Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh hải dương (Trang 52)

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

a) Thu thập số liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp phục vụ cho đề tài nghiên cứu bao gồm: Các bài báo, bài viết có liên quan đến nội dung đề tài nghiên cứu của các tác giả, tạp chí chuyên ngành được đăng trên báo, Internet…; Niên giám thống kê và các báo cáo hằng năm về tình hình thu hút và kết quả đầu tư nước ngoài của các cơ quan: Cục thống kê tỉnh, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, UBND tỉnh và một số cơ quan có liên quan. Trên cơ sở số liệu thứ cấp thu

thập được, nghiên cứu sẽ tập trung phân tích, đánh giá thực trạng QLNN đối với doanh nghiệp FDI ở tỉnh Hải Dương và chỉ ra những thuận lợi, hạn chế, tồn tại để đưa ra các giải pháp khắc phục trong thời gian tới.

Nguồn cung cấp: Tại các phòng, ban thuộc cơ quan: Cục thống kê tỉnh, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, UBND tỉnh và một số cơ quan có liên quan

b) Thu thập số liệu sơ cấp

Thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua các hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp các đối tượng liên quan (cán bộ quản lý nhà nước, các doanh nghiệp) bằng một số phương pháp như: Phỏng vấn, lấy phiếu điều tra theo bảng câu hỏi đã được chuẩn bị sẵn; Phỏng vấn sâu; và Thảo luận nhóm. Thông qua nội dung dữ liệu sơ cấp thu thập được để hoàn thiện nội dung đề tài nghiên cứu cũng như kiểm chứng kết quả nghiên cứu.

Trong nghiên cứu này có một số nội dung chuyên sâu cần thực hiện ở các doanh nghiệp có vốn FDI, cụ thể như sau:

- Số lượng: 50 doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn tỉnh Hải Dương. - Cơ sở lựa chọn: Lựa chọn doanh nghiệp có vốn FDI theo tiêu chí hình thức đầu tư, loại hình doanh nghiệp, ngành nghề sản xuất kinh doanh…

- Phương pháp lựa chọn: Chọn ngẫu nhiên doanh nghiệp có vốn FDI sẽ tiến hành khảo sát từ trong danh sách doanh nghiệp FDI đang đầu tư, sản xuất kinh doanh ở tỉnh Hải Dương do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh cung cấp.

Bảng 3.1. Số lượng mẫu điều tra các doanh nghiệp FDI

ĐVT: Doanh nghiệp Diễn giải Tổng số Chia ra DN 100% vốn FDI DN liên doanh

Số doanh nghiệp điều tra 50 46 7

- Thuê cơ sở hạ tầng 4 4 0

- Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp 45 38 7

Ngoài ra, các số liệu sơ cấp còn được thu thập thông qua phỏng vấn sâu 20 cán bộ quản lý ở các cơ quan QLNN đối với doanh nghiệp FDI gồm Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh và các cơ quan, doanh nghiệp có vốn FDI có liên quan.

3.2.2. Phương pháp xử lý, tổng hợp số liệu

- Các dữ liệu sau khi được thu thập được kiểm tra lại, nếu phát hiện sai sót tác giả sẽ loại bỏ phiếu điều tra không bảo đảm chất lượng và thực hành hiệu chỉnh về mã hóa, nhập vào máy tính điện tử với sự trợ giúp phần mềm Excel.

- Dữ liệu sau khi thu thập được sắp xếp đảm bảo tính khoa học, theo một trình tự nhất định sau đó được xử lý bằng phương pháp phân tổ theo tiêu thức nghiên cứu: Hình thức đầu tư, loại hình doanh nghiệp, ngành nghề sản xuất kinh doanh… với sự trợ giúp của máy tính và phần mềm Excel.

- Thông tin trình bày ở bảng số liệu, đồ thị, sơ đồ, hộp ý kiến, tranh ảnh.

3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu

a) Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp này sử dụng các chỉ tiêu phản ánh số tuyệt đối (số lượng, tổng số, khối lượng…), tương đối (cơ cấu, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch…) và số bình quân tác giả phân tích mức độ đầu tư, mức độ thực hiện các nội dung QLNN đối với các doanh nghiệp có vốn FDI ở tỉnh Hải Dương.

b) Phương pháp so sánh

Phương pháp này sử dụng để phân tích, so sánh giữa các nhóm doanh nghiệp FDI theo loại hình kinh doanh, theo quy mô và so sánh giữa thực hiện với kế hoạch, so sánh theo thời gian để đánh giá thực trạng QLNN đối với các nhóm doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Trên cơ sở đó tìm ra các yếu tố ảnh hưởng và đề xuất các giải pháp tăng cường QLNN đối với các doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn trong thời gian tới.

