Cơ sơ thực tiễn liên quan đến quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh hải dương (Trang 34)

VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 2.2.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới

Nguồn vốn FDI có vai trò then chốt để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở mỗi quốc gia, đặc biệt là đối với quốc gia đang phát triển. Việc nghiên cứu thu hút vốn FDI nếu chỉ dựa trên chính sách ưu đãi đầu tư sẽ không đầy đủ nếu không xem xét đến việc quản lý nguồn vốn FDI, doanh nghiệp có vốn FDI của quốc gia phát triển nhằm rút ra kinh nghiệm, đưa ra chính sách phù hợp hơn, nâng cao lợi thế cạnh tranh trong thu hút FDI và quản lý hiệu quả chúng. Một số quốc gia khu vực Châu Á có điểm tương đồng với Việt Nam đã thành công trong việc thu hút vốn FDI, khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn lực này như:

a) Singapore

Singapore có diện tích 647,8 km2, dân số 4,02 triệu người (năm 2000), không có nhiều thế mạnh về tài nguyên, con người…như các nước trong ASEAN song là quốc gia có nền kinh tế phát triển với mức thu nhập bình quân đầu người, trình độ dân trí hàng đầu trên thế giới. Có được điều này, Singapore nhờ vào nguồn vốn FDI quy mô lớn, liên tục chảy vào quốc đảo. Tận dụng ưu thế sẵn có, Singapore có chiến lược trở thành một cảng quan trọng, nơi trung chuyển hàng hoá từ Tây sang Đông, là trung tâm sơ chế sản phẩm trước khi xuất khẩu. Nguồn vốn FDI vào Singapore năm 2009 là 24.006,1 triệu USD, năm 2011 tăng lên là 63.997,2 triệu USD, năm 2012 là 56.700 triệu USD là nước khá cao, đứng đầu trong ASEAN. Thành công này do Singapore đã thực thi các chính sách sau:

- Hoạch định chiến lược thu hút nguồn vốn FDI vào các ngành thích hợp, phù hợp điều kiện ở mỗi thời kỳ. Singapore ban hành chính sách, tạo ra môi trường thuận lợi, hấp dẫn, kích thích nhà tư bản nước ngoài bỏ vốn vào đầu tư trực tiếp. Ở thời kỳ đầu, Singapore chủ trương thu hút FDI vào ngành tạo ra sản phẩm xuất khẩu như: dệt may, lắp ráp thiết bị điện, phương tiện giao thông… Sau đó, Singapore chuyển hướng thu hút và sử dụng nguồn vốn đầu tư tập trung vào ngành như: sản xuất máy vi tính, điện tử, hàng bán dân dụng, công nghệ lọc hóa dầu và kỹ thuật khai thác mỏ… Hiện nay, Singapore có chiến lược thu hút nguồn vốn FDI vào lĩnh vực ưu tiên là: ngành sản xuất mới, xây dựng và xuất khẩu, hướng tới một hệ thống các ngành dịch vụ thúc đẩy đầu tư quốc tế.

- Xây dựng, ban hành hệ thống pháp luật nghiêm minh, công bằng, hiệu quả. Singapore ban hành chính sách: Quy chế "Những công nghiệp tiên phong"

dành cho những xí nghiệp hoạt động trong các khu vực mũi nhọn, được miễn thuế từ 5-10 năm, chủ yếu là lĩnh vực luyện kim, chế tạo máy, hàng không vũ trụ, đóng tàu, thiết bị vận tải, thiết bị quang học, điện-điện tử; Không quản lý ngoại hối mà để hoạt động tự do theo cơ chế thị trường; Mở cửa hầu hết các lĩnh vực kinh tế trừ lĩnh vực liên quan đến an ninh quốc phòng; Nhà đầu tư có thể huy động vốn bằng cổ phiếu, trái phiếu, vay tổ chức tài chính trong nước và nước ngoài; Kinh doanh có lợi nhuận, nhà đầu tư được tự do chuyển lợi nhuận về nước; Nhà đầu tư có quyền cư trú nhập cảnh (đặc quyền về nhập cảnh, nhập quốc tịch); Nhà đầu tư có số vốn ký thác từ 250.000 đô la Singapore trở lên, có dự án đầu tư thì giai đình họ hưởng quyền công dân Singapore.

