Một số nghiên cứu có liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã phú thọ tỉnh phú thọ (Trang 53)

Việc nghiên cứu quản lý thu ngân sách nhà nước ở nước ta trong những năm qua có rất nhiều các công trình nghiên cứu các nhà khoa học, các cơ quan trung ương và địa phương như:

“Một số vấn đề về quản lý và điều hành NSNN”(2005), Đặng Văn Thanh, NXB Chính trị Quốc gia. Tác giả đã phân tích một số vấn đề về quản lý Ngân sách nhà nước trong thời gian từ 2005 trở về trước, đánh giá những mặt được và những mặt còn hạn chế trong quản lý; đề xuất một số định hướng trong quản lý và điều hành Ngân sách Nhà nước hiệu quả trong thời gian tới.

“Phát triển tài chính Việt Nam giai đoạn 2001 – 2005 và định hướng giai đoạn 2006 – 2010” của tác giả Đặng Văn Thanh trên Tạp chí Cộng sản số 19 tháng 10/2005. Bài viết đã nêu rõ công cuộc đổi mới trong lĩnh vựctài chính sau gần 20 năm đổi mới, những thành tự đạt được của hoạt động tài chính, cũng như những hạn chế yếu kém cần khắc phục. Quán triệt quan điểm tài chính là mạch máu của nền kinh tế, có vai trò thúc đẩy, mở đường cho phát triển kinh tế xã hội bền vững, xác định nhiệm vụ và giải pháp trong thời gian tới.

“Quản lý thu ngân sách ở các tỉnh duyên hải miền Trung”, của tác giả Nguyễn Văn Tranh, Tạp chí Thuế số tháng 3/2005. Bài viết đã đánh giá thực trạng công tác quản lý thu ngân sách tại các tỉnh duyên hải miền trung. Tác giả đã đưa ra được kết quả, hạn chế và nguyên nhân từ đó đưa ra các giải pháp tích cực nhằm tăng cường quản lý thu ngân sách cho các tỉnh duyên hải miền trung. Tác giả đã kế thừa từ luận văn này một số cơ sở lý luận về thu ngân sách nhà nước nói chung, một số phương pháp nghiên cứu, một số giải pháp quản lý cho quá trình nghiên cứu của mình.

Tạp chí Tài chính số 2/2015 “Thành tựu tài chính ngân sách qua 30 năm đổi mới” của viện nghiên cứu chiến lược và chính sách tài chính theo đó phân định rõ về nguồn thu của các cấp chính quyền, thẩm quyền của các cơ quan nhà nước trong việc lập, phê chuẩn và quyết toán NSNN; thực hiện thay đổi một cách căn bản phương thức quản lý NSNN. Tiếp đó, việc hoàn chỉnh các cơ chế, chính sách thuế, hải quan, kho bạc đã được chú trọng, làm đòn bẩy kích thích và hướng dẫn sản xuất, kinh doanh; bảo đảm nguồn thu ngân sách và điều tiết thu nhập,

thực hiện công bằng xã hội; xây dựng bộ máy và phương thức thu ngân sách có hiệu lực, hiệu quả; đánh giá đúng và khai thác, sử dụng có hiệu quả tài sản, tài nguyên quốc gia, nâng dần tỷ lệ động viên thu nhập quốc dân vào ngân sách. Hệ thống chính sách thuế, phí và lệ phí và tài sản công đã trở thành công cụ quan trọng trong quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế; được quy định khá đầy đủ, rõ ràng, công khai, minh bạch, bao quát hết các nguồn thu chủ yếu của NSNN, đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước và đảm bảo nguồn tài chính cho sự nghiệp phát triển KT - XH.

“Giải pháp thu ngân sách nhà nước năm 2013: nhìn từ bài học năm 2012” TS.Vũ Sỹ Cường – Học Viện tài chính. Tạp chí tài chính ngày 06/3/2013 Bài viết nhìn lại một số nét khái quát về tình hình thu ngân sách năm 2012, đề xuất những bài học và giải pháp cho thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2013. Bài viết đã đề xuất một số giải pháp cụ thể về tăng thu ngân sách năm 2013 của cả nước. Trên cơ sở đó, tác giả nghiên cứu giải pháp cụ thể của địa bàn huyện áp dụng trong thời gian nghiên cứu thực tế.

