đối tượng là các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể, hộ sản xuất tại thị xã Phú Thọ. Mục đích sử dụng các số liệu này là để đánh giá tình hình thực thi công tác thu các sắc thuế như: thuế môn bài, thuế phi nông nghiệp, lệ phí trước bạ nhà đất, thuế GTGT và TNDN, thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn.
+ Thu thập từ điều tra bởi các nhóm đối tượng là người dân tại thị xã Phú Thọ. Mục đích sử dụng các số liệu này là để đánh giá tình hình thực thi công tác thu phí, lệ phí, thu từ quỹ công ích và hoa lợi công sản, thu đóng góp tự nguyện của các cá nhân trên địa bàn. Những hộ này sẽ được điều tra ở các nhóm xã, phường khác nhau.
+ Tiến hành phỏng vấn 30 lãnh đạo và cán bộ công chức liên quan đến quản lý thu ngân sách cấp huyện tại phòng Tài chính- Kế hoạch huyện, Chi cục thuế, KBNN huyện; 10 cán bộ cấp huyện trên địa bàn 10 xã, phường của thị xã Phú Thọ, mỗi đơn vị gồm: 01 cán bộ kế toán tài chính và 01 chủ tịch UBND các xã, phường. Sử dụng các phiếu điều tra để thu thập thông tin phục vụ cho nghiên cứu của đề tài. Phỏng vấn trực tiếp các đối tượng bằng các câu hỏi đã được chuẩn bị trước và in sẵn.
Mục tiêu của hoạt động điều tra
Mục tiêu của hoạt động điều tra nhằm thu thập chính xác các thông tin về sự ảnh hưởng của các yếu tố bên trong và bên ngoài đến vai trò nhà nước trong quản lý thu ngân sách cấp huyện từ đó kết hợp với những quan sát thực tế, phỏng vấn trực tiếp doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể để đánh giá được thực trạng công tác quản lý nhà nước về thu ngân sách cấp huyện tại thị xã Phú Thọvà đề xuất một số giải pháp để nâng cao vai trò quản lý nhà nước về thu NS cấp huyện.
3.2.4. Phương pháp phân tích
Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp, bằng hệ thống các câu hỏi, kết hợp việc trao đổi gợi mở để người được hỏi hiểu và cung cấp đúng nội dung thông tin cần điều tra.
Phương pháp xử lý và tổng hợp dữ liệu
- Các dữ liệu thu thập được đều được kiểm tra lại và hiệu chỉnh theo 3 yêu cầu: Đầy đủ, chính xác và lôgíc.
- Sau khi hiệu chỉnh, các dữ liệu này được nhập vào máy tính và tổng hợp theo các khoản thu theo cấp quản lý (TW, tỉnh, thành phố) và theo năm.
- Công cụ sử dụng cho xử lý và tổng hợp là: Máy tính, phần mềm Excel.
Phương pháp phân tích số liệu
Các phương pháp phân tích số liệu sử dụng trong nghiên cứu này gồm: * Phương pháp thống kê mô tả: Sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, các tốc độ phát triển để phân tích mức độ và biến động NSNN. Đây là phương pháp sử dụng chủ yếu trong nghiên cứu này.
* Phương pháp so sánh: Phương pháp phân tích này được dùng để so sánh mức độ hoàn thành kế hoạch, so sánh giữa thực tế với định mức của nhà nước về các khoản thu NSNN.
* Phân tích tài chính Ngân sách: Dựa trên các cân đối về tài chính để đánh giá cơ cấu các khoản thu NSNN tại Thị xã Phú Thọ- tỉnh Phú Thọ.
3.2.5. Chỉ tiêu phân tích
Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu quản lý thu NS cấp huyện bao gồm:
- Nhóm chỉ tiêu phản ánh hệ thống tổ chức bộ máy quản lý thu ngân sách nhà nước
- Nhóm chỉ tiêu phản ánh phân cấp quản lý thu ngân sách nhà nước
- Các chỉ tiêu phản ánh tình hình lập dự toán thu thuế, phí và lệ phí và tài sản công.
- Các chỉ tiêu phản ánh tình hình chấp hành dự toán thu ngân sách.
- Các chỉ tiêu phản ánh tình hình quyết toán thu ngân sách thuế, phí và lệ phí và tài sản công.
