Phần 4 Kết quả và thảo luận
4.3. Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu
4.3.2. Các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Hải Dương
(1) Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật
Hệ thống luật pháp chính sách còn nhiều quy định chưa đồng bộ, chồng chéo, thiếu nhất quán. Cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư còn nhiều điểm cần điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện. Vì vậy, Nhà nước và tỉnh cần hoàn thiện hệ thống luật pháp hoặc các chính sách liên quan đến đầu tư theo hướng nhất quán, công khai, minh bạch, có tính dự báo, tạo thuận lợi cho nhà đầu tư, doanh nghiệp có vốn FDI. Hệ thống chính sách pháp luật phải có tính cạnh tranh so với các nước trong khu vực, đặc biệt là các hệ thống văn bản pháp luật về chống chuyển giá.
- Biện pháp cụ thể: Tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý về đầu tư; Tập trung sửa đổi chính sách ưu đãi đầu tư; Điều chỉnh, bổ sung cơ chế chính sách nhằm khuyến khích nhà đầu tư tư nhân trong nước và nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng; Hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài vào công nghiệp hỗ trợ; Hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích thu hút các dự án công nghệ cao và phù hợp vào tỉnh Hải Dương; Hoàn thiện các quy định nhằm hướng dẫn và kiểm soát môi trường; Hoàn thiện quy định công tác quản lý lao động nước ngoài; Hoàn thiện quy định về đất đai, nhà ở.
(2) Tăng cường công tác rà soát quy hoạch
Tình trạng cấp GCNĐT không phù hợp quy hoạch còn diễn ra, quy hoạch chi tiết cho đầu tư nước ngoài theo từng ngành, lĩnh vực chưa thực sự phù hợp với định hướng phát triển của ngành, khu vực đó. Thực hiện tốt công tác quy
hoạch phát triển kinh tế; nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quy hoạch từ khâu lập, thẩm định, phê duyệt đến quản lý quy hoạch; hoàn thiện, nâng cao hiệu quả chế độ phân cấp quản lý đầu tư nước ngoài, bao gồm việc phân cấp GCNĐT theo nguyên tắc tuân thủ quy hoạch tổng thể phát triển vùng kinh tế-xã hội của tỉnh, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực…, quản lý hoạt động đầu tư và phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực (môi trường, đất đai, xây dựng, thương mại, giáo dục đào tạo, y tế) nhưng phải đảm bảo quản lý chặt chẽ, hiệu quả, gắn với việc thực hiện cơ chế kiểm tra, giám sát.
- Biện pháp cụ thể: Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của địa phương đã được Chính phủ phê duyệt, tỉnh Hải Dương cần lập quy hoạch chi tiết theo từng ngành, lĩnh vực, khu vực phù hợp với định hướng phát triển của ngành, khu vực đó. Trên cơ sở đó, tỉnh Hải Dương cần thực hiện công khai, minh bạch các quy hoạch đó đến tất cả các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư, doanh nghiệp có vốn FDI tiếp cận thông tin, nghiên cứu và triển khai dự án. Hơn nữa, công tác thu hút đầu tư có thành công hay không phần lớn phụ thuộc vào công tác quy hoạch trước quỹ đất, chuẩn bị sẵn quỹ đất để khi các nhà đầu tư có ý định đầu tư, hoặc đã vào đầu tư thì sẽ không gặp trục trặc hay khó khăn. Việc khó khăn trong khâu tìm kiếm quỹ đất sẽ khiến các nhà đầu tư nản lòng, từ đó rút các dự án hoặc chuyển đổi hướng đầu tư vào các tỉnh, thành phố khác. Tỉnh Hải Dương cần “chuẩn bị” thật hoàn chỉnh để có được kết quả khả quan hơn trong thu hút đầu tư trong tương lai.