Hội thảo khoa học bàn về vấn đề Ngân sách nhà nước như: “Nâng cao hiệu quả và tăng trưởng bền vững” (Hà nội ngày 30 – 31/10/2013 tại Hà Nội, Viện Chiến lược phát triển (Viện CLPT) thuộc Bộ Kế hoạch & Đầu tư Việt Nam phối hợp với Viện Phát triển Hàn Quốc (KDI) tổ chức Hội nghị khu vực Châu Á trong khuôn khổ chương trình chia sẻ tri thức năm 2013). Các ý kiến trong hội nghị chỉ ra hiệu quả công tác đầu tư công tại Việt nam trong thời gian qua; Những kinh nghiệm của Hàn Quốc trong việc quản lý đầu tư công được đánh giá là gần gũi và phù hợp với nhiều nước đang phát triển ở châu Á, trong đó có Việt Nam. Các tài liệu sử dụng trong hội thảo với phạm vi nghiên cứu rộng bao gồm thu NSNN; quản lý trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, an ninh quốc phòng, xã hội.

Ngoài ra, còn có các luận văn Thạc sỹ, Tiến sỹ nghiên cứu về vấn đề này như:

Đề tài “Phương hướng hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách địa phương theo đặc điểm của mỗi cấp chính quyền ở Việt Nam”(2002), Luận án tiến sĩ kinh tế của Hoàng Công Uẩn, Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh. Công trình này đã nghiên cứu cơ chế phân cấp quản lý NSNN từ trung ương trở xuống. Tuy nhiên chưa nghiên cứu cụ thể cơ chế phân cấp quản lý NSNN giữa ngân sách cấp tỉnh và ngân sách cấp huyện, đặc biệt tại một địa bàn cụ thể. Ở

công trình này tác giả đã kế thừa về mặt cơ sở lý luận của cơ chế phân cấp quản lý NSNN áp dụng vào cơ chế phân cấp quản lý NSNN cấp tỉnh và cấp huyện cho luận văn của mình.

Đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện Đức Phổ” (2011) luận văn thạc sĩ kinh tế của tác giả Huỳnh Thị Cẩm Liêm, trường Đại học Đà Nẵng.

Đề tài “Hoàn thiện cơ chế phân cấp ngân sách của các cấp chính quyền địa phương” (2002), luận án tiến sỹ kinh tế của tác giả Phạm Đức Hồng. Ở đề tài này tác giả cũng đã nghiên cứu lý luận về phân cấp ngân sách, trong đó có phân cấp ngân sách địa phương và đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện ngân sách địa phương.Tác giả đã kế thừa được những nét tinh tú của ngân sách địa phương, đưa vào cụ thể địa phương mình trực tiếp nghiên cứu về mặt lý luận và mặt giải pháp. Đề tài “Tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước huyện Đại từ, tỉnh Thái Nguyên” (2012) luận văn thạc sỹ kinh tế của tác giả Bùi Minh Thành trường Đại học Kinh tế và quản trị kinh doanh năm 2012.

Đề tài “Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp huyện ở tỉnh Thái Nguyên” năm 2007, luận văn thạc sỹ kinh tế của tác giả Hà Việt Hoàng. Đề tài này gần sát với đề tài mà tác giả đang nghiên cứu. Tuy nhiên phạm vi rộng hơn, nói về công tác quản lý ngân sách cấp huyện nói chung, ở cả hai mảng thu, chi ngân sách nhà nước. Qua đề tài này tác giả kế thừa được những cơ sở lí luận về quản lý thu ngân sách nhà nước, đồng thời căn cứ vào thực trạng nghiên cứu để đưa ra giải pháp phù hợp cho luận văn của mình.

Đề tài “Hoàn thiện quản lý thu ngân sách nhà nước của thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa” (2006), luận văn thạc sỹ kinh tế của Nguyễn Hoài Phương. Luận văn đã làm rõ và khắc hoạ những nét nổi bật sau:Khái quát lại những lý luận cơ bản về ngân sách nhà nước, quản lý thu ngân sách; Khảo sát, phân tích thực trạng quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa từ năm 2001;Nguyên nhân khách quan và chủ quan về yếu kém của công tác thu ngân sách để làm cơ sở đề xuất một số quan điểm và giải pháp chủ yếu có tính thực thi nhằm hoàn thiện quản lý thu NSNN của Thành phố Nha Trang trong thời gian tới. Công trình này mặc dù cũng nghiên cứu trên một địa bàn cụ thể tuy nhiên thời gian nghiên cứu đã lâu, tác giả đã nghiên cứu mảng thu ngân sách. Qua đây tác giả kế thừa được một số nội dung trong công

tác thu ngân sách và một số giải pháp trên một địa bàn nghiên cứu cụ thể cho luận văn của mình.