- Xây dựng môi trường kinh doanh ổn định. Singapore công khai khẳng định không quốc hữu hóa các doanh nghiệp nước ngoài; Chú trọng đầu tư, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh phục vụ cho sản xuất; Công tác quản lý nhà nước được Singapore chỉ đạo, giải quyết kịp thời theo đúng pháp luật, tạo thuận lợi nhất cho nhà đầu, doanh nghiệp có vốn FDI, thúc đẩy sản xuất kinh doanh tại quốc gia mình; Thủ tục cấp giấy phép đầu tư được thực hiện theo chế độ “Một cửa” nhanh gọn cho nhà đầu tư, có dự án xin cấp giấy phép rồi đi vào hoạt động chỉ trong vòng vài tháng, có dự án trong vòng 49 ngày đã có thể đi vào sản xuất. Hiện tượng này được gọi là “Kỳ tích 49 ngày” Singapore.

- Cải cách thể chế nền hành chính, nâng cao chất lượng cán bộ công chức trong cơ quan nhà nước gắn quyền lợi, trách nhiệm trong thực thi công vụ. Pháp luật được thực hiện nghiêm minh, hiệu quả, nhất là tệ nạn tham nhũng được xét

xử rất nghiêm. Các doanh nghiệp được đối xử như nhau, mọi người đều làm việc tuân thủ theo pháp luật. Singapore trả lương cao cho đội ngũ cán bộ công chức và trích lại một phần lương hàng tháng “quỹ dưỡng liêm cho quan chức”, là một khoản tiết kiệm khi về hưu. Nếu quá trình công tác mà phạm tội tham ô thì sẽ cắt khoản tích lũy này và còn chịu phạt tù (Nguyễn Ngọc Mai, 2013).

b) Thái Lan

Thái Lan xác định nguồn vốn FDI là nhân tố kích thích quan trọng của nền kinh tế. Thái Lan khuyến khích nhà đầu tư hợp tác với cơ quan nhà nước trong khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường. Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, xuất khẩu sản phẩm, sử dụng nguyên liệu thô hoặc thay thế hàng nhập khẩu được nhà nước ưu tiên. Thái Lan được đánh giá có thị trường thu hút đầu tư khá cạnh tranh, hấp dẫn trong khu vực Châu Á. Các quốc gia, lãnh thổ đầu tư vào Thái Lan thì Nhật Bản có lượng vốn đầu tư lớn nhất với khoảng 7.000 doanh nghiệp, Hàn Quốc và Trung Quốc ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn FDI vào Thái Lan. Lượng vốn FDI từ các nhà đầu tư của Singapore chiếm khoảng 80-90% tổng số vốn đầu tư các nước ASEAN vào Thái Lan. Để đạt được kết quả như vậy, Thái lan đã có chính sách, giải pháp sau:

- Thành lập Ủy ban đầu tư Thái Lan chuyên trách đầu tư xem xét ưu đãi cho từng dự án, phân loại dự án theo tác động của nó đến nền kinh tế cả nước.

- Hoạch định chiến lược thu hút nguồn vốn FDI tập trung ưu tiên vào lĩnh vực như: nông nghiệp, chế biến và phân phối hàng nông sản, khai khoáng, công nghiệp nhẹ, chế tạo máy và thiết bị vận tải, thiết bị điện và điện tử, hóa chất, dịch vụ và cơ sở hạ tầng… Áp dụng thống nhất loại hình doanh nghiệp đầu tư nước ngoài như: doanh nghiệp tư nhân đơn nhất, công ty hợp danh và công ty trách nhiệm hữu hạn tư nhân, trong đó hình thức phổ biến nhất đối với đầu tư nước ngoài là công ty trách nhiệm hữu hạn tư nhân.

- Ban hành chính sách về đầu tư áp dụng đối với các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư tại Thái Lan như: miễn, giảm thuế nhập khẩu máy móc thiết bị; giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu; miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp; giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp; khấu trừ hai lần chi phí vận chuyển, điện, nước; bổ sung 25% khấu trừ chi phí xây dựng và lắp đặt cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp; miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu, nhiên liệu thiết yếu sử dụng để sản xuất hàng xuất khẩu. Chính sách khuyến khích khác như: cho phép công dân

nước ngoài vào Thái Lan để nghiên cứu cơ hội đầu tư; cho những lao động kỹ năng cao, chuyên gia để thực hiện việc xúc tiến đầu tư; được sở hữu đất đai; được mang lợi nhuận ra nước ngoài bằng ngoại tệ (Võ Quốc Huy, 2015).