c) Phương pháp phân tích SWOT

Phương pháp phân tích SWOT được sử dụng trên cơ sở xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong QLNN đối với các doanh nghiệp có vốn FDI, tác giả tiến hành phân tích, kết hợp điểm mạnh, cơ hội và thách thức để tìm ra các giải pháp phù hợp. Nội dung phương pháp này được thể hiện qua sơ đồ sau:

Bảng 3.2. Ma trận phân tích SWOT

SWOT S (Điểm mạnh nhất) W (Điểm yếu nhất)

O (Cơ hội

lớn nhất)

SO

(Kết hợp điểm mạnh với cơ hội)

WO

(Kết hợp điểm yêu với cơ hội) Nhằm tìm giải pháp phát huy điểm

mạnh, tận dụng cơ hội

Nhằm tìm giải pháp tận dụng cơ hội để khắc phục điểm yếu

T (Thách thức lớn nhất) ST (Kết hợp điểm mạnh với thách thức) WT

(Kết hợp điểm yếu với thách thức) Nhằm tìm cơ hội phát huy điểm

mạnh vượt qua thách thức

Nhằm tìm giải pháp khắc phục điểm yếu để vượt qua thách thức

3.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

a) Nhóm chỉ tiêu thể hiện thực trạng các doanh nghiệp có vốn FDI:

- Số lượng và cơ cấu doanh nghiệp.

- Lao động, vốn bình quân của một doanh nghiệp. - Ngành nghề doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. - Thời gian hoạt động của các doanh nghiệp. - Số lượng dự án đầu tư, vốn đầu tư của dự án.

b) Nhóm chỉ tiêu thể hiện thực trạng QLNN doanh nghiệp có vốn FDI:

- Số lượng các văn bản pháp luật đã ban hành.

- Số lượng cán bộ tham gia trực tiếp Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh và một số cán bộ ở các sở, ngành của tỉnh có liên quan.

- Số lượng hợp đồng ký kết.

- Số lượng hồ sơ kiểm tra, thanh tra.

b) Nhóm chỉ tiêu thể hiện kết quả QLNN doanh nghiệp có vốn FDI:

- Số lượng các văn bản pháp luật đã thực thi.

- Số lượng các dự án được thanh tra, kiểm tra, giám sát. - Số lượng các dự án đã triển khai.

- Số lượng các dự án triển khai đúng tiến độ.

- Số lượng các doanh nghiệp chấp hành tốt quy định của Nhà nước. - Số tiền doanh nghiệp có nghĩa vụ đóng góp cho ngân sách nhà nước. - Số lượng các doanh nghiệp vi phạm quy định pháp luật.

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở TỈNH HẢI DƯƠNG CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở TỈNH HẢI DƯƠNG 4.1.1. Tổng quan về doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Hải Dương

4.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Năm 1997, sau khi được tái lập tỉnh, tỉnh Hải Dương đã có định hướng, chủ trương phát triển công nghiệp nhằm đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương. Một trong những định hướng, chủ trương của tỉnh Hải Dương đã thực hiện, đó là phát huy nguồn lực trong nước, đồng thời có chính sách thu hút, huy động nguồn vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện mục tiêu, kế hoạch đề ra. Sau khi Luật đầu tư nước ngoài, các văn bản hướng dẫn dưới luật được ban hành, đã tạo môi trường pháp luật thống nhất, minh bạch, rõ ràng, góp phần thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài và khơi dậy tiềm năng của các thành phần kinh tế tham gia vào quá trình đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần thực hiện chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của cả nước nói chung và của tỉnh Hải Dương nói riêng. Trong giai đoạn vừa qua, Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh đã quan tâm, chỉ đạo sâu sát các cơ quan chuyên môn của tỉnh và đã ban hành chủ trương, nghị quyết cùng chính sách khuyến khích, xúc tiến và kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào đầu tư, sản xuất kinh doanh tại địa phương. Các thủ tục ban đầu về đầu tư được tỉnh chỉ đạo, giải quyết theo cơ chế “một cửa hoặc một cửa liên thông” đã là một giải pháp cơ bản, tạo động lực mạnh mẽ trong công tác thu hút đầu tư nước ngoài vào tỉnh Hải Dương để đầu tư, sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, tỉnh đã chú trọng đến công tác quy hoạch nhằm đảm bảo tính đồng bộ trong phát triển kinh tế-xã hội và sự hình thành, phát triển nhanh các KCN, CCN là cơ sở quan trọng trong công tác kêu gọi đầu tư nước ngoài vào tỉnh.