Đề tài “Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình” (2009), luận văn thạc sỹ của Nguyễn Ngọc Tuấn. Luận văn đã hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về Ngân sách nhà nước và quản lý thu Ngân sách trên địa bàn huyện làm cơ sở khoa học cho đề tài. Đánh giá thực trạng từng khoản thu trong cân đối ngân sách trên địa bàn, xác định nguồn thu chủ yếu là từ cấp quyền sử dụng đất, nguồn thu tiềm năng là thu CTN – NQD. Trên cơ sở xu hướng biến động qua từng năm để đánh giá những kết quả đạt được, rút ra những tồn tại và chỉ rõ nguyên nhân để có cơ sở cho việc đưa ra các giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách trên địa bàn huyện trong thời gian tới. Trên cơ sở lý luận chung về NS và thu NSNN, thực trạng công tác quản lý thu trong cân đối ngân sách, luận văn đã đề xuất 8 nhóm giải pháp cơ bản; trong mỗi nhóm đưa ra những giải pháp cụ thể để tăng nguồn thu trong cân đối NS. Ðây là những giải pháp có tính khả thi, phù hợp.

Nhìn chung các luận án, đề tài này đã tiếp cận và đi vào nghiên cứu sâu về từng vấn đề như: quản lý thu trên nhiều địa bàn (dự toán, kiểm soát thu, quản lý định mức thu NSNN). Các luận án, đề tài đã đưa ra những kết luận, kiến nghị chủ yếu tập trung vào giải quyết những vấn đề bức xúc, những nhiệm vụ cụ thể của giai đoạn trước năm 2010. Phần lớn các tác giả đều xuất phát từ mục tiêu tăng cường, nâng cao hiệu quản lý thu cho các hoạt động sự nghiệp, nên cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu chưa thật sự thoát ra khỏi tư duy bao cấp, chỉ mới nghiên cứu để tháo gỡ những vấn đề bất cập trong thực tế mà thôi; Chưa có một luận án, đề tài nào đề cập đến nghiên cứu về quản lý và tăng cường quản lý thu thuế, phí và lệ phí và tài sản công trên địa bàn một huyện cụ thể.

PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

Thị xã Phú Thọlà trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá của tỉnh Phú Thọ trong gần sáu thập kỷ, và hiện nay đang là trung tâm văn hóa giáo dục của tỉnh, trung tâm kinh tế vùng Tây, Tây Bắc.

Thị xã Phú Thọnằm ở phía Tây, Tây Bắc của tỉnh Phú Thọ, là thị xã nối liền các vùng miền, tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu phát triển kinh tế, các tuyến đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai; đường Hồ Chí Minh, cầu Ngọc Tháp, đường 35m nối thị xã Phú Thọvới Quốc lộ II, có diện tích tự nhiên 64,6 km2, gồm 4 phường nội thị và 6 xã ngoại thị; dân số là 91.650 người (tính đến 31/12/2015); phía Đông giáp với huyện huyện Phù Ninh, huyện Lâm Thao; phía Nam giáp Sông Hồng và huyện Tam Nông; phía Tây giáp huyện Thanh Ba; phía Bắc giáp huyện Thanh Ba, huyện Phù Ninh.

Thị xã Phú Thọnằm trên trục hành lang kinh tế Hải Phòng – Hà Nội – Lào Cai – Côi Minh. Thị xã Phú Thọcách Thành phố Việt Trì 30km, cách sân bay Quốc tế Nội Bài 80km, cách Hà Nội khoảng 40km, cách cảng Hải Phòng 190km và cách cửa khẩu Lào Cai và Hà Giang 200km (Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Phú Thọ, 2016).

Địa hình: Nằm trong vùng trung du Bắc Bộ. Với địa hình bán sơn địa, điển hình theo dạng “ bát úp”, nằm trên vùng giáp ranh giới giữa Đồng bằng sông Hồng và vùng đồi núi thấp. Địa hình cao dân về phía Bắc và Tây Bắc thấp dần về phía sông Hồng.

Khí hậu: nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10; mùa khô từ tháng 11 đến hết tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình trong năm trong khoảng 23,30C, nhiệt độ trung bình tối cao ở mức 28,40C, nhiệt độ trung bình tối thấp là 16,10C và có nhiều ngày xuống dưới 150C, có năm xuống dưới 100C và có sương muối, giá rét xảy ra ở tần suất thấp. Tổng lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.600 mm – 1.700 mm. Độ ẩm không khí trung bình ở mức 85%. Ít chịu ảnh hưởng của gió bão, nhưng ảnh hưởng của chế độ mưa sau bão gây úng ở các vùng đất trũng ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống dân cư. Thị xã Phú Thọcó các điều kiện thời tiết khí hậu có nhiều thuận lợi,

nhưng cũng không ít khó khăn cho phát triển kinh tế xã hội, nhất là phát triển nông, lâm nghiệp (Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Phú Thọ, 2016).