2.2.2. Các văn bản, chính sách liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam Việt Nam

Để quản lý hiệu quả hoạt động các dự án, doanh nghiệp có vốn FDI, Nhà nước Việt Nam ban hành các Luật, nghị định, thông tư và các chính sách liên quan đến đầu tư FDI tại Việt Nam như sau:

a) Quốc hội ban hành các văn bản pháp lý

- Luật Doanh nghiệp năm 2005; Luật Doanh nghiệp sửa đổi năm 2014. - Luật Đầu tư năm 2005; Luật Đầu tư sửa đổi năm 2014.

b) Chính phủ ban hành nghị định, nghị quyết, quyết định, chỉ thị

- Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 quy định về đăng ký kinh doanh; Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư; Nghị định số 101/2006/NĐ-CP ngày 21/9/2006 quy định về việc đăng ký lại, chuyển đổi và đăng ký đổi giấy chứng nhận đầu tư của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư; Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.

- Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế; Nghị định số 164/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 29/2008/NĐ-CP; Nghị định số 114/2015/NĐ-CP ngày 09/11/2015 sửa đổi, bổ sung Điều 21 của Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008.

- Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 về đăng ký doanh nghiệp; Nghị định số 102/2010/NĐ-CP ngày 01/10/2010 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp; Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 về đăng ký doanh nghiệp.

- Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 29/8/2013 về định hướng nâng cao hiệu quả thu hút, sử dụng và quản lý vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

- Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg ngày 19/8/2009 ban hành quy chế quản lý cụm công nghiệp.

- Chỉ thị số 1617/CT-TTg ngày 19/9/2011 về việc tăng cường thực hiện và chấn chỉnh công tác quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới.

c) Các Bộ, ngành ban hành quyết định, thông tư, văn bản

- Quyết định số 1088/2006/QĐ-BKHĐT ngày 19/10/2006 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành mẫu văn bản thực hiện thủ tục đầu tư tại Việt Nam.

- Quyết định số 281/2007/QĐ-BKH ngày 26/3/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành định mức chi phí cho lập, thẩm định quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch các sản phẩm chủ yếu.

- Thông tư số 14/2010/TT-BKH ngày 04/6/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn một số nội dung về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp; Thông tư số số 20/2015/TT-BKHĐT ngày 01/12/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp.

- Công văn số 2879/BKH-ĐTNN ngày 04/5/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc tăng cường giám sát, kiểm tra đối với các dự án đầu tư nước ngoài.

2.2.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam

a) Tỉnh Bắc Ninh

Tỉnh Bắc Ninh có vị trí địa lý, hạ tầng kinh tế-xã hội tương đối thuận lợi, cùng với sự chủ động với xu hướng hội nhập kinh tế nên sau hơn 15 năm tái lập đã có bước chuyển biến theo hướng CNH, HĐH. Tính hết năm 2015, tỉnh Bắc Ninh đã thu hút được 716 dự án, doanh nghiệp có vốn FDI với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 11,4 tỷ USD, trở thành một trong những tỉnh dẫn đầu Đồng bằng Sông Hồng về hấp dẫn FDI. Tỉnh Bắc Ninh không chỉ thu hút được số lượng vốn FDI lớn, các dự án FDI còn được đánh giá cao về chất lượng bởi sự xuất hiện của tập đoàn lớn, thương hiệu toàn cầu như: Canon (Nhật Bản), Sam sung (Hàn Quốc), Nokia (Phần Lan), Pepsico (Hoa Kỳ)… Các dự án, doanh nghiệp có vốn FDI tập trung vào lĩnh vực: công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 67% số dự án và số vốn đầu tư; xây dựng, kinh doanh bất động sản chiếm 14% số dự án và số vốn đầu tư; thương mại, dịch vụ còn rất hạn chế (Nguyễn Hòa, 2015).