(3) Nâng cao năng lực đội ngũ công chức thực thi công vụ
Bộ máy quản lý còn bộc lộ yếu kém về năng lực quản lý. Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý còn thiếu và hạn chế về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, chưa đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ hội nhập. Cán bộ tại các phòng chuyên môn của các cơ quan đăng ký đầu tư hoặc các sở, ngành chuyên môn quản lý hiện nay đa số còn trẻ, trình độ ngoại ngữ còn hạn chế, hoặc thuần tuý chỉ biết ngoại ngữ, thiếu kiến thức về kinh doanh, kinh nghiệm thương trường. Khi đối mặt với nhà kinh doanh nước ngoài từng trải, nhiều người trở nên lúng túng không phát huy được vai trò quyền lợi bảo vệ quyền lợi người lao động và đối tác Việt Nam, dẫn đến những sơ hở, thiệt thòi trong quá trình hợp tác đầu tư. Cán bộ quản lý, công nhân lao động làm việc tại các doanh nghiệp có vốn FDI ở tỉnh Hải Dương chất lượng còn thấp, chưa nắm bắt kịp thời những công nghệ tiên tiến hiện đại hoặc làm việc còn thiếu tác phong công nghiệp.
- Mục đích:
Đáp ứng đủ số lượng cho bộ máy quản lý, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, từng bước đáp ứng yêu cầu quản lý và hội nhập.
- Biện pháp cụ thể: Phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành như: Sở Lao động-Thương binh xã hội tỉnh hoặc các Trung tâm xúc tiến việc làm để ý kiến các nhà đầu tư, đánh giá đội ngũ cán bộ và thực lực đội ngũ lao động, nắm vững nhu cầu lao động của các doanh nghiệp khi đã cấp giấy phép để có kế hoạch cụ thể đào tạo đáp ứng nhu cầu cả về nhu cầu cả về số lượng lẫn chất lượng.
Củng cố, bổ sung đủ nhân lực cho bộ máy làm công tác xúc tiến đầu tư của tỉnh; có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho các bộ chuyên ngành trong công tác quản lý và cấp phép đầu tư.
Kết hợp chặt chẽ với các trường dạy nghề của Trung ương, địa phương, các ngành đóng trên địa bàn của tỉnh, tận dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện có của các trường để đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển công nghiệp của tỉnh cũng như cho các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng nhiều hình thức.
Cần mở nhiều khóa đào tạo lại đối với số cán bộ quản lý đang được cử tham gia vào các liên doanh và số cán bộ đang làm công tác quản lý liên quan FDI ở các sở, ngành chuyên môn.
(4) Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho công tác quản lý
Cơ sở vật chất cho công tác quản lý còn lạc hậu, nhìn chung hệ thống cơ sở hạ tầng ở tỉnh Hải Dương phát triển chậm, mới được chú trọng trong những năm gần đây nên còn nhiều yếu còn và chưa đồng bộ. Công tác đền bù, giải phóng mặt bằng cho triển khai các dự án còn nhiều bất cập vướng mắc.
Thực hiện tốt quá trình xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại đáp ứng nhu cầu thu hút đầu tư phát triển kinh tế.
Thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ thực hiện của các dự án.
- Biện pháp cụ thể:
* Thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng nhanh chóng
Hầu hết các địa phương hiện nay đều gặp phải khó khăn trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng để bàn giao cho các nhà đầu tư ngay khi các nhà đầu tư vào địa phương. Đây là khó khăn, thách thức lớn trong việc thu hút các nhà
đầu tư nước ngoài. Đối với nhà đầu tư khi không giải phóng được mặt bằng, dự án chậm triển khai, vốn đầu tư bị tồn đọng, cơ hội làm ăn của nhà đầu tư bị trôi qua. Về phía chính quyền địa phương sẽ dẫn đến nguy cơ không tận dụng nguồn vốn để đầu tư phát triển, giảm sức cạnh tranh của môi trường đầu tư tại tỉnh. Vì vậy, tỉnh Hải Dương cần chỉ đạo các cấp, các ngành phối hợp tốt công tác đến bù, giải phóng mặt bằng, nhanh chóng giao đất cho nhà đầu tư triển khai dự án.
+ Đẩy mạnh tuyên truyền rộng rãi cho người dân được biết các thông tin về quy hoạch, đặc biệt là quy hoạch sử dụng đất trên các phương tiện thông tin đại chúng. Chính quyền cần thực hiện tốt công tác dân vận thông qua việc đi sâu, đi sát và thường xuyên có những buổi họp dân để vận động, giải thích cho nhân dân hiểu. Nếu quy hoạch càng được công khai rộng rãi thì việc di dời, giải toả được sự đồng thuận và tránh được sự phản ứng thái quá của người dân.
