Ảnh hưởng của cơ chế, chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh hải dương (Trang 92 - 94)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với doanh

4.2.1. Ảnh hưởng của cơ chế, chính sách

thiện nên còn thiếu tính đồng bộ, tính ổn định chưa cao. Các chính sách pháp luật về đầu tư, xây dựng, đất đai… luôn có sự sửa đổi, bổ sung. Chế độ, chính sách về giải phóng mặt bằng còn phức tạp, chưa phù hợp, gây nhiều khó khăn cho cả cơ quan nhà nước và doanh nghiệp có vốn FDI trong việc triển khai thực hiện. Điều đó đã tác động không nhỏ đến dự đoán, kế hoạch, tâm lý của nhà đầu tư nước ngoài khi tìm hiểu môi trường đầu tư của Việt Nam và tỉnh Hải Dương nói riêng.

* Các rào cản quy hoạch:

Chất lượng trong công tác lập, phê duyệt quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch theo lĩnh vực ngành, địa phương còn thấp. Chính sách, quy hoạch chưa thực sự công khai, minh bạch, gây khó khăn cho nhà đầu tư trong tiếp cận thông tin, để tránh rủi ro, nhà đầu tư phải chờ đợi, thăm dò. Ngành công nghiệp phụ trợ của tỉnh chưa phát triển nên chưa thu hút được các tập đoàn lớn ở các quốc gia phát triển có khả năng chuyển giao công nghệ. Hiện nay quỹ đất sạch tại tỉnh ngày càng trở nên hiếm, một số doanh nghiệp có vốn FDI “cố tìm cách giữ đất, chiếm đất” trong thời gian dài, không triển khai xây dựng, gây thiệt hại kinh tế, lãng phí nguồn lực đất đai, ảnh hưởng đến nhà đầu tư khác thực sự có nhu cầu đầu tư, bỏ lỡ cơ hội do không tìm được mặt bằng.

Hệ thống kết cấu hạ tầng của tỉnh vẫn còn bất cập, chưa đáp ứng được nhu cầu của nhà đầu tư, doanh nghiệp có vốn FDI, đây là những thách thức không nhỏ trong thu hút nguồn vốn FDI. Các điểm đấu nối giữa các KCN, CCN với hệ thống đường giao thông chưa hợp lý. Chưa xây dựng được nhà ở cho công nhân ở các KCN. Việc cấp điện ở một số nơi còn thiếu ổn định.

* Hoạt động xúc tiến đầu tư:

Chưa xây dựng được chiến lược xúc tiến đầu tư bài bản và toàn diện, đảm bảo thống nhất theo đúng mục tiêu thu hút đầu tư nước ngoài trong từng thời kỳ, từng địa bàn, từng đối tác. Nguồn lực về kinh phí và con người phục vụ cho hoạt động công tác, xúc tiến đầu tư còn thiếu và yếu. Sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước của tỉnh với chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng các KCN và các cơ quan, tổ chức ở Trung ương trong xúc tiến đầu tư còn hạn chế, hiệu quả chưa cao.

Nguồn thu ngân sách tỉnh còn hạn chế nên việc cân đối, bố trí vốn để chủ động giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các CCN rất khó khăn. Hiện tại các CCN hầu hết phải đầu tư theo hình thức cuốn chiếu, chưa được xây dựng hạ tầng đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu tốt nhất về mặt bằng và điều kiện sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Chưa quan tâm đúng mức đến hoạt động xúc tiến đầu tư ở nước ngoài để thu hút dự án thuộc các quốc gia phát triển hoặc các tập đoàn lớn, dự án có chất lượng với giá trị gia tăng cao, tác động và thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp phụ trợ. Hoạt động xúc tiến đầu tư chưa thực sự hiệu quả, chưa tiếp nhận được nhiều dự án lớn, công nghệ hiện đại, dự án có giá trị gia tăng cao. Công tác xúc tiến đầu tư chưa thực sự coi trọng và phát huy hiệu quả xúc tiến đầu tư tại chỗ. Hệ thống cổng thông tin của tỉnh, trang thông tin của các sở, ngành, địa phương chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư khi tìm hiểu các quy trình, thủ tục đầu tư, kinh doanh.

* Hạn chế trong chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

Chưa quan tâm đúng mức đến việc xây dựng kế hoạch đào tạo, đào tạo lại bằng nhiều hình thức khác nhau cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan QLNN của tỉnh có triển vọng, đạo đức tốt, am hiểu luật pháp, thông lệ quốc tế, có kỹ năng chuyên ngành phù hợp hoạt động quản lý doanh nghiệp, nhất là đối với việc quản lý ngành nghề hoặc những doanh nghiệp trọng điểm. Việc tổ chức các lớp tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ và triển khai, phổ biến các văn bản pháp luật cho đội ngũ cán bộ, người lao động hiện đang làm việc tại các doanh nghiệp có vốn FDI còn hạn chế.

* Chế tài xử phạt chưa nghiêm

Khả năng hấp thụ nguồn vốn đầu tư còn khiêm tốn, đồng nghĩa với việc chưa tận dụng một cách hiệu quả nguồn vốn. Chế tài xử phạt doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp có vốn FDI nói riêng còn hạn chế do vướng trần của khung hình phạt. Các quy định của Việt Nam về xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến doanh nghiệp vi phạm về lĩnh vực đầu tư, xây dựng, bảo hiểm xã hội… ở mức thấp nên chưa đủ sức răn đe nếu doanh nghiệp cố tình vi phạm hoặc hành vi vi phạm ở một nội dung diễn ra nhiều lần.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh hải dương (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)