Doanh nghiệp có vốn FDI ở tỉnh Bắc Ninh chính là động lực duy trì, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tỉnh Bắc Ninh: Năm 2005, tăng trưởng kinh tế là 14%,

trong đó khu vực FDI chiếm 5,9%; Năm 2010, tăng trưởng kinh tế là 21%, trong đó khu vực FDI chiếm 30%; Năm 2013, tăng trưởng kinh tế là 38,7%, trong đó khu vực FDI chiếm 64,3%; Năm 2014 là năm rất khó khăn nhưng tăng trưởng kinh tế được giữ vững và tăng nhẹ 0,2% so với năm 2013. Là nhân tố quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Bắc Ninh sang công nghiệp, phát triển kinh tế theo CNH-HĐH. Năm 1997, cơ cấu kinh tế mang nặng đặc thù về nông nghiệp, tỷ lệ cơ cấu kinh tế theo ngành nông lâm nghiệp, thủy sản là 44,9%, công nghiệp, xây dựng là 23,7%, dịch vụ là 31,18%; Năm 2005 tỷ lệ tương ứng là (26,2%-459%-27,8%); Năm 2010 tỷ lệ tương ứng là (10,6%-68,4%-21%); Năm 2014 tỷ lệ tương ứng là (5,4%-76%-18,6%). Kim ngạch xuất khẩu chủ yếu do khu vực FDI đóng góp, đưa Bắc Ninh trở thành tỉnh có giá trị xuất siêu lớn nhất cả nước: Năm 2005 đạt 36,7 triệu USD (chiếm 38,3 tổng kim ngạch trên địa bàn); Năm 2010 đạt 2.442 triệu USD (chiếm 97%); Năm 2014 đạt 23.047 triệu USD (chiếm 99,4%). Nộp ngân sách của khu vực FDI ngày càng tăng: Năm 2005 đóng góp cho ngân sách 81,22 tỷ đồng; Năm 2010 là 519,1 tỷ đồng; Năm 2014 khoảng 4.609 tỷ đồng. Khu vực FDI đã thu hút, tạo việc làm ổn định, cải thiện đời sống cho người lao động: Năm 2010 thu hút khoảng 41.674 người, với mức thu nhập bình quân 32,68 triệu đồng/người/năm; Năm 2013 là 121.243 người, với mức thu nhập bình quân 78,91 triệu đồng/người/năm (Lê Minh Thẩm, 2015).

Những kết quả mà tỉnh Bắc Ninh đạt được trước hết là nhờ sự đồng thuận cao của chính quyền, nhân dân trong toàn tỉnh. Việc tập trung chỉ đạo giải quyết vướng mắc, tạo môi trường đầu tư hấp dẫn cho doanh nghiệp có vốn FDI, nâng cao lợi thế cạnh tranh của tỉnh về thu hút vốn FDI đã có tác động lan tỏa, tích cực đối với sự phát triển kinh tế-xã hội. Thành công tỉnh Bắc Ninh đạt được trong thu hút vốn FDI và quản lý hoạt động của doanh nghiệp có vốn FDI bởi yếu tố sau:

- Thành lập các tổ chức có chức năng thuộc tỉnh để hỗ trợ cho nhà đầu tư, doanh nghiệp có vốn FDI trong việc triển khai dự án như: Trung tâm thông tin tư vấn và xúc tiến đầu tư, Trung tâm xúc tiến việc làm… Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho nhà đầu tư, doanh nghiệp có vốn FDI, tỉnh Bắc Ninh ban hành chính sách, văn bản quy phạm pháp luật như: Quy định về trình tự, thủ tục đầu tư xây dựng của doanh nghiệp ngoài KCN tại tỉnh Bắc Ninh; Quy định ký quỹ đảm bảo thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất trên địa bàn tỉnh; Quy định hỗ trợ đào tạo nghề trong các doanh nghiệp và xuất khẩu lao động tỉnh Bắc Ninh; Chính sách ưu tiên thu hút các dự

án có công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên, đất đai. Nhiều chính sách, cơ chế hỗ trợ nhà đầu tư với phương châm thực hiện không “xé rào” hoặc cạnh tranh thiếu lành mạnh, tỉnh Bắc Ninh tập trung xây dựng, cải thiện môi trường của tỉnh, hỗ trợ các doanh nghiệp như: Hỗ trợ về kết cấu hạ tầng trong và ngoài hàng rào KCN đối với doanh nghiệp có số thu hằng năm trên 80 tỷ đồng giai đoạn 2003-2015; Hỗ trợ nghiên cứu, chuyển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh hải dương (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)