a. Kinh nghiệm quản lý thu ngân sách ở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
Trong những năm qua, ngành Thuế Thái Nguyên được coi là “điểm sáng” trong hoạt động thu ngân sách nhà nước (NSNN) khi số thu NSNN năm sau luôn
cao hơn năm trước. Thái Nguyên là tỉnh có điều kiện kinh tế tương đồng như tỉnh Phú Thọ, do đó đây sẽ là địa phương tỉnh Phú Thọcó thể học hỏi kinh nghiệm trong quản lý thu ngân sách.
Năm 2011 số thu đạt 2.982 tỷ đồng, bằng 158% Bộ Tài chính giao, 137% dự toán Tỉnh giao và tăng 50% so cùng kỳ. Năm 2012, tổng thu NSNN của Cục ước đạt 3.119 tỷ đồng, bằng 116% dự toán Bộ Tài chính giao, 104% dự toán Tỉnh giao và tăng 5% so với cùng kỳ. Năm 2013, tổng thu NSNN ước đạt 3.378,8 tỷ đồng, bằng 115% dự toán Bộ Tài chính giao, 106% dự toán Tỉnh giao và tăng 9% so cùng kỳ. Năm 2014, kết quả thu NSNN của Cục đạt trên 2.709 tỷ đồng, bằng 79% dự toán Tỉnh giao, tăng 33% so với cùng kỳ năm trước (Phạm Văn Chức, 2014).
Để đạt được những kết quả như trên Cục thuế Phú Binh luôn chú trọng đẩy mạnh thực hiện tốt công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế. Theo đó, Cục đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp như: Phối hợp với các cơ quan tuyên truyền trên địa bàn đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về những chính sách thuế mới đến người nộp thuế; thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn; trực tiếp giải đáp ý kiến thắc mắc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả…). Qua đó, nâng cao hiểu biết về chính sách pháp luật thuế cho cộng đồng xã hội, tăng cường sự chủ động, tự giác trong việc tự kê khai và tự nộp thuế của người nộp thuế.
Bên cạnh đó, ngành Thuế Phú Bình còn tích cực triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình cải cách hành chính thuế và hiện đại hóa nội bộ, coi đây là nhiệm vụ cơ bản của Ngành. Ngoài ra, Cục đã đẩy mạnh triển khai cơ chế một cửa, một cửa liên thông để giải quyết tất cả thủ tục hành chính cho các tổ chức, cá nhân, góp phần thực thi tốt pháp luật thuế; bảo đảm quản lý thuế công bằng, văn minh, hiệu quả theo lộ trình cải cách và hiện đại hóa ngành Thuế giai đoạn 2011-2015, góp phần thu đúng, thu đủ cho NSNN (Phạm Văn Chức, 2014).
Song song với đó, công tác kê khai và kế toán thuế cũng được cơ quan thuế quan tâm, thường xuyên đôn đốc các DN nộp tờ khai, quyết toán thuế các loại theo đúng quy định và tổ chức kiểm tra ngay tại cơ quan thuế để quản lý tốt các sắc thuế cũng như các khoản nợ đọng vào NSNN. Đồng thời, chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin vào kê khai thuế, áp dụng kê khai thuế qua mạng Internet và nộp thuế điện tử, giúp giảm chi phí và thời gian đáng kể cho DN.
hành rà soát, phân loại tất cả các khoản nợ thuế, phí của từng DN, hộ kinh doanh, trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp thu hồi theo quy định… Việc làm này đã giúp giảm số nợ thuế và đảm bảo tỷ lệ nợ thuế trên tổng thu ngân sách luôn thấp hơn 5% (Phạm Văn Chức, 2014).
b.Kinh nghiệm quản lý thu ngân sách ở huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc
Trong bối cảnh tình hình kinh tế cả nước nói chung và huyện Tam Dương nói riêng gặp nhiều khó khăn, thách thức do tác động của suy thoái kinh tế thế giới. Mặc dù nền kinh tế phải đối phó với rất nhiều thách thức và biến động, nhiều khoản hụt thu so với dự toán đề ra đầu năm. Nhưng dưới sự chỉ đạo của Huyện uỷ, UBND huyện, Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc, Chi cục Thuế huyện Tam Dương đã phối hợp chặt chẽ với các phòng ban liên quan cùng với sự đóng góp tích cực của các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh trên địa bàn huyện, Chi cục Thuế huyện Tam Dương đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thu NSNN năm 2014 Cục Thuế giao. Tính đến hết tháng 11/2014 toàn huyện đã thu đƣợc 89,5 tỷ bằng 195 % dự toán năm (Nguyễn Thị Thu, 2014).
