5.1. KẾT LUẬN
(1) Tỉnh Hải Dương có vị trí địa lý tương đối thuận lợi để phát triển. Nhận thức được những tiềm năng, lợi tế của mình, Đảng bộ, chính quyền tỉnh luôn hướng mục tiêu tạo những điều kiện thuận lợi nhất để thu hút mọi nguồn vốn của các thành phần kinh tế, trong đó có thu hút vốn đầu tư FDI và phát triển các doanh nghiệp có vốn FDI. Vì vậy, tỉnh đã ban hành nhiều chính sách, văn bản pháp luật hướng dẫn thực hiện và hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn FDI. Tính đến hết 31/12/2015, tỉnh Hải Dương đã phê duyệt 310 dự án của các doanh nghiệp có vốn FDI.
(2) Tỉnh Hải Dương đã chỉ đạo, tổ chức thực hiện tương đối tốt một số nội dung QLNN đối với doanh nghiệp có vốn FDI, như: Quy định về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan QLNN về lĩnh vực quản lý và cấp GCNĐT tại địa phương; Lập quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội và quy hoạch tổng thể tại địa phương, lập quy hoạch phát triển các KCN, CCN định hướng đến năm 2020; Ban hành các chính sách, văn bản pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh như: Quy định chức năng, quyền hạn của Ban Quản lý các KCN tỉnh, Quy chế phối hợp QLNN đối với các KCN, CCN, Quy định phân cấp quản lý trong lĩnh vực xây dựng và Danh mục dự án kêu gọi đầu tư và dừng thu hút đầu tư; Công tác thanh tra đã được tỉnh phê duyệt theo kế hoạch hằng năm. Các sở, ngành đã chủ động xây dựng, phê duyệt và triển khai kế hoạch kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp có vốn FDI trong việc chấp hành quy định pháp luật tại Việt Nam.
Tuy đạt được những kết quả tích cực, thực trạng cho thấy tỉnh Hải Dương bộc lộ những bất cập trong công tác QLNN đối với loại hình doanh nghiệp có vốn FDI như: Chưa chú trọng đến việc xây dựng quy hoạch tổng thể gắn với chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của địa phương theo từng thời kỳ hoặc thiếu quy hoạch chi tiết theo vùng, ngành nghề; Các chính sách, văn bản pháp luật do UBND tỉnh ban hành chưa được chỉ đạo rà soát, xem xét sửa đổi cho phù hợp với thực tế hoặc bãi bỏ đối với nội dung trái pháp luật hiện hành trong thời gian qua còn chậm, không kịp thời, làm giảm hiệu lực pháp lý của văn bản pháp luật khi ban hành. Việc tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết để đánh giá việc thực hiện các
chính sách, văn bản pháp luật do UBND tỉnh ban hành chưa được quan tâm đúng mức; Chưa chỉ đạo cơ quan chuyên môn nghiên cứu xây dựng Quy chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong công tác QLNN đối với các dự án, doanh nghiệp có vốn FDI ở ngoài khu công nghiệp; Công tác quản lý các dự án, doanh nghiệp có vốn FDI sau khi được cấp GCNĐT còn lỏng lẻo, các sở, ngành và chính quyền địa phương chưa thực hiện tốt, đầy đủ trách nhiệm được giao. Chưa xây dựng được chế độ tiếp xúc, đối thoại thường xuyên giữa chính quyền, cơ quan nhà nước với doanh nghiệp có vốn FDI. Việc giải quyết, xử lý những vướng mắc, đề xuất của các doanh nghiệp có vốn FDI được các sở, ngành, cơ quan của tỉnh thực hiện còn chậm, chưa kịp thời, chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư, doanh nghiệp có vốn FDI. Công tác trao đổi thông tin, phối hợp giữa các sở, ngành địa phương trong công tác QLNN đối với dự án, doanh nghiệp có vốn FDI còn bất cập; Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng còn chồng chéo, dẫn đến doanh nghiệp có vốn FDI phải tiếp nhiều đoàn kiểm tra, giám sát trong cùng một thời điểm hoặc trong năm, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và môi trường đầu tư của tỉnh.