4.1.1.2. Số lượng các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài và quy mô

Trên địa bàn tỉnh Hải Dương tính đến hết tháng 12/2015 đã có 310 doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài, trong đó: Hàn Quốc có 76 doanh nghiệp FDI, Nhật Bản có 64 doanh nghiệp FDI, Đài Loan có 47 doanh nghiệp FDI, Hồng Kông có 27 doanh nghiệp FDI, Trung Quốc có 26 doanh nghiệp FDI, British

Virgin có 11 doanh nghiệp FDI, Samoa có 11 doanh nghiệp FDI, Malaysia có 06 doanh nghiệp FDI, Brunei có 6 doanh nghiệp FDI và 36 doanh nghiệp có vốn FDI thuộc các quốc gia khác.

Số dự án năm 2013 là 20 dự án, đạt tỷ lệ 100% so với năm 2012. Số dự án năm 2014 là 36 dự án là năm số dự án nhiều nhất, đạt tỷ lệ 180% so với năm 2013 và đạt tỷ lệ 11,6% so với tổng số dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh. Số dự án năm 2015 là 25 dự án, đạt tỷ lệ 69% so với năm 2014 và đạt tỷ lệ 8% so với tổng số dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh. Tổng số vốn đầu tư của doanh nghiệp có vốn FDI là 6.787 triệu USD, trong đó năm 2014 đạt số vốn đầu tư cao nhất là 558,60 triệu USD, tăng gấp 3,2 lần so với năm 2013, chiếm 8,2% so với tổng số vốn đầu tư. Vốn đầu tư năm 2015 của các doanh nghiệp là 418,2 triệu USD, đạt 75% so với năm 2014 và chiếm 6,2% so với tổng số vốn đầu tư.

Bảng 4.1. Số lượng doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn tỉnh Hải Dương

Năm Số dự án/ doanh nghiệp Vốn đầu tư (Triệu USD) Vốn điều lệ (Triệu USD) Đến năm 2011 209 5.494,29 1.608,27 2012 20 143,31 50,10 2013 20 172,60 51,23 2014 36 558,60 167,58 2015 25 418,20 133,82 Tổng cộng 310 6.787,00 2.011,00

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương Trong quá trình thu hút đầu tư nước ngoài, tỉnh Hải Dương có một số dự án, doanh nghiệp FDI có quy mô vốn lớn từ 50 triệu USD trở lên: Công ty TNHH Điện tử Jaks Hải Dương (Malaysia) có vốn đầu tư là 2.258 triệu USD; Công ty TNHH Toyo Denso (Nhật Bản) có vốn đầu tư là 57 triệu USD, Công ty TNHH Sumidenso (Nhật Bản) có vốn đầu tư là 66,6 triệu USD, Công ty TNHH Kefico (Hàn Quốc) có vốn đầu tư là 130 triệu USD, Công ty TNHH Công nghiệp Brother (Nhật Bản) có vốn đầu tư là 100 triệu USD, Công ty TNHH May Tinh Lợi (Hồng Kông) có vốn đầu tư là 120 triệu USD, Công ty TNHH Pacific Crystal (Hồng Kông) có vốn đầu tư là 425 triệu USD, Công ty TNHH Regina Miracle International Hải Dương (Hồng Kông) có vốn đầu tư là 88 triệu USD… Tuy nhiên có thể đánh giá các doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn tỉnh về quy mô nhìn chung còn nhỏ, hiệu quả hoạt động chưa cao.

4.1.1.3. Ngành nghề kinh doanh

Các dự án, doanh nghiệp có vốn FDI đầu tư tại tỉnh Hải Dương tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư FDI tại tỉnh chủ yếu vào sản xuất công nghiệp với 287/310 dự án với tổng số vốn đầu tư là 5.695 triệu USD, chiếm 92,6% tổng số vốn FDI trên địa bàn tỉnh. Trong ngành công nghiệp FDI khá đa dạng có cả công nghiệp năng, công nghiệp nhẹ, công nghiệp điện tử... Xuất hiện một số doanh nghiệp FDI đầu tư dự án công nghệ cao như: Công ty TNHH Kefico sản xuất các phụ tùng và bộ phận phụ trợ cho xe có động cơ và động cơ xe ô tô Huyndai; Công ty TNHH Công nghiệp Brother sản xuất các loại máy in, máy fax và các linh kiện thiết bị điện, điện tử. Hiện nay trên địa bàn tỉnh, những ngành công nghiệp mõi nhọn như: Tin học, cơ khí chính xác, vật liệu mới... chưa thấy các doanh nghiệp có vốn FDI quan tâm và tham gia đầu tư. Sản phẩm chủ yếu của các doanh nghiệp có vốn FDI là: Sản xuất linh kiện điện tử, linh kiện điện thoại di động, sản xuất và gia công các loại khuôn và đinh ốc các loại, sản xuất và gia công các mặt hàng may mặc và nguyên phụ liệu may mặc xuất khẩu... và các sản phẩm từ nhựa.