Hầu hết các sắc thuế đã thu và nộp NSNN đều đạt trên 100 % dự toán; Trong đó có những sắc thuế đạt cao như thuế ngoài quốc doanh đạt 110 %; tiền sử dụng đất đạt 486%; các khoản thu khác đạt 106 % ... Để đạt được những kết quả trên là do Chi cục Thuế huyện Tam Dương đã phát huy tinh thần phấn đấu, vượt lên những khó khăn hạn chế của một huyện nhỏ, lẻ quyết tâm hoàn thành và hoàn thành vượt mức dự toán thu NSNN Cục Thuế giao qua các năm (Nguyễn Thị Thu, 2014).
Bên cạnh đó, phải kể đến những kinh nghiệm trong khâu tổ chức quản lý thu ngân sách tại Chi cục, đó là: Chi cục đã tranh thủ sự chỉ đạo của Huyện uỷ, UBND huyện đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi để Chi cục Thuế triển khai công tác thu NSNN trên địa bàn. Chỉ đạo sự phối hợp giữa các cơ quan hữu quan trong huyện, tổ chức các hội nghị phổ biến, tuyên truyền, tập huấn và giao nhiệm vụ cho các xã, thị trấn để triển khai chính sách, pháp luật thuế của Nhà nước đến toàn dân; Từ đó giữa cơ quan thuế và các ngành, các xã, thị trấn, các cơ quan đoàn thể trên dưới một lòng cùng nhau tháo gỡ khó khăn tìm biện pháp hoàn thành dự toán thu NSNN để phục vụ cho kế hoạch chi của toàn huyện.
Đó là sự chỉ đạo sát sao về chuyên môn của Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc để hỗ trợ cán bộ Chi cục xây dựng kế hoạch hỗ trợ, tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn
cho Người nộp thuế. Là việc Chi cục Thuế tăng cường tổ chức các hội nghị đối thoại giữa Chi cục Thuế với các công ty, doanh nghiệp và Người nộp thuế trên địa bàn; Qua đối thoại hai bên trao đổi những tâm tư nguyện vọng, những khó khăn mà Người nộp thuế đang gặp phải, giải quyết kịp thời những vướng mắc, tồn tại cho người nộp thuế. Từ đó tạo thêm niềm tin, sự phấn khởi để người nộp thuế đóng góp ngày một tăng trưởng cho NSNN.
Là những biện pháp chỉ đạo đồng bộ và kiên quyết về chuyên môn nghiệp vụ tại Chi cục Thuế huyện Tam Dương, ngay từ đầu năm Chi cục đã phát động phong trào thi đua trong toàn Chi cục để mỗi cán bộ công chức xác định tốt nhiệm vụ được giao, triển khai thu ngay từ những ngày đầu trong năm; tham mưu cho Huyện uỷ, UBND huyện xây dựng các nguồn thu trên địa bàn từ đó để phối hợp với các ngành, các cơ quan, Hội đồng tư vấn thuế các xã, thị trấn, tuyên truyền sâu rộng chính sách, pháp luật thuế để toàn thể nhân dân được hiểu, cùng nhau góp sức bằng việc tăng cường SXKD mang lại hiệu quả cao, để đóng thuế đầy đủ theo đúng quy định của Nhà nước.
Chi cục chỉ đạo quyết liệt, triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả việc thực hiện rà soát , phân tích, dự báo sát nguồn thu hàng tháng theo từng sắc thuế, từng lĩnh vực thu, từng doanh nghiệp, chủ động bám sát các nguồn thu tiềm năng của từng lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh để có biện pháp khai thác tăng thu. Chủ động đánh giá những yếu tố khách quan, chủ quan ảnh hưởng đến nguồn thu để từ đó kiến nghị kịp thời các biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp. Bên cạnh đó Chi cục Thuế phối hợp với các ngành, các cấp để triển khai đồng bộ về quản lý nguồn thu, đặc biệt trong công tác đôn đốc thu, xử lý nợ đọng thuế, đề nghị với UBND huyện thành lập các đoàn kiểm tra phòng chống gian lận thương mại, gian lận về giá…
Cùng với các giải pháp trên, Chi cục đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các hình thức tuyên truyền, hỗ trợ Người nộp thuế. Đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường tính minh bạch, kỷ luật của cán bộ trong khi thi hành nhiệm vụ, tăng cường kỷ cương kỷ luật, nâng cao văn hóa công sở, đoàn kết nội bộ, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng quản lý thuế. Xây dựng Chi cục Thuế huyện Tam Dương quản lý chặt chẽ về số lượng, nâng cao hiệu quả về chất lượng để xứng đáng là Chi cục Thuế luôn hoàn thành nhiệm vụ thu NSNN trong nhiều năm của ngành thuế tỉnh Vĩnh Phúc.