(3) Thực trạng yếu kém trong công tác QLNN đối với các doanh nghiệp FDI còn gặp một số khó khăn và thách thức như: Khung pháp lý về chuyển giá chưa hoàn thiện; Thiếu thông tin, chất lượng thông tin còn nhiều hạn chế; Sự phối kết hợp giữa các cơ quan trong việc chia sẻ thông tin còn yếu; Thiếu nguồn nhân lực đủ trình độ phục vụ cho công tác kiểm soát chuyển giá và các hoạt động của doanh nghiệp FDI. Đây là những yếu tố quan trọng cần được quan tâm và tháo gỡ nhằm củng cố và tăng cường quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp FDI góp phần thu hút đầu tư nước ngoài và tăng thu ngân sách cho tỉnh.
(4) Để tăng cường QLNN đối với các doanh nghiệp có vốn FDI tại tỉnh Hải Dương nhằm thu hút đầu tư nước ngoài có hiệu quả cần thực hiện một số giải pháp như: hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và công nghệ cho công tác quản lý, tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng liên quan, và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các doanh nghiệp FDI.
5.2. KIẾN NGHỊ
Mặc dù tỉnh Hải Dương đã có những kết quả đáng kể trong việc thu hút FDI, nhưng các thành tựu đó chưa xứng với tiềm năng dồi dào của tỉnh. Để có
được nguồn vốn FDI ngày một phong phú, gia tăng đầu tư vào tỉnh Hải Dương và hoạt động các doanh nghiệp có vốn FDI ngày một hiệu quả hơn thì phải có những chính sách phù hợp, tạo môi trường thông thoáng, lý tưởng cho các nhà đầu tư hướng đến, từ đó mới có được những cơ hội mới trong công tác thu hút FDI và cho các doanh nghiệp có vốn FDI phát triển.
Để tạo được môi trường đầu tư thật sự lành mạnh và hấp dẫn, chính quyền tỉnh cần ban hành chính sách ưu đãi đầu tư phù hợp với điều kiện cụ thể của tỉnh chẳng hạn như: chính sách về thuế, giá thuê đất… để thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư. Cần hoàn thành nhanh chóng công tác quy hoạch quỹ đất, các nguồn tài nguyên dành cho nhà đầu tư phát triển ngành, lĩnh vực… và hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh xem xét kiến nghị cho UBND tỉnh xét duyệt quy trình, thủ tục cho các nhà đầu tư. Qua đó giảm tải các thủ tục không cần thiết hoặc giảm ngày thực hiện các thủ tục ít hơn so với luật định, từ đó tạo thuận lợi tối đa cho các nhà đầu tư. Các sở, ngành của tỉnh, đặc biệt là UBND các cấp cần hỗ trợ các nhà đầu tư trong việc triển khai thực hiện các dự án sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, nhất là công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, tất cả hướng đến mục tiêu chung xây dựng tỉnh Hải Dương phát triển.
Cung ứng tốt nhất những dịch vụ miễn phí hỗ trợ các dự án đầu tư khi thực hiện các thủ tục như: cấp giấy CNĐT, thủ tục thành lập doanh nghiệp, thủ tục giao đất, cấp giấy phép xây dựng… giải quyết nhanh chóng và có hiệu quả hoặc giải quyết những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh. Khuyến khích và tạo điều kiện để các doanh nghiệp tăng vốn, mở rộng sản xuất hoặc đầu tư thêm các dự án mới trên địa bàn tỉnh.
Cần được chú trọng kêu gọi đầu tư vào nhiều ngành, lĩnh vực để tận dụng tiềm năng phong phú của tỉnh, đặc biệt là ngành mà tỉnh còn yếu để vừa đảm bảo được chuyển dịch cơ cấu theo đúng mục tiêu đề ra, từ đó thu hút ngày càng nhiều các dự án đầu tư cũng như tăng lượng vốn đầu tư vào tỉnh. Chú trọng đến công tác quảng bá các hình ảnh và nâng cấp cơ sở hạ tầng là điều cần quan tâm và phải được hoàn thiện càng nhanh chóng càng tốt.
Khuyến khích các dự án có tiềm năng, đầu tư công nghê mới và “thân thiện” với môi trường để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của tỉnh Hải Dương trong tương lai.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hải Dương (2010). Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ X, nhiệm kỳ 2010-2015. Hải Dương.
2. Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hải Dương (2015). Báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ năm 2015 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2016. Hải Dương. 3. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam (2015). Doanh thu của các doanh nghiệp FDI
ở Đồng Nai tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2014, Truy cập ngày 05/10/2015 tại http://vcci.com.vn/doanh-thu-cua-cac-doanh-nghiep-fdi-o-dong-nai-tang-75-so-voi- cung-ky-2014.
4. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam (2016). Năm 2016: Đồng Nai quyết tâm thu hút 1 tỷ USD vốn đầu tư, Truy cập ngày 07/01/2016 tại ttp://dangcongsan.vn/kinh- te/nam-2016-dong-nai-quyet-tam-thu-hut-1-ty-usd-von-dau-tu-365439.html. 5. Cục đầu tư nước ngoài (2015). Một số biện pháp nhằm thu hút FDI của thành phố
Đà Nẵng, Truy cập ngày 04/6/2015 tại http:/fia.mpi.gov.vn/tinbai/3388/Mot-so- bien-phap-nham-thuhut-FDI-cua-thanh-pho-Da-Nang.
6. Cục Thống kê tỉnh Hải Dương (2012,2013,2014). Niên giám thống kê năm 2012,2013,2014. Hải Dương.
7. Đỗ Đức Bình, Nguyễn Thường Lạng (2002). Giáo trình Kinh tế quốc tế. Nhà xuất bản Lao động- Xã hội, Hà Nội.
8. Học viện Hành chính Quốc gia (2008). Giáo trình Quản lý hành chính nhà nước, Nhà Xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
9. Hồ Văn Vĩnh, Nguyễn Cúc, Ngô Quang Minh, Kim Văn Chính, Đặng Ngọc Lợi, Phan Trung Chính, Nguyễn Hữu Thắng, Trần Minh Châu và Nguyễn Văn Thành (2003). Giáo trình khoa học quản lý. Nhà xuất bản Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
10. Khổng Văn Thắng (2014). Thực trạng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam giai đoạn 2000-2013. Tạp chí Phát triển và Hội nhập, 29 (19). tr. 38-42.
11. Lê Minh Thẩm (2015). Phát triển các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, Truy cập ngày 08/5/2015 tại http:/sct.bacninh.gov.vn/news/-/details/57296/phat- trien-doanh-nghiep-fdi-tren-ia-ban-tinh-bac-ninh.
12. Nguyễn Bạch Nguyệt và Từ Quang Phương (2010). Giáo trình kinh tế đầu tư. Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.
13. Nguyễn Hòa (2015). Bắc Ninh: Dẫn đầu cả nước về thu hút FDI, Truy cập ngày 12/01/2016 tại http://baocongthuong.com.vn/bac-ninh-dan-dau-ca-nuoc-ve-thu-hut- fdi.html.
14. Nguyễn Hữu Hải, Đặng Khắc Ánh, Hoàng Mai, Chu Văn Khánh, Lê Văn Hòa, Phạm Ngọc Hà (2010). Giáo trình lý luận hành chính nhà nước. Nhà xuất bản Học viện Hành chính, Hà Nội.
15. Nguyễn Ngọc Mai (2013). Bí quyết thu hút FDI tại Singapore và kinh nghiệm cho Việt Nam, Truy cập ngày 11/9/2013 tại http://tapchitaichinh.vn/kinh-te-vi-mo/kinh- te-dau-tu/bi-quyet-thu-hut-fdi-tai-singapore-va-kinh-nghiem-cho-viet-nam-
30768.html.
16. Nguyễn Quang Thái (2015). Mấy vấn đề phát triển doanh nghiệp 15 năm (2000- 2014) và giai đoạn 2011-2014. Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế. 443.tr.3-12.
17. Phạm Thủy (2016). Cục Thuế tổ chức hội nghị tổng kết công tác thanh tra, kiểm tra thuế năm 2015, triển khai kế hoạch thanh tra năm 2016, Truy cập ngày 08/4/2016 tại http://haiduong.gdt.gov.vn.
18. Quốc hội (2005, 2014), Luật Doanh nghiệp, Việt Nam. 19. Quốc hội (2005, 2014), Luật Đầu tư, Việt Nam.
20. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương (2012). Báo cáo tổng kết 20 năm đầu tư trực tiếp nước ngoài tỉnh Hải Dương giai đoạn 1988-2012. Hải Dương.
21. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương (2012,2013,2014,2015). Báo cáo đánh giá tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải Dương năm 2012, 2013, 2014, 2015. Hải Dương.
22. Trần Xuân Tùng (2005). Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam thực trạng và giải pháp. Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
23. Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương (2007). Đề án quy hoạch phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương đến năm 2015, định hướng đến năm 2020. Hải Dương.
24. Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương (2014). Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2014; Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2015. Hải Dương.
25. Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương (2014). Báo cáo đánh giá môi trường đầu tư tỉnh Hải Dương giai đoạn 2011-2013; chủ trương, biện pháp trọng tâm cải thiện môi trường đầu tư đến năm 2015. Hải Dương.
26. Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương (2015a). Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2015; Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2016. Hải Dương. 27. Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương (2015b). Phê duyệt Quy hoạch phát triển các cụm
công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương đến năm 2020, định hướng đến năm 2025. Hải Dương.
28. Võ Duy Khương (2014). Phát triển doanh nghiệp Đà Nẵng trong thời kỳ mới, Truy cập ngày 15/11/2014 tại http://www.ddif.com.vn/chi-tiet-tin-tuc/358/PHAT- TRIEN-DOANH-NGHIEP-DA-NANG-TRONG-THOI-KY-MOI.
29. Võ Quốc Huy (2015). Thu hút đầu tư nước ngoài tại Thái Lan, Malaysia và kinh nghiệm cho Việt Nam, Truy cập ngày 27/3/2015 tại http://khucongnghiep.com.vn/kinhnghiem/tabid/68/articleType/ArticleView/articleI d/1247/Default.aspx
PHỤ LỤC
Phụ lục số 01: PHIẾU ĐIỀU TRA VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN FDI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG
(Phiếu dành cho doanh nghiệp)
* Người gửi phiếu: Nguyễn Đức Hùng
* Đơn vị công tác: Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hải Dương
Kính thưa Quý doanh nghiệp!
Hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư, doanh nghiệp có vốn FDI luôn chịu sự tác động rất lớn bởi các quy định pháp luật của Nhà nước, đồng thời chịu ảnh hưởng bởi những cơ chế, chính sách ưu đãi của từng địa phương. Hiện nay, tôi đang tiến hành điều tra số liệu để thực hiện Luận văn tốt nghiệp cao học với đề tài “Tăng cường quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Hải Dương”. Với mục đích để hiểu rõ hơn về những khó khăn, thuận lợi trong hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư, doanh nghiệp có vốn FDI ở tỉnh Hải Dương, đồng thời mong muốn kết quả đề tài sẽ là cơ sở để cung cấp, đề xuất các giải pháp và khuyến nghị với Nhà nước, Lãnh đạo tỉnh Hải Dương, các cơ quan quản lý nhà nước của tỉnh nghiên cứu, xem xét trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành nhằm tạo ra môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp có vốn FDI ở Hải Dương phát triển và hoạt động hiệu quả trong khuôn khổ quy định của pháp luật. Với ý nghĩa đó, tôi rất mong được sự ủng hộ, hợp tác của Quý doanh nghiệp bằng cách cung cấp thông tin theo mẫu dưới đây.
PHIẾU ĐIỀU TRA
VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN FDI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG
(Phiếu dành cho doanh nghiệp)
Ngày ….. tháng …… năm 2015
A. THÔNG TIN CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP
1. Tên doanh nghiệp: ……….…………
2. Địa chỉ trụ sở chính: ……….……….
3. Thông tin liên hệ của người điền phiếu: - Họ và tên: …….…………...…….. Nam, nữ: ….…...………...
- Quốc tịch: ………...………...………...
- Vị trí công tác: ………...…………...…………...
- Điện thoại: ………...………. Email: ……...…...……...
4. Năm bắt đầu hoạt động kinh doanh: …...………...
5. Số lượng lao động: - Dưới 30 người - Từ 30-100 người
- Từ 100-300 người - Trên 300 người
6. Vốn đầu tư (USD): - Dưới 1 triệu - Từ 1-5 triệu
- Từ 5-<10 triệu - Từ 10-<50 triệu
- Từ 50-100 triệu - Trên 100 triệu
7. Loại hình doanh nghiệp: - Công ty 100% vốn nước ngoài - Công ty liên doanh