+ Sở Tài chính tham mưu cho UBND tỉnh ban hành văn bản hướng dẫn các huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh thực hiện chính sách đền bù cụ thể cho người dân theo từng thời điểm. Căn cứ vào giá thị trường, áp dụng mức giá đền bù phù hợp đảm bảo hài hoà các lợi ích giữa nhà nước, chủ đầu tư và người dân.
+ Trung tâm Phát triển quỹ đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường cần nêu cao vai trò, trách nhiệm của mình, tích cực, năng động, sáng tạo và chủ động trong việc tạo quỹ đất “sạch” cho tỉnh theo quy định của pháp luật hiện hành. Khi thực hiện quy định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phải thực hiện đúng chính sách Nhà nước ban hành; khi thu hồi đất, phải đảm bảo ổn định đời sống cho người có đất bị thu hồi có biện pháp khắc phục ách tắc, kéo dài việc giải phóng mặt bằng.
+ Một số hộ dân chưa chịu di dời vì Nhà nước chưa hoàn thiện cơ sở hạ tầng trong khu tái định cư và đền bù chưa thoả đáng. Vì vậy, UBND tỉnh cần chú trọng triển khai thực hiện quy hoạch khu tái định cư cho các hộ dân thuộc vùng dự án trước khi thực hiện quy hoạch quỹ đất. Bên cạnh đó luôn xem xét giá đất đền bù phù hợp để người dân tránh gây phiền hà. Mặt khác, tiếp tục rà soát và đấu giá một số lô đất công, đặc biệt là những khu đất có vị trí sinh lời cao để tạo nguồn vốn cho xây dựng cơ bản, hỗ trợ chi phí đền bù giải toả.
+ Một số trường hợp hộ dân lấn chiếm đất, xây dựng trái phép, không chịu di dời hoặc không hợp tác. UBND tỉnh phải chỉ đạo sâu sát các cơ quan nhà nước thực hiện công tác kiểm kê, áp giá đền bù đúng quy định và kiên quyết có biện pháp xử lý nghiêm khắc, triệt để.
* Đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật theo hướng hiện đại
Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật không chỉ là điều kiện cần để tăng sức hấp dẫn của môi trường đầu tư mà đó còn là cơ hội của tỉnh tăng thu hút vốn nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng, cũng như có thể và có khả năng thu lợi đầy đủ hơn từ dòng vốn nước ngoài đã thu hút được. Tỉnh Hải Dương có lợi thế cơ bản là hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật phát triển tương đối đồng đều. Thời gian qua, cơ sở hạ tầng kỹ thuật đã được chính quyền tỉnh chú trọng đầu tư nhưng nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế ngày càng cao của các nhà đầu tư. Khó khăn lớn nhất đó chính là nguồn ngân sách tỉnh dành cho đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật khá lớn nhưng vẫn chưa xứng tầm. Vì vậy, yêu cầu đặt ra là ngoài nguồn vốn ngân sách, cần phải huy động các nguồn vốn khác để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật: vốn ODA, vốn vay thương mại, phát hành trái phiếu trong nước và quốc tế, khuyến khích vốn FDI đầu tư vào các dự án BOT, BT, BTO để phát triển hạ tầng theo quy hoạch thống nhất, đảm bảo tính liên tục, đồng bộ và hiện đại. Trong thời gian tới, tỉnh cần chú ý đến hướng phát triển sau:
- Củng cố, hoàn thiện và phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội trong sự gắn kết với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế vùng.
- Tăng cường công tác tuyên truyền cho Đảng bộ, nhân dân các cấp trong tỉnh nhận thức đầy đủ, đúng đắn về tầm quan trọng của việc xây dựng kết cấu hạ tầng, chỉnh trang đô thị, quyết tâm phấn đấu xây dựng kết cầu hạ tầng, tạo ra cơ chế thống nhất dưới sự lãnh đạo của tỉnh, sự quản lý điều hành của chính quyền và phát huy quyền làm chủ của nhân dân.Từ đó xây dựng cơ chế tạo vốn đầu tư để phát triển kết cấu hạ tầng.