- Các chỉ tiêu phản ánh tình hình kiểm tra, thanh tra thu thuế, phí và lệ phí và tài sản công.
- Nhóm chỉ tiêu phản ánh trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý thu NSNN -Chỉ tiêu phản ánh số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ thu thuế, phí và lệ phí và tài sản công.
- Nhóm chỉ tiêu phản ánh ý thức chấp hành của người nộp ngân sách: - Chỉ tiêu phản ánh quy mô của các đối tượng nộp ngân sách.
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH TẠI THỊ XÃ PHÚ THỌ - TỈNH PHÚ THỌ XÃ PHÚ THỌ - TỈNH PHÚ THỌ
4.1.1. Bộ máy quản lý thu Ngân sách nhà nước tại thị xã Phú Thọ- tỉnh Phú Thọ
Cùng với sự ra đời và triển khai thực hiện Luật NSNN năm 1996, và đặc biệt Luật NSNN sửa đổi năm 2002, công tác tổ chức thu NSNN ngày càng được hoàn thiện. Hiện nay, trên cơ sở dự toán thu NSNN tháng, quý do cơ quan thu (chi cục Thuế) gửi đến, đồng thời căn cứ vào điều kiện cụ thể như: thời gian phát sinh các khoản thu, số lượng đối tượng nộp, số tiền phải thu, khoảng cách tới trụ sở KBNN... các đơn vị KBNN lập kế hoạch triển khai công tác thu tại trụ sở hoặc tại các điểm thu ngoài trụ sở. Công tác quản lý và tập trung các khoản thu NSNN đã được cải tiến một bước, toàn bộ các khoản thu phải được nộp trực tiếp vào KBNN, hạn chế tối đa việc thu tiền qua cơ quan thu.
Quan hệ quản lý Quan hệ phối hợp
Sơ đồ 4.1. Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý thu NSNN
Nguồn: Phòng tài chính – kế hoạch thị xã Phú Thọ(2016) HĐND và UBND
Thị xã Phú Thọ
Cơ quan thu
HĐND và UBND
xã, phường Ban tài chính Kho bạc nhà nước các huyện Phòng tài chính –
kế hoạch, Chi Cục Thuế
Kho bạc nhà nước cấp huyện
Các cơ quan thu được uỷ quyền
Bộ máy quản lý thu NSNN tại thị xã Phú Thọđược tổ chức về cơ bản giống như ở các địa phương khác, bao gồm KBNN và các cơ quan thu, các cơ quan được uỷ quyền thu NSNN như sơ đồ trên.
+ Tổ chức bộ máy quản lý của các cơ quan thu
Bộ máy quản lý của cơ quan thu được tổ chức chủ yếu theo yêu cầu nhiệm vụ phù hợp với tổ chức chung của từng hệ thống.
Cơ quan thuế: Bộ máy được tổ chức theo ngành dọc từ trung ương đến
tỉnh, huyện. Ở thị xã Phú Thọcó Chi cục thuế với chức năng chủ yếu là tổ chức thực hiện thu thuế, phí, lệ phí và tài sản công trên địa bàn quản lý theo quy định của pháp luật.
KBNN: KBNN thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quỹ NSNN; các
quỹ Tài chính nhà nước và các quỹ khác dược nhà nước giao theo quy định của pháp luật; thực hiện huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển. Hoạt động của KBNN mang tính chất vừa là cơ quan công quyền, vừa hướng tới các dịch vụ phục vụ nhu cầu giao dịch của các cơ quan, đơn vị và nhân dân đối với NSNN. Đối với hoạt động quản lý thu NSNN, KBNN thực hiện nhiệm vụ phối hợp với các cơ quan chức năng trong quản lý thu NSNN, tập trung các khoản thu NSNN trên địa bàn, hạch toán, kế toán các khoản thu cho các cấp ngân sách.
Cơ quan Tài chính: Bộ máy tổ chức quản lý theo chiều ngang. Tại tỉnh có
Sở Tài chính trực thuộc UBND tỉnh; Tại huyện có Phòng Tài chính trực thuộc UBND huyện; Tại xã có bộ phận Tài chính thuộc UBND xã. Với chức năng quản lý tài chính trên địa bàn.
Cơ quan thu khác: Các phòng, ban, cơ quan chuyên môn của UBND thành phố có chức năng, nhiệm vụ liên quan đến quản lý thu NSNN như các