Lao động: Cơ cấu dân số thành thị 36%, nông thôn chiếm 64%. Lao động trong độ tuổi chiếm 58%; lao động tham gia vào nền Kinh tế quốc dân chiếm 90%; lao động qua đào tạo nghề 53%, trong đó đào tạo nghề có chứng chỉ trở lên chiếm 48,5% số lao động trong nền kính tế quốc dân.

3.1.2. Điều kiện kinh tế

Những năm gần đây, thị xã đã tập trung đầu tư rất nhiều cho các dự án chỉnh trang đô thị như làm lề đường, vỉa hè, trồng cây xanh công cộng, nâng cấp và mở rộng nhiều tuyến đường khiến bộ mặt đô thị trở nên khang trang hơn, đời sống người dân được ổn định hơn rất nhiều. Nhiều con đường được mở rộng, nhiều công trình lớn được tỉnh đầu tư đã và đang hoàn thành cho thấy sự phát triển nhanh chóng của thị xã Phú Thọ. Thị xã Phú Thọlà huyết mạch giao thông của đường Hồ Chí Minh và đường xuyên Á, là điểm dừng chân của trục hành lang kinh tế Hải Phòng – Hà Nội – Lào Cai – Côn Minh (Trung Quốc), đường trục chính nối trung tâm thị xã Phú Thọvới quốc lộ II... đã mở ra cho thị xã những thuận lợi để thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển.

Bảng 3.1. Danh sách các đơn vị hành chính của thị xã Phú Thọ STT Chỉ tiêu Diện tích

(ha)

Dân số trung bình (Người) Mật độ dân số (người/km2) Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Toàn thị xã 6.460,07 69.426 69.981 70.313 1.088 I Khu vực nội thị 2.356,73 39.457 39.795 39.899 1.693

1 Phường Âu Cơ 115,95 7.937 8.001 7.840 6.761

2 Phường Hùng Vương 82,03 5.813 5.809 5.897 7.188 3 Phường Phong Châu 74,42 4.002 4.055 4.011 5.389 4 Phường Trường Thịnh 377,21 6.489 6.613 6.822 1.808 5 Phường Thanh Vinh 423,14 3.282 3.247 3.266 2.145

6 Xã Thanh Minh 650,49 4.365 4.446 4.377 672 7 Xã Văn Lung 633,49 7.569 7.624 7.686 1.213 II Khu vực ngoại thị 4.103,34 29.969 30.186 30.414 741 8 Xã Hà Lộc 1.356,86 9.271 9.476 9.505 700 9 Xã Hà Thạch 1.089,23 10.341 10.338 10.440 958 10 Xã Phú Hộ 1.657,25 10.357 10.372 10.469 631 Nguồn: Phòng thống kê thị xã Phú Thọ(2016)

Hiện nay trên địa bàn thị xã có 5 phường (Âu Cơ, Phong Châu, Hùng Vương, Trường Thịnh, Thanh Vinh) và 5 xã (Văn Lung, Hà Lộc, Thanh Minh, Hà Thạch, Phú Hộ). Mỗi xã, phường có đặc điểm riêng.

Để thúc đẩy phát triển kinh tế, thị xã Phú Thọxác định lấy phát triển công nghiệp làm nền tảng để phát triển các ngành thương mại – dịch vụ và nông nghiệp cận đô thị. Bên cạnh đó, thị xã Phú Thọtập trung phát triển đầu tư các khu công nghiệp Phú Hà, khu đô thị Thanh Minh, phát triển một số ngành dịch vụ chất lượng cao như: tài chính ngân hàng, viễn thông, công nghệ thông tin, các trung tâm dịch vụ lớn...

Bảng 3.2. Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của thị xã Phú Thọ- tỉnh Phú Thọgiai đoạn năm 2014 – 2016

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh 2015/2014 2016/2015 1. GTSX CN-XD trên địa bàn thị xã tỷ đồng 510 575,5 590,1 112,84 102,54 2. Nông nghiệp – Thủy

sản tỷ đồng 104 112 119,7 107,69 106,86

3. Dịch vụ tỷ đồng 531 627 747,4 118,08 119,20

4. Thu ngân sách triệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã phú thọ tỉnh phú thọ (Trang 53)