- Khẩn trương xây dựng quy hoạch hoặc bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Hải Dương đến năm 2020 cho phù hợp với yêu cầu tình hình mới; Mở rộng hợp tác phát triển, thực hiện liên kết vùng với các địa phương trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng đồng bằng Sông Hồng định hướng đến năm 2020 nhằm phát huy lợi thế tối ưu hóa nguồn lực trong phát triển, tham gia sâu hơn vào “chuỗi sản xuất”, “chuỗi giá trị”.
(5) Giải pháp đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Hướng FDI vào các ngành sản xuất có giá trị gia tăng cao, các ngành công nghệ cao, ít tiêu tốn năng lượng, không làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần có định hướng về quy hoạch phát
triển theo lĩnh vực và theo nhóm ngành liên kết với khu vực FDI dựa trên thế mạnh và lợi thế so sánh của từng khu vực và từng địa phương để thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn FDI lâu dài. Sự liên kết giữa doanh nghiệp có vốn FDI và doanh nghiệp nội địa còn hạn chế, chưa tạo sự liên kết chuỗi cung ứng hàng hoá và ngành công nghiệp phụ trợ. Bởi hiện tại các doanh nghiệp có vốn FDI sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam phải nhập khẩu 70-80 % lượng sản phẩm phụ trợ. Vì vậy, tỉnh cần có chính sách thúc đẩy và tạo ra sự liên kết giữa khu vực FDI với các ngành sản xuất nội địa tại địa phương nhằm tạo ra chuỗi liên kết sản xuất và thúc đẩy sản xuất nội địa phát triển cũng như tạo ra các ngành phụ trợ để hạn chế nhập khẩu các thiết bị hay bộ phận mà Việt Nam có thể tự sản xuất được.
Giá nhân công rẻ, nguồn nhân lực dồi dào từng là một lợi thế so sánh của tỉnh Hải Dương trong quá trình xúc tiến, thu hút FDI, nhưng lợi thế này sẽ dần mất đi khi nền kinh tế phát triển. Trong quá trình thu hút, quản lý vốn FDI có thể khẳng định rằng, các doanh nghiệp có vốn FDI là một kênh đào tạo và phát triển nguồn nhân lực rất tốt. Tuy nhiên, tỉnh Hải Dương cần phải chủ động phát triển nguồn nhân lực theo hướng chuyên môn hoá, tập trung đào tạo nguồn nhân lực có kỹ thuật, tay nghề, trình độ quản lý tốt để chủ động hơn, sẵn sàng nắm bắt và tiếp nhận công nghệ ở trình độ cao. Việc chuyển giao công nghệ qua các doanh nghiệp có vốn FDI luôn đi kèm với đào tạo nhân lực quản lý, vận hành, nhờ đó góp phần hình thành một đội ngũ cán bộ, công nhân có trình độ kỹ thuật và tay nghề cao. Trong quá trình quản lý doanh nghiệp có vốn FDI, ở một số khâu, công đoạn sản xuất trong dây chuyền lao động sau khi được tuyển dụng vào làm việc được các doanh nghiệp có vốn FDI đưa đi bồi dưỡng kỹ thuật và tay nghề tại các công ty mẹ ở nước ngoài. Đến nay, hầu hết các công nghệ tiên tiến và đội ngũ công nhân kỹ thuật cao đều tập trung chủ yếu trong các doanh nghiệp có FDI.
Việc quản lý doanh nghiệp có vốn FDI cho thấy một số doanh nghiệp có dự án có chất thải gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, gây bức xức trong dư luận, nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển kinh tế bền vững. Do vậy cần phải nghiên cứu, đánh giá về các dự án có thể gây hậu quả về môi trường trước khi quyết định cấp GCNĐT, đảm bảo cho tăng trưởng kinh tế bền vững. Các doanh nghiệp FDI đã triệt để áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật từ khâu sản xuất đến khâu kiểm tra chất lượng sản phẩm, xử lý phế thải thông qua việc áp