4.1.1.4. Cơ cấu doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

- Theo hình thức đầu tư: Doanh nghiệp có vốn FDI ở hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài là nhiều nhất với 280 doanh nghiệp, chiếm 90,3% tổng số dự án đầu tư và chiếm 88,3% tổng số vốn đầu tư.

- Theo ngành nghề đầu tư: Các doanh nghiệp có vốn FDI ở lĩnh vực dịch vụ còn thấp với 20 doanh nghiệp, chiếm 6,5%; doanh nghiệp có vốn FDI ở ngành nghề công nghiệp với 287 doanh nghiệp, chiếm đạt 92,6% và chiếm 83,9% tổng số vốn đầu.

- Theo mức độ đầu tư: Các doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn tỉnh có 06 mức độ quy mô vốn đầu tư. Quy mô nguồn vốn đầu tư nhỏ dưới 1 triệu USD: Có 54 doanh nghiệp, chiếm 17,4% trên tổng số doanh nghiệp có vốn FDI; Quy mô nguồn vốn đầu tư từ 1 triệu USD đến 5 triệu USD: Có 103 doanh nghiệp, chiếm 33,2% trên tổng số doanh nghiệp có vốn FDI; Quy mô nguồn vốn đầu tư từ khoảng 5 triệu USD đến 10 triệu USD: Có 52 doanh nghiệp, chiếm 16,8% trên tổng số doanh nghiệp có vốn FDI; Quy mô nguồn vốn đầu tư từ 10 triệu USD đến 50 triệu USD: Có 77 doanh nghiệp, chiếm 24,9% trên tổng số doanh nghiệp có vốn FDI; Quy mô nguồn vốn đầu tư từ 50 triệu USD đến 100 triệu USD: Có

14 doanh nghiệp, chiếm 4,5% trên tổng số doanh nghiệp có vốn FDI và chiếm tỷ trọng 15,6% trên tổng nguồn vốn FDI; Quy mô nguồn vốn đầu tư từ 100 triệu USD trở lên: Có 10 doanh nghiệp, chiếm 3,2% trên tổng số doanh nghiệp có vốn FDI, nhưng chiếm 57,2% trên tổng số vốn FDI đầu tư trên địa bàn tỉnh.

Các doanh nghiệp có vốn FDI có mức vốn đầu tư nhỏ, quy mô dự án còn thấp, sức cạnh tranh chưa cao, đóng góp cho ngân sách còn khiêm tốn. Một số doanh nghiệp có vốn FDI hoạt động chưa hiệu quả hoặc hiệu quả thấp. Trong giai đoạn 2010-2015, tỉnh Hải Dương có thu hút được một số dự án có vốn FDI trên 50 triệu USD, đây là bước đổi mới mang chiều hướng tích cực cho tỉnh.

Bảng 4.2. Phân loại doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn tỉnh Hải Dương

Diễn giải

Doanh nghiệp Vốn (Triệu USD) Số lượng (Dự án) Tỷ lệ (%) Vốn đầu Vốn điều lệ 1) Theo hình thức đầu tư 310 100 6.787,00 2.011,00

-100% vốn đầu tư nước ngoài 280 90,3 5.992,57 1.783,42 - Doanh nghiệp liên doanh 30 9,7 794,43 227,58

2) Theo ngành nghề 310 100 6.787,00 2.011,00

- Công nghiệp 287 92,6 5.695,03 1.895,29

- Dịch vụ 20 6,5 323,35 67,97

- Kinh doanh phát triển CSHT KCN 3 0,9 168,62 47,74

3) Mức vốn đầu tư 310 100 6.787,00 2.011,00

- Nhỏ hơn 1 triệu USD 54 17,4 28,80 14,32 - Từ >=1 - <5 triệu USD 103 33,2 242,97 116,07 - Từ >=5 - <10 triệu USD 52 16,8 339,44 158,09 - Từ >=10 - <50 triệu USD 77 24,9 1.233,59 516,64

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh hải dương (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)